Da nhạy cảm là một vấn đề có sinh bệnh học vô cùng phức tạp. Sau quá trình nghiên cứu và tham khảo ý kiến từ các bác sĩ, edallyhanquoc.vn đã phát hiện rất nhiều sự thật thú vị và khá “nhạy cảm” về da nhạy cảm. Nhạy cảm đến mức có thể làm bạn há hốc mồm khi biết hoá ra bấy lâu nay mình bị cảm xúc đánh lừa, da mình không hề nhạy cảm như mình vẫn nghĩ đấy!
Da nhạy cảm nên được xem là một trạng thái hơn là loại da. Trạng thái da nhạy cảm là cảm giác khó chịu (châm chích, nóng, rát, đau, ngứa,…) được gây ra bởi 2 nhóm yếu tố:
Nội sinh (da bẩm sinh nhạy cảm): Chủng tộc, giới tính, độ tuổi, tế bào thần kinh cảm giác bẩm sinh có khả năng dung nạp kém, một số vấn đề nội tại có sẵn như viêm da cơ địa, vẩy nến,…
Ngoại sinh (da trở nên nhạy cảm do tác động từ bên ngoài): Thói quen, mỹ phẩm, vệ sinh, môi trường, stress, tâm lý
Không đi kèm các bệnh lý da có triệu chứng tương tự. Ví dụ: Người dùng kem trộn nhiễm corticoid có hiện tượng teo da kèm nóng ngứa đỏ rát sẽ không nên xếp đơn thuần vào tình trạng da nhạy cảm mà cần được điều trị bằng phương pháp riêng dành cho bệnh nhân bị teo da do corticoid.
Do là trạng thái da nên ai cũng có thể gặp trong đời, trong một khoảng thời gian nào đó và nó có thể qua đi (trừ 1 số từ bệnh da bẩm sinh chưa có thuốc chữa lành).
Tưởng không liên quan mà liên quan không tưởng, da nhạy cảm còn bị ảnh hưởng bởi:
Chế độ ăn nhiều gia vị chứa capsaicin như ớt, tiêu hay gia vị chứa cinnamaldehyde như quế, hồi cũng góp phần khiến da trở nên nhạy cảm hơn.
Stress liên quan mật thiết đến da nhạy cảm. Đó cũng là lý do vì sao trong điều trị da nhạy cảm còn có điều trị trầm cảm.
Chính là da khô. Bởi trên bề mặt da khô có khá ít chất bã nhờn, mà đây lại là một yếu tố giúp bảo vệ da cực kỳ tốt. Thành phần trong chất bã nhờn bao gồm Acid béo tự do, Triglycerides, Squalene giúp tráng trên bề mặt da, ức chế vi khuẩn gây hại một phần và hạn chế mất nước qua da, len lỏi trong lớp sừng để tạo nên một lớp bảo vệ nhất định. Do đó, da khô sẽ dễ có tình trạng da nhạy cảm hơn những làn da khác.
Một trường hợp khá phổ biến đó là người bệnh bị ám ảnh cảm giác châm chích và ngộ nhận mình có làn da nhạy cảm. Triệu chứng này được gọi là hiệu ứng phản dược (Nocebo Effect), khi một người cứ nghĩ rằng thuốc điều trị sẽ gây ra phản ứng phụ không tốt và rồi họ gặp đúng những tác dụng phụ khó chịu này, dù rằng loại thuốc mà họ được cho uống thực sự chỉ là một chất trơ, vốn chẳng có ảnh hưởng nào lên cơ thể. Do đó, đây là vấn đề tâm lý cần được khắc phục bằng các biện pháp cải thiện tâm lý khác và không liên quan đến da nhạy cảm.
Da nhạy cảm và da bình thường là hai loại da có sự khác biệt rõ ràng về cấu trúc và phản ứng với các yếu tố môi trường. Dưới đây là một số điểm khác biệt chính giữa cấu trúc da nhạy cảm và da bình thường:
Hàng rào bảo vệ da bị tổn thương
Lớp sừng mỏng bất thường
Tế bào sừng (được ví như “gạch”) giảm đi cả về số lượng lẫn kích thước, giảm lipid, nhất là ceramide (được ví như “vữa”)
Liên kết desmosome (cầu nối giữa 2 tế bào sừng) bị thoái chuyển, suy yếu giảm đi tính liên kết chặt chẽ giữa các tế bào.
Điều này dẫn đến tăng mất nước qua da, tạo “kẻ hở” trong “bức tường thành” bảo vệ da cho những dị ứng nguyên xâm nhập vào và dễ gây phản ứng viêm, khả năng dung nạp những chất bôi vào cũng kém hơn.
Sự tăng nhạy cảm ở các đầu sợi thần kinh, tế bào thần kinh cảm giác có khả năng dung nạp kém. Thụ thể cảm giác (TRPV1) nằm trên tế bào sừng bị tăng hoạt làm kích hoạt hệ thống miễn dịch và gây ra những phản ứng viêm. Từ đó khiến làn da luôn có sẵn hiện tượng viêm bên dưới và trở nên nhạy cảm.
Không phải cứ ăn mì gói, uống trà sữa dễ nổi mụn, đi nắng dễ bị đen là da nhạy cảm. Ai cũng sẽ gặp tình trạng này với những mức độ khác nhau, tuỳ vào khả năng dung nạp, tính chịu đựng của da với tác động bên ngoài.
Trường hợp da nổi mạch máu cũng vậy. Chúng có thể đến từ những nguyên nhân tự thân (da muốn nổi thì nổi), lão hoá hoặc tai biến da do bôi corticoid, tiêm filler. Chứ không phải da nổi mạch máu là da nhạy cảm.
Việc chúng ta không phù hợp với một thành phần mỹ phẩm không có nghĩa chúng ta có loại da nhạy cảm, yếu đuối không khỏe mạnh. Đó chỉ đơn giản là chúng ta nhạy cảm / dị ứng / kích ứng với thành phần đó mà thôi.
Có thể dễ dàng nhận thấy làn da trắng của người châu Âu đặc biệt nhạy cảm với tia UV và dễ bị nám, tàn nhang, đồi mồi hơn làn da ở các quốc gia khác. Điều này chủ yếu là do lượng Melanin (cụ thể là Eumelanin) trong da của họ được sản sinh ra ít hơn so với những sắc tộc khác. Trong khi Melanin lại là một nhân tố chống nắng tự nhiên cực kỳ tốt cho da. Do đó làn da trắng sẽ rất dễ nhạy cảm trước tác động của tia UV.
Kích ứng thường chỉ biểu hiện ở vùng da tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng, ví dụ như vùng da thoa mỹ phẩm. Kích ứng có thể tự khỏi khi cách ly với tác nhân gây hại, hoặc khi được làm dịu và cung cấp độ ẩm đầy đủ, da sẽ tự hồi phục.
Còn tình trạng da nhạy cảm sẽ dai dẳng và có liên quan đến yếu tố di truyền. Chúng không chỉ khởi phát trên vùng da thoa mỹ phẩm mà có thể diễn ra cả trên vùng da đầu.
Hiện tượng đỏ rát châm chích khi dùng BHA, AHA, Retinol được xếp vào phản ứng kích ứng, phụ thuộc vào nồng độ và tác động của hoạt chất điều trị. Bạn hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách giảm nồng độ, tần suất, phục hồi đầy đủ, chọn sản phẩm hợp lý và nhận được các giá trị tuyệt vời như trẻ hoá da, giảm mụn, đồng đều màu da,…
Khi da nhạy cảm sử dụng Retinol, việc chọn sản phẩm đúng là rất quan trọng để tránh tình trạng kích ứng và đảm bảo rằng làm tăng tính hiệu quả của Retinol.
Công nghệ.
Hệ vận chuyển.
Hệ nền.
Độ pH.
Bảng thành phần.
⇒ Ví dụ điển hình là Kem Retinol Edally EX (kèm quảng cáo có hình - có tiếng - có miếng).
Công nghệ bọc phân tử Encapsulated Retinol giúp giải phóng lượng Retinol tinh khiết sâu vào da, giảm tối đa kích ứng.
Hệ vận chuyển với công nghệ thẩm thấu tế nào Neocell Science đưa dưỡng chất thấm sâu vào tế bào da hơn.
Hệ nền hoàn toàn là nước, không cồn khô, không hương liệu, khô khoáng, thấm nhanh.
Độ pH vừa đủ để Retinol phát huy tốt công dụng mà không gây kích ứng.
Bảng thành phần tích hợp Glycerin, Squalane, Ascorbic Acid, Hyaluronic Acid, Tocopherol tăng cường cấp ẩm, phục hồi, dưỡng sáng, chống oxy hoá.
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/kem-duong-retinol-edally-ex-intensive-care-retinol-cream.html
Da nhạy cảm hoàn toàn có thể dùng các hoạt chất treatment như da bình thường, bị kích ứng Retinol (hay bất kỳ hoạt chất nào) một lần thì không có nghĩa mãi mãi không dùng được hoạt chất đó. Mấu chốt nằm ở việc chọn sản phẩm và quy trình phù hợp.
Bạn cần biết, quá trình tái tạo, luân chuyển, đổi mới tế bào diễn ra hằng ngày trong làn da chúng ta. Do đó, bằng cách chăm da khoa học, cải thiện lối sống và giữ tinh thần tích cực, bạn hoàn toàn có thể nâng cao khả năng chịu đựng và giúp da khoẻ lên.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com