Hotline

0902158663
MENU
0
30/05/2024 - 7:36 PMedallyhanquoc.vn 604 Lượt xem

"Khóa học chữa lành tâm hồn", "Khóa thiền ngắn ngày", "Tour du lịch chữa lành". Đó là những từ khóa và diễn ngôn quen thuộc dễ dàng nhìn thấy trên mạng xã hội. Truyền thông đang có xu hướng gắn từ “chữa lành” với bất cứ hoạt động, bối cảnh hay đồ vật nào có liên quan tới bình yên, thư giãn.

Các nhà bán hàng cũng tận dụng triệt để cụm từ này để đánh vào nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần khiến nhiều người không tiếp cận được đến ý nghĩa thực sự của “chữa lành” là đi sâu vào bản thân mình.

Hiện nay, chữa lành không những chỉ là hỗ trợ, giúp đỡ tinh thần con người, mà dần trở thành một xu hướng mới. Không khó để thấy hai chữ “chữa lành” hiện hữu ở khắp mọi nơi, từ những chương trình, hoạt động đến sách vở, món ăn,... Vậy, một xu thế tưởng chừng rất lành mạnh đã bị chủ nghĩa tiêu dùng sử dụng cho những mục đích kinh doanh như thế nào?

Nhu cầu chữa lành: Lành ít, dữ nhiều, tiền hết

Nhu cầu chữa lành: Lành ít, dữ nhiều, tiền hết

1. Chữa lành là gì?

"Chữa lành" là thuật ngữ thể hiện quá trình cùng nhiều biện pháp nhằm hàn gắn, phục hồi sức khỏe bao gồm thể chất, tinh thần con người sau các thương tổn.

“Chữa lành” trong tiếng anh là “Healing”, với gốc là từ “heal” theo từ điển có ý nghĩa là “phục hồi và khỏe mạnh trở lại sau các chấn thương”. Dưới góc nhìn tâm lý học, Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA) định nghĩa “chữa lành” là quá trình giảm nhẹ những chấn thương tâm lý, bệnh tâm thần, hoặc bệnh lý về thể chất, thông qua thực hành vận dụng sức mạnh của tâm trí, ý thức và điều chỉnh dòng chảy năng lượng.

Chữa lành là chữa gì?

Chữa lành là chữa gì?

2. Chữa lành xuất phát từ đâu?

Những nền văn minh khác nhau phát triển các hình thức chữa lành khác nhau, gắn với phong tục, tập quán. Nếu ở Ấn độ có các Yogi - các bậc thầy thực hành yoga, thì Ai Cập cổ đại có các thầy tu (healer priest). Các phương pháp chữa lành đều có một điểm chung là không thể tách biệt quá trình này khỏi tâm thức và tâm hồn.

Những ý niệm cơ bản về “Chữa lành” đã xuất hiện trong Phật giáo nguyên thủy. Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ, nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giác ngộ và truyền dạy lại rằng cái khổ của con người đã bắt đầu từ khi sinh ra. Vì vậy, cứu chữa cho tâm quan trọng hơn là cho thân. Việc tọa thiền (Ch’an hay Zen) giúp con người thấu hiểu mình và thanh tịnh hóa tâm hồn.

“Chữa lành” trở nên phổ biến nhất từ phong trào “New Age” (Thời Đại Mới) ở Mỹ và các nước phương Tây những năm 60-70 của thế kỷ trước. Nỗi chán chường về một thảm họa hạt nhân từ cuộc chiến Mỹ và Liên Xô, các cuộc chiến tranh đẫm máu ở Triều Tiên và Việt Nam, và chủ nghĩa tiêu dùng cùng nhau làm nên phong trào New Age. Trong giai đoạn này, Alan Watts (nhà thần học, triết học người Anh) được công nhận rộng rãi nhờ các bài viết truyền đạt ý tưởng liên quan đến Phật giáo, Đạo giáo, Ấn Độ giáo… Ông cũng là một gương mặt nổi bật của thị trường sách chữa lành và phát triển bản thân tại Việt Nam.

Chữa lành bắt nguồn từ đâu?

Chữa lành bắt nguồn từ đâu?

3. Chữa lành bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam khi nào?

“Chữa lành” chỉ mới trở thành một phong trào được đông đảo các bạn trẻ thế hệ genZ hưởng ứng. Tuy nhiên, thật khó để xác định được thời điểm người Việt bắt đầu quan tâm đến việc “chữa lành” cụ thể là khi nào. Có thể là từ khi “Chữa lành” đi cùng với phong trào “New Age” du nhập vào Việt Nam sau Đổi Mới năm 1986. Sự công nhận các giá trị văn hoá tâm linh truyền thống vào thập niên 90 khiến vấn đề này được bàn thảo rộng rãi hơn bằng ngôn ngữ “toàn cầu hoá” ở Việt Nam.

Chữa lành bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam khi nào?

Chữa lành bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam khi nào?

4. Đối tượng đang hưởng ứng việc chữa lành nhất là ai?

Theo Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ, Gen Z có nhiều lý do để cảm thấy căng thẳng hơn các thế hệ trước. Điều này còn xuất phát từ bối cảnh xã hội mà họ trải qua khi vào năm 1997, Internet chính thức có mặt tại Việt Nam - mở ra một thế giới kết nối rộng lớn. Điều đó giúp họ có thể chủ động tìm hiểu và cởi mở hơn về sức khỏe tâm thần so với thế hệ trước. Tuy nhiên, với thời gian sử dụng internet lên đến 10 tiếng/ngày, genZ bị hạn chế kết nối trực tiếp với những người xung quanh hơn. Điều này có thể làm tăng cảm giác cô lập. Việc kết nối cũng có thể đồng nghĩa với việc chịu nhiều áp lực và kỳ vọng hơn với thời gian nghỉ ngơi ít hơn.

Trong báo cáo của APA, 91% người được hỏi thuộc Gen Z cho biết đã trải qua các triệu chứng về thể chất hoặc tâm lý do căng thẳng. Nguyên nhân của căng thẳng được xác định là các yếu tố tiền bạc/công việc (64%), nợ nần (33%), nhà ở (31%) và đói (28%). Trong số này, chỉ một nửa cho biết họ đủ khả năng kiểm soát căng thẳng.

Đối tượng đang hưởng ứng việc chữa lành nhất là ai?

Đối tượng đang hưởng ứng việc chữa lành nhất là ai?

5. Vì sao chúng ta cần chữa lành?

Tại Việt Nam, 14,9% dân số (khoảng 15 triệu người) mắc các rối loạn về tâm thần. Tỷ lệ trầm cảm và lo âu chiếm tới 5,4% dân số. Khi xã hội ngày càng hiện đại, việc chữa lành nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó cần phải kể đến những áp lực cuộc sống, công việc,... khiến không ít người, nhất là giới trẻ rơi vào trạng thái trầm uất, mất phương hướng.

Do không thể tự thoát ra khỏi vấn đề tâm lý tiêu cực của bản thân nên nhiều cá nhân muốn tìm đến các chuyên gia, hoặc các liệu pháp để nhận được sự hỗ trợ và tìm cách tháo gỡ. Đặc biệt, giai đoạn dịch COVID-19 hoành hành để lại những dư chấn nặng nề đối với đời sống xã hội trên mọi lĩnh vực, tác động không nhỏ đến sức khỏe tâm thần của nhiều người. Chính vì thế, Liên hợp quốc đã gọi năm 2021 là “năm để chữa lành” (Year of Healing).

Tại sao chúng ta cần chữa lành?

Tại sao chúng ta cần chữa lành?

6. Các đơn vị bán hàng lợi dụng chữa lành như thế nào?

Chỉ cần lên mạng gõ cụm từ "chữa lành" sẽ cho 46,5 triệu kết quả tìm kiếm trong vòng 0,2 giây. Tại các trang mạng xã hội, chữa lành cũng luôn là chủ đề được tìm kiếm và quan tâm. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp cụm từ "du lịch chữa lành", "bộ phim chữa lành", "viết chữa lành"…Thậm chí là cách "chữa lành cơ thể", tức là thải độc cơ thể, ăn uống thực dưỡng để chữa các bệnh nan y đang được tuyên truyền rầm rộ trên mạng xã hội.

Xét về bản chất, những hoạt động nêu trên đều không xấu. Nhưng, điều đó có thật sự giúp chúng ta chữa lành? Điều gì đang đứng sau thúc đẩy cách hiểu này?

Nhiều người cung cấp hàng hóa, dịch vụ đã biến đổi các hoạt động “chữa lành” thành nhiều hình thái khác nhau. Hàng loạt các hội nhóm chữa lành được lập ra trên mạng xã hội dưới danh nghĩa kết nối chữa lành. Thực chất là để thiết lập không gian buôn bán những vật phẩm giá trị ảo như đá chữa lành, sách, sổ chữa lành,... Với những lời quảng cáo vô thực, đánh trúng vào nỗi sợ của người tiêu dùng khiến những đồ vật này bị thổi phồng giá trị. Người bán thì được lời còn người mua không được chữa lành và còn mất thêm tiền.

Nghiêm trọng hơn, nhiều trang web bán khóa học chữa lành được mở ra, hấp dẫn người xem với các lợi ích gồm: khai thông tài lộc, chữa ung thư hay thôi miên tiền kiếp...Mỗi buổi học có giá từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng. Trong khi các bác sĩ tâm lý, các chuyên gia về thiền, Yoga, Reiki,.. thường phải mất 4-5 năm, thậm chí cả chục năm để có bằng cấp và chuyên môn, thì các "chuyên gia" mạng, các "coach chữa lành" thì dường như không thấy có một nơi nào đào tạo bài bản, bằng cấp uy tín. Chỉ cần lên mạng rao giảng bài học đạo đức, đưa ra những lời khuyên nhủ, cảnh báo, được nhiều người ủng hộ, theo dõi, xin tư vấn, hoặc theo học vài khóa học trong vài tháng… là đã có thể trở thành "chuyên gia".

Các đơn vị bán hàng lợi dụng chữa lành như thế nào?

Các đơn vị bán hàng lợi dụng chữa lành như thế nào?

Như vậy, một khóa học ngắn hạn, một chuyến đi hay một số vật phẩm đều không thể giúp chúng ta có thể chữa lành. Vì vậy, người có nhu cầu chữa lành cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng, tránh tình trạng “chữa rách vết thương lành”.

Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/chua-lanh-hieu-sao-cho-dung.html

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Tin liên quan

Hội Chứng Thận Hư: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Hội Chứng Thận Hư: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa
Hội chứng thận hư không phải là một bệnh đơn lẻ mà là tập hợp các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng do tổn thương cầu thận gây ra, làm tăng tính thấm...
Suy Thận Cấp (Tổn Thương Thận Cấp): Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Suy Thận Cấp (Tổn Thương Thận Cấp): Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa
Suy thận cấp, hay còn gọi là tổn thương thận cấp tính là một rối loạn nghiêm trọng xảy ra khi chức năng lọc của thận suy giảm một cách nhanh chóng trong vòng...
Phân Biệt Đột Quỵ Tim Và Đột Quỵ Não: Hiểu Đúng Để Cấp Cứu Kịp Thời Phân Biệt Đột Quỵ Tim Và Đột Quỵ Não: Hiểu Đúng Để Cấp Cứu Kịp Thời
Trong thực hành lâm sàng, hai thuật ngữ “đột quỵ tim” và “đột quỵ não” đều mô tả những tình trạng cấp cứu đe dọa tính mạng xảy ra đột ngột do sự...
Vì Sao Giải Cơ Thường Không Hiệu Quả - Góc Nhìn Chuyên Môn Để Trị Liệu Đúng Cách Vì Sao Giải Cơ Thường Không Hiệu Quả - Góc Nhìn Chuyên Môn Để Trị Liệu Đúng Cách
Giải cơ là một cách gọi phổ biến trong lĩnh vực trị liệu thủ công, phục hồi chức năng và chăm sóc cơ - xương - khớp. Thuật ngữ này thường được sử dụng...
Sự Thật Bất Ngờ Về Nhân Sâm Mà Nhiều Người Vẫn Hiểu Lầm Sự Thật Bất Ngờ Về Nhân Sâm Mà Nhiều Người Vẫn Hiểu Lầm
Nhân sâm từ lâu đã được xem là "thần dược" trong Đông y và y học cổ truyền Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam... Nhân sâm được xếp đứng đầu trong hàng Sâm -...
Hồng Sâm Là Gì Và Sử Dụng Như Thế Nào Cho Đúng? Hồng Sâm Là Gì Và Sử Dụng Như Thế Nào Cho Đúng?
Từ xa xưa, Hồng sâm đã được biết đến là loại tiên dược quý hiếm, dùng để cung tiến vua chúa trong triều xưa, với công dụng bồi bổ cơ thể hiệu quả.
Tại Sao Cao Hắc Sâm Edally Hwa Pyung Sam Lại Quý Như Vậy? Tại Sao Cao Hắc Sâm Edally Hwa Pyung Sam Lại Quý Như Vậy?
Hắc sâm hay còn được gọi là Sâm đen, Black Giseng, Huyền sâm. Đây là sản phẩm được làm từ những củ Nhân sâm Hàn Quốc 6 năm tuổi có chất lượng tốt nhất....
Không Phải Collagen Nào Cũng Giống Nhau: Bí Mật Nằm Ở Kích Thước Phân Tử Không Phải Collagen Nào Cũng Giống Nhau: Bí Mật Nằm Ở Kích Thước Phân Tử
Bạn có đang uống collagen mỗi ngày nhưng vẫn băn khoăn tại sao làn da chưa cải thiện như ý? Bạn có biết rằng hiệu quả của collagen không chỉ nằm ở việc bạn...
Dấu Hiệu Và Biến Chứng Đột Quỵ Giữa Nam Và Nữ Có Khác Nhau Gì Không? Dấu Hiệu Và Biến Chứng Đột Quỵ Giữa Nam Và Nữ Có Khác Nhau Gì Không?
Đột quỵ là tình trạng tổn thương não do dòng máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu. Đáng chú ý, dấu hiệu nhận biết giữa nam và nữ đôi khi là khác...
Saponin Và Ginsenoside Trong Nhân Sâm Khác Nhau Như Thế Nào? Saponin Và Ginsenoside Trong Nhân Sâm Khác Nhau Như Thế Nào?
Cùng là hoạt chất quý khi nhắc tới Nhân sâm chúng ta thường nhắc tới Saponin và Ginsenoside, nhưng liệu bạn đã biết Saponin và Ginsenoside khác nhau như nào chưa?

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon