Các hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất, tổng hợp protein, sự tăng trưởng và phát triển. Hai hormone T3 và T4 được điều hoà bởi hormone kích thích tuyến giáp (TSH), được tiết ra từ tuyến yên trước.
T3, T4 lưu thông trong máu sẽ phụ thuộc vào các protein vận chuyển, nếu như lượng protein vận chuyển thay đổi kéo theo nồng độ T3, T4 thay đổi theo. Mặt khác, dạng T3, T4 tự do sẽ không phụ thuộc vào protein vận chuyển và chỉ có Free T3 (FT3), Free T4 (FT4) là phần chịu trách nhiệm về hoạt động sinh học của tuyến giáp. Chính vì thế, xét nghiệm nồng độ FT3, FT4 trong chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp sẽ cho kết quả tin cậy và chính xác hơn.
Hormone tuyến giáp đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe. Nếu thiếu hoặc dư nồng độ hormone này đều khiến cơ thể hoạt động bất thường gây ra những bệnh lý nghiêm trọng như: bướu cổ, tim mạch, thần kinh, vô sinh, sảy thai, dị tật bẩm sinh…
Tuy tuyến giáp là một bộ phận rất nhỏ nhưng lại là bộ phận quan trọng và dễ bị xâm nhập dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Bệnh lý tuyến giáp đang ảnh hưởng đến khoảng 200 triệu người trên toàn cầu. Rối loạn tuyến giáp không phân biệt tuổi tác và giới tính, tuy nhiên, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới.
Qua nhiều nghiên cứu, tỉ lệ mắc các bệnh lý tuyến giáp khoảng 30% trong số những người từ 18 - 65 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh tăng lên theo tuổi và thường gặp ở phụ nữ (tỷ lệ 5 nữ/1 nam). Do cơ thể của người phụ nữ phải trải qua nhiều sự thay đổi về nội tiết hơn so với đàn ông. Vì vậy mà tỷ lệ mắc bệnh của họ cũng cao hơn nhiều so với đàn ông.
Theo thống kê, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp cao gấp 5 - 8 lần so với nam giới. Ung thư tuyến giáp xếp thứ 9 trong các loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam. Khi tuyến giáp hoạt động bất thường sẽ gây 1 số bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Cường giáp là hệ quả khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Nhịp tim nhanh.
Run tay, khó ngủ, đổ nhiều mồ hôi.
Lo lắng, cáu gắt và có cảm giác nóng.
Giảm cân ngoài ý muốn.
Rối loạn kinh nguyệt.
Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không tiết đủ hormone, từ đó làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Bệnh gặp nhiều ở phụ nữ. Riêng Hoa Kỳ, suy giáp ảnh hưởng đến 4,3% người từ 12 tuổi trở lên.
Cảm giác lạnh.
Người mệt mỏi.
Da và tóc khô, tăng cân.
Trí nhớ kém, nhịp tim chậm.
Trầm cảm.
Rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến sinh sản.
Táo bón, rụng tóc.
Bướu cổ hoặc phì đại tuyến giáp.
Bướu giáp hay còn gọi là bướu cổ hình thành do kích thước tuyến giáp gia tăng hoặc sự phát triển tế bào bất thường.
Sưng hoặc căng ở cổ.
Khó thở hoặc nuốt.
Khàn giọng.
Ung thư tuyến giáp xảy ra khi tế bào ác tính (ung thư) hình thành từ các tế bào của tuyến giáp. Đây là loại ung thư phổ biến và nghiêm trọng nhất, xảy ra khi tế bào ác tính (ung thư) hình thành từ các tế bào của tuyến giáp.
Tuy nhiên ung thư tuyến giáp là bệnh lý có tiên lượng tốt so với các loại ung thư khác. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn lên tới 90%. Điều quan trọng là tầm soát, phát hiện sớm.
Người từ 25 - 65 tuổi, đặc biệt phụ nữ.
Từng tiếp xúc với các tia bức xạ.
Đã từng mắc bướu cổ.
Mắc bệnh di truyền, chẳng hạn như ung thư tuyến giáp thể tủy.
Tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến giáp, bướu cổ hoặc bệnh tuyến giáp khác.
Ung thư tuyến giáp chia thành hai nhóm: ung thư tuyến giáp thể biệt hoá và ung thư tuyến giáp thể không biệt hoá.
Ung thư biểu mô tuyến giáp nhú.
Ung thư biểu mô tuyến giáp thể nang.
Ung thư biểu mô tuyến giáp loại kết hợp thể nhú và nang.
Ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy.
Ung thư biểu mô tuyến giáp thể không biệt hoá.
Những bất thường nào của tuyến giáp cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, cần sớm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh tuyến giáp.
Các bệnh về tuyến giáp thường bị bỏ sót không được chẩn đoán lên tới 60% trong tổng số người mắc bệnh. Chính từ điều này đã khiến cho việc thăm khám và điều trị trở nên khó khăn hơn, nhiều người khi phát hiện thì bệnh đã bước sang giai đoạn nặng hơn.
Xét nghiệm tuyến giáp là một bước quan trọng trong quá trình chẩn đoán và điều trị các vấn đề liên quan đến tuyến giáp, một tuyến nội tiết quan trọng đóng vai trò điều chỉnh nhiều chức năng cơ bản của cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người không nhận ra khi nào cần thực hiện xét nghiệm này.
Khi xuất hiện các triệu chứng liên quan đến rối loạn tuyến giáp như mệt mỏi, suy nhược, cảm thấy lạnh (hoặc gai rét thường xuyên) hay nóng, trầm cảm, chán ăn.
Khi có tiền sử bệnh tuyến giáp hoặc có tiền sử gia đình bệnh tuyến giáp.
Khi có sự thay đổi về cân nặng mà không có bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn uống hoặc hoạt động thể chất (tức là giảm cân hoặc tăng cân không có chủ ý).
Khi cảm thấy căng thẳng, lo lắng, lo âu không thể tập trung tốt hoặc có những cơn trầm cảm.
Khi thấy nhịp tim nhanh hơn, có thể là cơn nhịp nhanh, hoặc thường xuyên nhanh; hoặc thấy nhịp tim chậm đi.
Khi cảm thấy khô mắt, khô miệng hoặc rụng tóc. Các tình trạng này xuất hiện một cách đột ngột nhưng kéo dài.
Khi sinh sống ở các vùng thiếu yếu tố dinh dưỡng hoặc bị ô nhiễm môi trường (yếu tố dịch tễ).
Khi có tiền sử bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư hoặc các bệnh lý khác có liên quan đến tuyến giáp.
Khi xuất hiện run tay, trống ngực, mắt lồi, ra mồi hôi tay. Các triệu trứng này có thể đồng thời xuất hiện hoặc đơn lẻ trước sau.
Hiếm muộn, vô sinh, đặc biệt là vô sinh nam.
Khi táo bón, tiêu chảy đau bụng thường xuyên (tần suất bị nhiều).
Ngoài ra, phụ nữ có kế hoạch chuẩn bị mang thai hoặc đang cho con bú: Hormone tuyến giáp có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi và cũng có thể ảnh hưởng đến sự sản xuất sữa cho con bú. Phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh hoặc đã tiền mãn kinh. Khi có xuất huyết âm đạo kéo dài hoặc cường kinh ở phụ nữ.
Theo đó, mỗi người nên tập thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc ít nhất 1 năm/lần để phát hiện kịp thời các tình trạng bất thường của tuyến giáp, từ đó tăng khả năng điều trị và ngăn bệnh tái phát. Đặc biệt, nếu gia đình có tiền sử bệnh liên quan tới tuyến giáp thì bạn nên thực hiện khám sàng lọc ngay.
Nhằm hạn chế các trường hợp mắc bệnh lý tuyến giáp và phát hiện sớm các loại bệnh tuyến giáp, mọi người có thể áp dụng các cách sau:
Sử dụng iod đúng cách: Iod à nguyên liệu chính trong việc sản xuất hormon tuyến giáp, cho nên cần đảm bảo cung cấp đầy đủ iot cho cơ thể bằng cách ăn các thức ăn giàu iod như: thuỷ hải sản, rau trái cây có màu sậm, nước mắm. Trong đó việc sử dụng muối iod là cách đơn giản dễ thực hiện để làm giảm nguy cơ thiếu iod.
Đến ngay các cở sở y tế gần nhất khi có các biểu hiện bệnh để phát hiện sớm bệnh.
Tuân thủ các hướng dẫn của bác sỹ và thăm khám định kỳ để có thể điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.
Bổ sung các loại Thực phẩm bảo vệ sức khỏe để tăng cường sức đề kháng như: Tinh dầu thông đỏ, Hồng sâm, Hắc sâm hay Đông trùng hạ thảo…
Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com