Đối với thâm mụn đen, các bạn có thể dễ dàng tìm được nhiều phương pháp điều trị nhưng về thâm mụn đỏ thì lại có khá ít thông tin. Vậy nên hôm nay hãy cùng edallyhanquoc.vn tìm hiểu về chủ đề này nhé!
Thâm mụn đỏ là một chứng tăng hồng ban sau viêm - Post Inflammatory Erythema (PIE). Khi xuất hiện mụn viêm, hệ miễn dịch của da sẽ bị kích thích hoạt động mạnh. Ngoài pha tế bào có bạch cầu "chiến đấu" với vi khuẩn P.Acnes (C.Acnes) rồi hoá thành mủ. Chúng ta còn có pha mạch máu.
Tại đây, các mạch máu sẽ hoạt động mạnh để tạo con đường xuyên mạch cho các tế bào miễn dịch đi đến chỗ tổn thương. Quá trình này cũng kích thích tăng sinh mạch máu. Và đương nhiên càng nhiều mạch máu, càng có nhiều máu được vận chuyển vào bên trong. Mà tế bào hồng cầu chiếm số lượng nhiều nhất trong máu và chứa huyết sắc tố khiến máu có màu đỏ. Thế nên mới xuất hiện những vết thâm đỏ trên da sau mụn đấy các bạn!
Tuy nhiên, các bạn cũng đừng quá hoang mang bởi thâm mụn đỏ có thể tự hết. Vì hồng cầu thường có tuổi đời từ 90 đến 120 ngày. Mà sau ngần ấy thời gian, viêm chẳng còn nữa thì các mạch máu cũng bớt sung sức (Y học gọi là thoái giáng). Lượng máu cũng như lượng hồng cầu sẽ được cân đối lại.
Cũng sẽ có những bạn bị thâm mụn đỏ dai dẳng do quá trình phục hồi sau tổn thương không trọn vẹn, các mạch máu phải duy trì việc sửa chữa quá lâu. Và điều này báo hiệu tình trạng sẹo sẽ dễ xuất hiện. Để biết cách xử lý thâm đỏ hiệu quả, mời bạn đọc tiếp phần dưới nè.
Khi bị mụn viêm là khi hệ miễn dịch của da bị kích thích hoạt động mạnh. Tế bào có bạch cầu chống lại khuẩn P.Acnes (C.Acnes) rồi hoá thành mủ. Các mạch máu sẽ hoạt động mạnh để tạo con đường xuyên mạch cho các tế bào miễn dịch đi đến chỗ tổn thương. Quá trình này cũng kích thích tăng sinh mạch máu. Ngoài việc tham gia vào quá trình miễn dịch việc tăng mao mạch còn để nuôi dưỡng và sửa chữa lại vùng tổn thương sau đó. Và đương nhiên càng nhiều mạch máu, càng có nhiều máu được vận chuyển bên trong. Mà tế bào hồng cầu chiếm số lượng nhiều nhất trong máu và có chứa huyết sắc tố khiến máu có màu đỏ.
Huyết sắc tố: Hemoglobin, có nhân Hem là màu sắc tố đỏ. Nói đi cũng phải nói lại hồng cầu tăng vẫn có thể là một biểu hiện tốt. Nhưng cái gì nhiều quá thì hay cũng thành dở thay vì trông da hồng hào thì tự nhiên lại toàn những đốm đỏ, trông như nấm độc mọc trên mặt.
Thâm là biểu hiện vùng da có sự thay đổi về màu sắc do Hắc sắc tố Melanin hoặc do Huyết sắc tố Hemoglobin trong/sau quá trình viêm. Bạn cũng đừng quá hoang mang bởi thâm mụn đỏ có thể tự hết. Vì hồng cầu thường có tuổi đời từ 90 đến 120 ngày. Mà sau ngần ấy thời gian, viêm chẳng còn nữa thì các mạch máu cũng bớt sung sức (Y học gọi là thoái giáng). Lượng máu cũng như lượng hồng cầu sẽ được cân đối lại.
Nên thật ra việc bị thâm mụn đỏ do hồng cầu thì bạn đợi khoảng nửa năm nó cũng sẽ đỡ và có thể là hết hẳn. Đùa chứ thâm đỏ vẫn có thể tự hết trong thời gian ngắn hơn nha chứ nghe nửa năm nản lòng chiến sĩ mất. Hết viêm mà biết cách chăm sóc phục hồi da thì khắc hết đỏ thôi.
Tóm lại: Thâm đen thì phải diệt ngay và luôn còn thâm đỏ thì tuỳ. Bởi vì bản chất việc tăng sinh mạch máu để đi nuôi dưỡng, phục hồi lại vùng da bị tổn thương là chuyện tốt, chứ không phải là một hiện tượng phản kháng như thâm đen. Nên bạn nào thâm đỏ sương sương thì cứ bình tĩnh dưỡng ở nhà, trường hợp nó ở lì trên mặt dai dẳng mất thẩm mỹ quá hãy tính đến chuyện đi Spa/Clinic heng.
Lưu ý: Mọi người cũng nên cẩn thận tránh nhầm lẫn thâm đỏ với hiện tượng giãn mao mạch do mụn trứng cá đỏ (Rosacea) và Sẹo đỏ nhé. Đơn giản thì thâm đỏ chỉ nằm cục bộ ở đúng chỗ trước đó có nốt mụn. Chứ không lan ra các vùng da khác (như Rosacea) và cũng không có hiện tượng lồi/lõm (như Sẹo đỏ/Sẹo mới).
Phải nói trước người bị thâm mụn đỏ dai dẳng thường có thể trạng phục hồi da chậm. Quá trình phục hồi sau tổn thương không trọn vẹn, các mạch máu phải duy trì việc sửa chữa tổ chữa quá lâu. Và điều này báo hiệu tình trạng sẹo sẽ dễ xuất hiện.
Với các bạn có làn da thuộc lọai I-III (theo thang đo Fitzpatrick) sẽ dễ bị thâm mụn đỏ hơn, người có loại da IV - VI thì dễ bị thâm mụn nâu đen hơn (Da người Việt mình thường là ở cuối mức III, trong mức IV).
Đồ rằng là do loại I-III ít lượng Eumelanin (sắc tố nâu đen). Tuy nhiên cũng không tuyệt đối 100% đâu, vẫn có trường hợp da loại IV-VI bị thâm đỏ và ngược lại. Một số trường hợp thâm đỏ ở người da loại IV-VI là một giai đoạn ngắn trước khi chuyển vùng da đó sang thâm đen.
Nguyên tắc đơn giản là phục hồi và tránh tái viêm. Vì sau quá trình viêm, da đỏ thì chắn chắn da đang rất nhạy cảm. Bạn nên tối giản quy trình skincare, thiên về dưỡng, phục hồi và tránh các hoạt chất có khả năng gây kích ứng cao. Nếu sử dụng thì 1-2 hoạt chất là đủ. Ưu tiên lựa chọn:
Nồng độ khuyên dùng: 10%-15%. Lưu ý các bạn nên tránh chọn những sản phẩm có chứa Azelaic Acid có cồn khô, hương liệu nha.
So với BHA/AHA thì “tuổi đời” của Azelalic Acid mới lớp mầm thôi. Sản phẩm chứa Azelaic Acid được phê duyệt lần đầu năm 1995. Khác với AHA, Azelaic acid có pH ngang với pH của da. Nên ít nhiều gì nó cũng là sự lựa chọn an toàn hơn trong thời điểm này. Azelaic Acid có tính kháng khuẩn, chống viêm. Quá hợp lý đúng không. Mặc dù Azelaic Acid có hiệu quả đối với mụn trứng cá, FDA đã phê duyệt nó như là một phương pháp điều trị bệnh Rosacea.
Cách dùng: Nên dùng 1 lần/ngày sau bước toner, bôi toàn mặt. Nếu bạn sợ kích ứng thì có thể dùng thêm một bước dưỡng da trước đó với các sản phẩm Mỹ phẩm chất lượng. Và nhớ làm đủ quy trình test kích ứng, dùng giãn ra trước, ưu tiên sử dụng dạng Gel hơn dạng Cream nữa nhé.
Nồng độ khuyên dùng: 5%, có thể dùng 2 ngày/lần.
Nếu không hợp với Niacinamide, bạn cũng có thể tìm các thành phần chiết xuất thiên nhiên giúp phục hồi da như Lô hội, rau má, hành tây, cúc La Mã. Nhưng cũng phải cân nhắc chuyện kích ứng nha. Vì không phải cứ chiết xuất từ thiên nhiên là đều an toàn cho mọi loại da đâu.
Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/nhung-hoat-chat-khong-the-thieu-khi-dieu-tri-mun-trung-ca.html
Phổ biến là Tranexamic Acid - một loại thuốc cầm máu dùng với liều y khoa. Chúng tôi chỉ liệt kê tên cho bạn biết và bạn vẫn phải hỏi ý kiến bác sĩ da liễu trước khi dùng nhé!
Ngoài ra còn có Oxymetazoline Hydrochloride (HCl) ở dạng thuốc - được cho là làm giảm ban đỏ thông qua co mạch. 1% Oxymetazoline Hydrochloride đã được FDA phê duyệt để điều trị ban đỏ.
Thật ra thâm mụn đỏ không hoàn toàn xấu vì bản chất của việc tăng sinh mạch máu là để đi nuôi dưỡng, phục hồi lại vùng da bị tổn thương. Chứ không phải là một hiện tượng phản kháng như thâm đen. Nên bạn nào thâm đỏ ít thì cứ bình tĩnh skincare ở nhà, nếu chúng quá chai lì thì có thể tính đến chuyện đi Spa/Clinic.
Chiếu Vbeam laser (hay còn gọi là Pulsed Dye Laser - PDL).
RF vi điểm - Fractional Microneedling Radiofrequency Treatment (FMR).
IPL - Intense Pulse Light.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm nhưng lúc nào cũng nhớ là phải chọn cơ sở uy tín đó nha! Chúc cả nhà sớm có làn da như ý.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất về kiến thức làm đẹp miễn phí từ chuyên gia.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com