Hotline

0902158663
MENU
0
21/07/2025 - 3:07 PMedallyhanquoc.vn 16 Lượt xem

Bệnh thận mạn là một bệnh lý tiến triển, ảnh hưởng không chỉ đến chức năng lọc của thận mà còn tác động sâu rộng đến toàn bộ hệ miễn dịch.

Với thực trạng ngày càng gia tăng số ca mắc bệnh thận mạn tại Việt Nam và trên toàn cầu, việc bảo vệ bệnh nhân khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng - trong đó có tiêm vắc xin - là một vấn đề y học được đặc biệt quan tâm.

Bệnh nhân bị bệnh suy thận mạn có tiêm được vắc xin không?

Bệnh nhân bị bệnh suy thận mạn có tiêm được vắc xin không?

Tuy nhiên, không ít người bệnh và gia đình vẫn lo ngại: “Liệu bệnh nhân bị bệnh thận mạn có nên - hoặc có thể - tiêm vắc xin hay không?” Câu trả lời không chỉ là “có” hay “không”, mà còn cần căn cứ vào từng loại vắc xin, từng giai đoạn của bệnh và trạng thái miễn dịch của người bệnh.

1. Bệnh nhân mắc suy thận mạn tính có nên tiêm vắc xin?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention - CDC), tất cả các bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính bao gồm bệnh thận mạn các giai đoạn khác nhau và bệnh thận giai đoạn cuối đã được điều trị thay thế thận như chạy thận nhân tạo chu kỳ, lọc màng bụng và ghép thận được xếp vào nhóm suy giảm miễn dịch, dễ bị nhiễm một số loại nhiễm trùng trong đó có vi-rút.

Khi người mắc bệnh thận mạn tính nhiễm vi-rút dễ bị biến chứng nặng hơn. Vì vậy, tiêm phòng vắc xin là thực sự cần thiết để bảo vệ sức khỏe người mắc bệnh thận mạn tính. Vắc-xin có thể giúp bạn không mắc một số bệnh truyền nhiễm (cúm, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, COVID-19, bệnh zona và viêm phổi,…) hoặc khi mắc bệnh thì có thể giảm thiểu nguy cơ bị các biến chứng nghiêm trọng. Những người mắc một số bệnh này có thể lây truyền cho người khác, vì vậy vắc-xin cũng có thể giúp bảo vệ cho những người khác.

2. Hiệu quả của vắc xin trong bệnh suy thận mạn tính

Đáp ứng miễn dịch với vắc xin của bệnh nhân bệnh thận mạn có thể kém hơn so với người khỏe mạnh, đặc biệt là với bệnh nhân suy thận mức độ nặng hoặc bệnh nhân lọc máu chu kỳ. Tuy nhiên, tiêm phòng vắc xin được khuyến cáo vì giúp làm giảm mức độ nặng của các bệnh lý nhiễm trùng nếu người bệnh mắc phải.

3. Sự an toàn của vắc xin đối với bệnh suy thận mạn tính

Nhiều loại vắc xin an toàn với bệnh nhân bệnh thận mạn tính, nhưng có một vài ngoại lệ. Vắc xin sống giảm độc lực, ví dụ vắc xin MMR (phòng sởi, quai bị và rubella), vắc xin thủy đậu, vắc xin phòng cúm xịt qua đường mũi - những loại vắc xin này không được khuyến cáo cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bao gồm cả các bệnh nhân sau ghép thận.

4. Thời điểm và tần suất nhắc lại khi tiêm phòng vắc xin với bệnh suy thận mạn tính

Một vài loại vắc xin, ví dụ vắc xin phòng vi-rút viêm gan B có thể cần tiêm liều cao hơn hoặc nhắc lại sớm hơn để đạt hiệu quả phòng bệnh.

5. Một số loại vắc xin được được khuyến cáo cho bệnh nhân mắc bệnh suy thận mạn tính

Vắc xin là công cụ y học hiện đại có hiệu quả phòng bệnh rõ rệt, đặc biệt trong nhóm người có hệ miễn dịch yếu đặc biệt là bệnh thận mạn. Dưới đây là một số loại vắc xin được khuyến cáo cho bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính theo các khuyến cáo từ CDC (Hoa Kỳ), KDIGO (Tổ chức toàn cầu về bệnh thận) và các nghiên cứu y học quốc tế:

5.1. Vắc xin ngừa Thủy đậu (varicella) được khuyến cáo cho bệnh nhân mắc bệnh suy thận mạn tính:

Người lớn bị bệnh thận mạn tính có mức lọc cầu thận <30ml/phút/1,73 m2 hoặc đang chạy thận nhân tạo chưa được tiêm vắc xin này và chưa có miễn dịch: Khuyến cáo tiêm 2 liều, cách nhau 4 đến 8 tuần.

Những người bị suy giảm miễn dịch (bao gồm cả người bệnh hội chứng thận hư, đái tháo đường, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch như sau ghép thận và ghép các tạng khác): Không sử dụng - vì đây là vắc-xin sống nên không được khuyến cáo.

5.2. Vắc xin COVID-19 (SARS-CoV-2) được khuyến cáo cho bệnh nhân mắc bệnh suy thận mạn tính:

Có thể tiêm vắc xin ngừa Covid nếu bạn đang không bị suy giảm miễn dịch mức độ trung bình hoặc nặng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị và nơi tiêm chủng.

5.3. Vắc xin cúm mùa được khuyến cáo cho bệnh nhân mắc bệnh suy thận mạn tính:

Những người bị suy thận mạn có mức lọc cầu thận <30ml/phút/1,73 m2 hoặc đang chạy thận nhân tạo: Khuyến cáo tiêm 1 liều mỗi năm. Lưu ý: tránh sử dụng vắc-xin sống (dùng qua đường mũi) nếu có thể được.

Những người bị suy giảm miễn dịch (bao gồm cả người bệnh hội chứng thận hư, đái tháo đường, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch như sau ghép thận và ghép các tạng khác): Khuyến cáo tiêm 1 liều mỗi năm. Lưu ý: Vắc xin dùng qua đường xịt mũi là vắc-xin sống, do đó không được khuyến cáo sử dụng cho những người bị suy giảm miễn dịch.

5.4. Vắc xin viêm gan virus B được khuyến cáo cho bệnh nhân mắc bệnh suy thận mạn tính:

Những người bị suy thận mạn có mức lọc cầu thận <30ml/phút/1,73 m2 bao gồm cả đang chạy thận nhân tạo hoặc bị suy giảm miễn dịch (bao gồm cả người bệnh hội chứng thận hư, đái tháo đường, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch như sau ghép thận và ghép các tạng khác): Khuyến cáo dùng 2 đến 4 liều. Những người đang chạy thận nhân tạo cần liều cao hơn và/hoặc liều tiêm bổ sung.

5.5. Vắc xin Human Papillomavirus (HPV) được khuyến cáo cho bệnh nhân mắc bệnh suy thận mạn tính:

Những người bị suy thận mạn có mức lọc cầu thận <30ml/phút/1,73 m2 bao gồm cả đang chạy thận nhân tạo: Khuyến cáo tiêm 2 đến 3 liều cho những người dưới 26 tuổi. Số liều thực tế được khuyến cáo phụ thuộc vào độ tuổi của bạn khi tiêm liều đầu tiên. Những người từ 27 đến 45 tuổi cũng có thể là đối tượng tiêm - hãy tham khảo ý kiến các bác sĩ.

Những người bị suy giảm miễn dịch (bao gồm cả người bệnh hội chứng thận hư, đái tháo đường, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch như sau ghép thận và ghép các tạng khác): Khuyến cáo tiêm 3 liều cho những người dưới 26 tuổi, bất kể độ tuổi khi tiêm liều đầu tiên. Những người từ 27 đến 45 tuổi cũng có thể là đối tượng tiêm - hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn.

5.6. Vắc xin Sởi, quai bị và rubella (MMR) được khuyến cáo cho bệnh nhân mắc bệnh suy thận mạn tính:

Những người bị suy thận mạn có mức lọc cầu thận <30ml/phút/1,73 m2 bao gồm cả đang chạy thận nhân tạo: Khuyến cáo tiêm 1 hoặc 2 liều, cách nhau ít nhất 4 tuần đối với những người chưa tiêm vắc-xin này và chưa có miễn dịch.

Những người bị suy giảm miễn dịch (bao gồm cả người bệnh hội chứng thận hư, đái tháo đường, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch như sau ghép thận và ghép các tạng khác): KHÔNG SỬ DỤNG - đây là vắc-xin sống nên không khuyến cáo.

5.7. Vắc xin viêm phổi (phế cầu) được khuyến cáo cho bệnh nhân mắc bệnh suy thận mạn tính:

Những người bị suy thận mạn có mức lọc cầu thận <30ml/phút/1,73 m2 bao gồm cả đang chạy thận nhân tạo và những người bị suy giảm miễn dịch (bao gồm cả người bệnh hội chứng thận hư, đái tháo đường, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch như sau ghép thận và ghép các tạng khác): Hỏi ý kiến các bác sĩ loại vắc-xin nào là tốt nhất cho bạn.

5.8. Vắc xin virus hợp bào hô hấp (RSV) được khuyến cáo cho bệnh nhân mắc bệnh suy thận mạn tính:

Khuyến cáo cho tất cả người lớn từ 75 tuổi trở lên.

Người lớn trên 60 tuổi bị suy thận mạn có mức lọc cầu thận <30ml/phút/1,73 m2 bao gồm cả đang chạy thận nhân tạo hoặc bị suy giảm miễn dịch (bao gồm cả người bệnh hội chứng thận hư, đái tháo đường, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch như sau ghép thận và ghép các tạng khác) có nguy cơ cao hơn mắc RSV nghiêm trọng. Hỏi ý kiến các bác sĩ xem vắc-xin này có phù hợp với bạn không.

5.9. Vắc xin bệnh zona (herpes zoster) được khuyến cáo cho bệnh nhân mắc bệnh suy thận mạn tính:

Những người bị suy thận mạn có mức lọc cầu thận <30ml/phút/1,73 m2 bao gồm cả đang chạy thận nhân tạo: Khuyến cáo tiêm 2 liều, cách nhau từ 2 đến 6 tháng cho những người từ 50 tuổi trở lên. Những người dưới 50 tuổi có thể có thể tiêm loại vắc-xin này trong những trường hợp đặc biệt – hãy hỏi ý kiến bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn.

Những người bị suy giảm miễn dịch (bao gồm cả người bệnh hội chứng thận hư, đái tháo đường, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch như sau ghép thận và ghép các tạng khác): Khuyến cáo tiêm 2 liều, cách nhau từ 2 đến 6 tháng.

5.10. Vắc xin Bạch hầu, Ho gà và Uốn ván được khuyến cáo cho bệnh nhân mắc bệnh suy thận mạn tính:

Người lớn trên 60 tuổi bị suy thận mạn có mức lọc cầu thận <30ml/phút/1,73 m2 bao gồm cả đang chạy thận nhân tạo hoặc bị suy giảm miễn dịch (bao gồm cả người bệnh hội chứng thận hư, đái tháo đường, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch như sau ghép thận và ghép các tạng khác): Khuyến cáo tiêm 1 liều, cộng với liều nhắc lại sau mỗi 10 năm.

Việc tiêm vắc xin cho các bệnh nhân suy thận mạn tính là vấn đề rất cần thiết, tuy nhiên loại vắc xin, thời điểm, liều tiêm và tần suất nhắc lại các mũi tiêm cần được điều chỉnh theo từng người nhân và từng mức độ suy thận. Nếu bạn bị bệnh thận mạn tính, đang chạy thận nhân tạo, đang làm lọc màng bụng hoặc đã được ghép thận, điều quan trọng là phải biết loại vắc-xin nào là cần thiết và tốt nhất cho bạn. Luôn hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi tiêm vắc-xin và cho chuyên gia tiêm chủng biết nếu bạn đang chạy thận nhân tạo, đã được ghép thận hoặc ghép tạng khác hoặc đã từng có phản ứng nghiêm trọng với vắc-xin trong tiền sử. Bạn hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ Nội Thận, bác sĩ chuyên khoa Truyền nhiễm và các chuyên gia tiêm chủng để được tư vấn cụ thể.

Để đảm bảo sức khỏe thận và hệ miễn dịch, người bệnh cũng nên bổ sung các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần tự nhiên tốt cho thận như: Hồng sâm, Hắc sâm, Đông trùng hạ thảoTinh dầu thông đỏ

Tham khảo thêm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chính hãng tại: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.

Nguồn: PGS.TS.BS Đỗ Gia Tuyển - Khoa Nội Thận - Tiết niệu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. KDIGO 2012 Clinical Practice Guideline for the Evaluation and Management of Chronic Kidney Disease.

2. https://www.kidney.org/.../vaccines-adults-advanced...

Tin liên quan

Tóm Tắt Nội Dung Khoa Học - Hội Nghị Thận Học Châu Âu ERA 2025 (Vienna, Áo) Tóm Tắt Nội Dung Khoa Học - Hội Nghị Thận Học Châu Âu ERA 2025 (Vienna, Áo)
Hội nghị Thận học Châu Âu ERA (European Renal Association) lần thứ 62 được tổ chức từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 6 năm 2025 tại Vienna, Áo.
U Sắc Tố Da: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị, Phòng Ngừa U Sắc Tố Da: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị, Phòng Ngừa
U sắc tố da là một trong những biểu hiện phổ biến trên da, có thể là lành tính hoặc ác tính, thường khiến người bệnh lo lắng về mặt thẩm mỹ lẫn sức khỏe....
Cách Lựa Chọn Thực Phẩm Cho Người Bệnh Thận Cách Lựa Chọn Thực Phẩm Cho Người Bệnh Thận
Những món ăn đa dạng trong cuộc sống hiện đại rất hấp dẫn khẩu vị ăn uống của nhiều người. Còn đối với người bệnh thận thì nên 'thưởng thức" như...
Phương Pháp Cấy Chỉ Và Những Điều Cần Biết Phương Pháp Cấy Chỉ Và Những Điều Cần Biết
Cấy chỉ là phương pháp điều trị không dùng thuốc, kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, giúp kích thích huyệt đạo lâu dài, tăng tuần hoàn máu,...
Rối Loạn Cương Dương Hậu Covid-19 Và Những Điều Cần Biết Rối Loạn Cương Dương Hậu Covid-19 Và Những Điều Cần Biết
Rối loạn cương dương (RLCD) hậu Covid-19 là tình trạng rối loạn hoạt động tình dục phổ biến nhất sau nhiễm SARS-COV-2. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là...
Dinh Dưỡng Dành Cho Người Bệnh Thận Mạn Điều Trị Bảo Tồn Dinh Dưỡng Dành Cho Người Bệnh Thận Mạn Điều Trị Bảo Tồn
Bệnh thận mạn là một trong những vấn đề sức khỏe toàn cầu đang gia tăng nhanh chóng, với tỷ lệ mắc ngày càng cao, đặc biệt ở người lớn tuổi và những...
Hội Chứng Thận Hư: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Hội Chứng Thận Hư: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa
Hội chứng thận hư không phải là một bệnh đơn lẻ mà là tập hợp các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng do tổn thương cầu thận gây ra, làm tăng tính thấm...
Suy Thận Cấp (Tổn Thương Thận Cấp): Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Suy Thận Cấp (Tổn Thương Thận Cấp): Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa
Suy thận cấp, hay còn gọi là tổn thương thận cấp tính là một rối loạn nghiêm trọng xảy ra khi chức năng lọc của thận suy giảm một cách nhanh chóng trong vòng...
Phân Biệt Đột Quỵ Tim Và Đột Quỵ Não: Hiểu Đúng Để Cấp Cứu Kịp Thời Phân Biệt Đột Quỵ Tim Và Đột Quỵ Não: Hiểu Đúng Để Cấp Cứu Kịp Thời
Trong thực hành lâm sàng, hai thuật ngữ “đột quỵ tim” và “đột quỵ não” đều mô tả những tình trạng cấp cứu đe dọa tính mạng xảy ra đột ngột do sự...
Vì Sao Giải Cơ Thường Không Hiệu Quả - Góc Nhìn Chuyên Môn Để Trị Liệu Đúng Cách Vì Sao Giải Cơ Thường Không Hiệu Quả - Góc Nhìn Chuyên Môn Để Trị Liệu Đúng Cách
Giải cơ là một cách gọi phổ biến trong lĩnh vực trị liệu thủ công, phục hồi chức năng và chăm sóc cơ - xương - khớp. Thuật ngữ này thường được sử dụng...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon