Khi vùng cơ tim bị thiếu máu gây ra những cơn đau ngực. Người bệnh cảm giác đau như bó chặt hoặc đè nặng, đôi khi đau như nhói, cảm giác nóng rát ở vùng ngực. Đau thường lan tỏa, lan xuyên xuống cẳng tay, lan ra phía sau ngực hoặc hai vai. Đau ngực thường xuất hiện khi gắng sức và người bệnh nghỉ ngơi sẽ đỡ đau. Đôi khi bệnh nhân chỉ thấy hồi hộp, hụt hơi và mệt, kèm theo các dấu hiệu chóng mặt, hoảng hốt.
Do chất mỡ (cholesterol) trong máu tăng lên, lắng đọng lại tạo thành mảng xơ vữa làm cho lòng mạch bị hẹp lại hoặc tắc hoàn toàn khiến cho máu đến vùng cơ tim tương ứng bị thiếu và gây ra những cơn đau ngực, nhất là khi gắng sức. Khi động mạch vành hẹp trên 50 % khẩu kính lòng mạch cơn đau ngực có thể xảy ra, nếu mạch máu tắc thì nguy cơ hoại tử cơ tim gây đột tử hoặc nhẹ hơn là giảm sức lao động. Khi mảng xơ vữa bị vỡ ra có thể gây tắc mạch đột ngột và cũng gây ra hoại tử cơ tim. Đây là những biến chứng rất nặng.
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh mạch vành, trong đó hay gặp nhất những người có tiền sử hút thuốc lá, tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì, ít vận động, cuộc sống có nhiều căng thẳng và hay gặp ở người lớn tuổi. Những yếu tố nguy cơ của bệnh thường liên quan đến thói quen sinh hoạt, ăn uống (hút thuốc lá, ít vận động, béo phì, căng thẳng trong cuộc sống…), đây là những nguy cơ có thể phòng ngừa được.
Bệnh mạch vành hay gặp nhất những người có tiền sử hút thuốc lá, tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì, ít vận động, cuộc sống có nhiều căng thẳng và hay gặp ở người lớn tuổi. Những yếu tố nguy cơ của bệnh thường liên quan đến thói quen sinh hoạt, ăn uống (hút thuốc lá, ít vận động, béo phì, căng thẳng trong cuộc sống…), đây là những nguy cơ có thể phòng ngừa được.
Đau thắt ngực là dấu hiệu thường gặp và điển hình của bệnh mạch vành. Khi vùng cơ tim bị thiếu máu gây ra những cơn đau thắt ngực. Người bệnh cảm giác đau như bó chặt hoặc đè nặng, đôi khi đau như nhói, cảm giác nóng rát ở vùng ngực. Đau thường lan tỏa, lan xuyên xuống cẳng tay, lan ra phía sau ngực hoặc hai vai. Đặc biệt đau ngực thường xuất hiện khi gắng sức như làm việc nặng, đi lên cầu thang và người bệnh nghỉ ngơi sẽ đỡ đau. Nếu người bệnh không được điều trị, mức độ và tần suất đau sẽ tăng dần, xuất hiện đau cả khi sinh hoạt nhẹ nhàng hoặc đau cả khi nghỉ ngơi. Đôi khi bệnh nhân chỉ thấy hồi hộp, hụt hơi và mệt, kèm theo các dấu hiệu chóng mặt, hoảng hốt.
Khi có các dấu hiệu như trên, nhất là trên những người có những yếu tố nguy cơ dễ mắc bệnh mạch vành, cần được đến các cơ sở chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán và điều trị.
Việc chẩn đoán bệnh mạch vành ngày nay đã trở nên dễ dàng. Ngoài các phương pháp thăm dò đơn giản như điện tim đồ, siêu âm tim đến các phương pháp hiện đại như xạ hình tưới máu cơ tim, chụp cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT) và chụp động mạch vành. Phương pháp chụp động mạch vành là phương pháp quan trọng nhất, cho biết chính xác động mạch vành có bị hẹp hay không, vị trí, mức độ hẹp…từ đó giúp thầy thuốc chuyên khoa có phương pháp điều trị thích hợp. Đây là phương pháp có xâm lấn, bác sỹ chuyên khoa can thiệp mạch sẽ luồn một ống nhỏ vào động mạch ở bẹn lên đến động mạch vành, sau đó bơm thuốc cản quang và chụp bằng tia Xquang ở các tư thế khác nhau. Hiện nay các bệnh viện tuyến trung ương và một số bệnh viện tuyến tỉnh đã có các trung tâm tim mạch để chụp được mạch vành.
Bệnh mạch vành là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới. Vậy cách phòng ngừa và điều trị như thế nào?
Khi bác sỹ chuyên khoa tim mạch chẩn đoán bệnh mạch vành, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc và phải thay đổi lối sống. Bỏ thuốc lá, giảm cân nếu có béo phì, tập thể dục điều độ, giảm thiểu những căng thẳng, áp lực trong công việc. Nếu người bệnh có các bệnh kèm theo như đái tháo đường, tăng huyết áp thì cần được điều trị tích cực. Khi mạch vành bị hẹp đáng kể, cần có các can thiệp sớm. Có hai phương pháp:
Phương pháp nong và đặt giá đỡ (stent) động mạch vành: bác sỹ sẽ đưa một ống thông có quả bóng ở đầu đến chỗ hẹp, sau đó bơm căng quả bóng, ép các mảng xơ vữa lại làm rộng lòng động mạch. Có thể đặt giá đỡ (stent) trong lòng mạch tại chỗ hẹp. Phương pháp này người bệnh không phải mổ, thời gian nằm viện ngắn (1-2 ngày). Phương pháp này đang phát triển và được chọn lựa nhiều hiện nay.
Phương pháp mổ bắc cầu nối động mạch chủ - động mạch vành: Bác sỹ phẫu thuật sẽ dùng một đoạn mạch của chính bệnh nhân, nối từ động mạch chủ xuống động mạch vành sau chỗ hẹp. Tùy theo có một hay nhiều chỗ hẹp mà bắc một hay nhiều cầu nối.
Bệnh mạch vành liên quan nhiều đến chế độ ăn, sinh hoạt và làm việc. Ở nước ta với điều kiện kinh tế đang dần cải thiện, vì vậy số bệnh nhân mạch vành ngày càng tăng. Để phòng tránh bệnh, cần tuân thủ chế độ ăn hợp lý: hạn chế ăn mỡ động vật, không hút thuốc lá, tránh béo phì, tập thể dục đều đặn, bổ sung Thực phẩm bảo vệ sức khỏe tốt cho tim mạch như Tinh dầu thông đỏ, Đông trùng hạ thảo, Hồng sâm hay Hắc sâm… Khi phát hiện các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu… cần điều trị và kiểm soát thường xuyên.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý hãy liên hệ tới edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com