Một chiến lược quan trọng nhằm kiểm soát bệnh thận mạn ở giai đoạn điều trị bảo tồn - tức là khi chức năng thận vẫn còn khả năng duy trì mà chưa cần lọc máu - chính là chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Dinh dưỡng không đơn thuần là “ăn kiêng”, mà là một liệu pháp hỗ trợ y học quan trọng giúp làm chậm tiến triển bệnh, giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân. Bài viết này sẽ cung cấp kiến thức chuyên sâu, dễ hiểu và có cơ sở khoa học rõ ràng, dành cho người bệnh và người chăm sóc.
Suy thận mạn là tình trạng suy giảm chức năng thận mạn tính không hồi phục theo thời gian nhiều tháng, nhiều năm, do tổn thương không hồi phục về số lượng và chức năng của các nephron.
Cần phân biệt rõ bệnh thận mạn tính và suy thận mạn tính. Khái niệm bệnh thận mạn tính đã bao hàm cả suy thận mạn. Suy thận mạn tương ứng với bệnh thận mạn giai đoạn III, IV và V (mức lọc cầu thận < 60 ml/phút).
Những người mắc bệnh thận mạn luôn được khuyến cáo cần phải chú ý tới vấn đề dinh dưỡng bởi chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học giúp duy trì sức khỏe của thận, hoạt động thải lọc của thận được điều hòa, hỗ trợ sản xuất ra các hormon khác cho cơ thể hoạt động tốt. Từ đó, ngăn chặn tiến triển của suy thận; kiểm soát bệnh lý nền (như tăng huyết áp, đái tháo đường…); dự phòng suy dinh dưỡng.
Cung cấp đủ năng lượng: 25 - 35kcal/kg cân nặng/24h tùy mức độ hoạt động thể chất, mục tiêu về tình trạng cân nặng, giai đoạn bệnh thận mạn và bệnh lý đi kèm hoặc tình trạng viêm để duy trì tình trạng dinh dưỡng bình thường.
Bệnh thận mạn giai đoạn 1 - 2: 0,8 - 1g/kg cân nặng/ngày.
Bệnh thận mạn giai đoạn 3 - 5:
Không có bệnh lý đái tháo đường kèm theo: 0,55 - 0,6g/kg cân nặng/ngày.
Không có bệnh lý đái tháo đường kèm theo nhưng có sử dụng thêm các acid amin: 0,28 - 0,43g/kg cân nặng/ngày.
Có đái tháo đường kèm theo: 0,6 - 0,8g/kg cân nặng/ngày.
Nhu cầu Lipid: 20 - 30% tổng năng lượng.
Giảm muối: Lượng muối ăn < 5 g/ngày với các giai đoạn từ 3 đến 5. Hoặc điều chỉnh lượng muối theo điện giải đồ.
Đảm bảo cân bằng nước: Khi có phù, lượng nước đưa vào tính theo công thức: Lượng nước đưa vào trong ngày = lượng nước tiểu 24h của ngày hôm trước + lượng dịch mất bất thường (sốt, nôn, ỉa chảy…) + 300 đến 500ml (tùy theo mùa). Lượng nước đưa vào trong ngày bao gồm: lượng dịch truyền, lượng nước uống thuốc, nước canh và sữa.
Khuyến nghị Kali khẩu phần: 2000 - 3000mg/ngày. Khi Kali máu > 5 mmol/lít thì hạn chế Kali khẩu phần < 1000mg Kali/ngày.
Hạn chế Phospho: giai đoạn 1- 2: 1,7 g/ngày. Giai đoạn 3- 4: 0,8 - 1g/ngày
Bổ sung vitamin C: Nam 90 mg/ngày, nữ 75 mg/ngày.
Bổ sung Thực phẩm bảo vệ sức khỏe như: Hồng sâm, Hắc sâm, Đông trùng hạ thảo hoặc Tinh dầu thông đỏ…
Tham khảo thêm các sản phẩm khác tại: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Nguồn: Khoa Nội Thận - Tiết niệu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội:
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com