Trong bối cảnh y học hiện đại, suy thận cấp không còn là tình trạng hiếm gặp, và nếu không được can thiệp kịp thời, nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng đe dọa tính mạng hoặc chuyển sang suy thận mạn tính kéo dài suốt đời.
Suy thận cấp (hay tổn thương thận cấp) là tình trạng suy giảm cấp tính chức năng thận trong vài giờ đến vài ngày khiến cho nước, các chất điện giải và chất thải dư thừa không được đào thải ra đầy đủ khỏi máu. Bệnh có thể xảy ra ở người trước đó có chức năng thận bình thường hoặc người đã có bệnh thận mạn tính từ trước. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có nhiều biến chứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh nhân có khả năng phục hồi hoàn toàn chức năng thận nếu được phát hiện kịp thời và đáp ứng với điều trị. Cần lưu ý rằng suy thận cấp có thể có nguy cơ tiến triển thành bệnh thận mạn tính trong tương lai.
Có 3 nhóm nguyên nhân gây ra suy thận cấp:
Giảm cung lượng tim (suy tim nặng, nhồi máu cơ tim, sốc tim,…), giảm lưu lượng tưới máu (sốc, mất máu, mất dịch do nôn, tiêu chảy, bỏng, sử dụng thuốc lợi tiểu, bệnh nhân xơ gan, viêm tụy cấp), sử dụng một số thuốc (chống viêm giảm đau không steroid, thuốc cản quang tĩnh mạch, thuốc ức chế miễn dịch như cyclosporin, thuốc hạ áp nhóm ức chế men chuyển,…).
Bệnh mạch thận (viêm mạch máu, bệnh lý huyết khối vi mạch), viêm cầu thận, viêm kẽ thận cấp (do thuốc, do nhiễm trùng) và hoại tử ống thận cấp (thiếu máu thận kéo dài, tan máu cấp, tiêu cơ vân cấp,…).
Tổn thương niệu đạo và dương vật (hẹp bao quy đầu, hẹp niệu đạo), tăng sinh tuyến tiền liệt hoặc ung thư tuyến tiền liệt, tắc nghẽn đường tiết niệu do sỏi hoặc do khối u, chít hẹp đường tiết niệu, trào ngược bàng quang - niệu quản, …
Bệnh nhân có thể giảm lượng nước tiểu, sưng phù toàn thân tăng dần, khó thở, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, nôn, tăng huyết áp, nặng hơn có thể rối loạn nhịp tim, rối loạn ý thức, co giật hoặc hôn mê.
Xét nghiệm máu cho thấy có tăng ure, tăng creatinin, acid uric. Rối loạn điện giải thường gặp là tăng kali máu và hạ natri máu. Khí máu động mạch có thể có toan máu.
Bệnh nhân thường được chỉ định siêu âm ổ bụng để đánh giá hệ tiết niệu tìm nguyên nhân gây suy thận cấp cũng như đánh giá các biến chứng. Một số phương pháp khác như chụp phim X-quang, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, … được chỉ định tùy từng trường hợp cụ thể.
Giảm lượng nước tiểu: Một trong những dấu hiệu đáng chú ý nhất của suy thận cấp là giảm lượng nước tiểu (thiểu niệu) hoặc hoàn toàn không có nước tiểu (vô niệu). Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp suy thận cấp đều có giảm hoặc mất lượng nước tiểu.
Phù: Phù mặt, mi mắt, vùng mắt cá chân, bàn chân, lên cẳng chây, tay, hoặc các phần khác của cơ thể do tăng giữ nước và muối trong cơ thể.
Mệt mỏi và ăn kém, buồn nôn và nôn: Do tích tụ các chất độc hại và chất thải trong máu và là dấu hiệu của việc các chất thải không được loại bỏ đầy đủ qua thận.
Đau lưng và vùng thắt lưng: Đau và khó chịu ở vùng thắt lưng, có thể gặp cơn đau quặn thận do sỏi gây tắc nghẽn đường tiết niệu.
Huyết áp có thể thấp trong giai đoạn đầu của vô niệu nếu nguyên nhân là sốc. Nếu vô niệu kéo dài huyết áp sẽ tăng. Quá tải thể tích và tăng huyết áp có thể gây phù phổi cấp (khó thở tăng dần, ho khạc bọt hồng, suy hô hấp).
Rối loạn nhịp tim: Nếu có kali máu tăng sẽ gây rối loạn nhịp tim, có thể gây ngừng tim và tử vong.
Viêm màng ngoài tim, có thể gặp do urê máu tăng.
Người bệnh có thể khó thở do thừa dịch, gây tràn dịch màng phổi, dịch ổ bụng, thậm chí dịch màng tim, phù phổi cấp và nhiễm toan.
Có thể gặp chuột rút, rối loạn ý thức, co giật, hôn mê do rối loạn điện giải và urê máu tăng.
Bệnh nhân được chẩn đoán tổn thương thận cấp sẽ được xử trí tích cực tùy vào nguyên nhân gây tổn thương và từng giai đoạn tiến triển của bệnh. Nếu xử trí kịp thời chức năng thận có thể phục hồi hoàn toàn. Ngược lại, nếu những nguyên nhân gây bệnh không được loại bỏ sớm, bệnh được phát hiện muộn, người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao do những biến chứng của tình trạng suy thận. Cần lưu ý rằng suy thận cấp có thể có nguy cơ tiến triển thành bệnh thận mạn tính trong tương lai.
Tổn thương thận cấp (suy thận cấp) là một trong những bệnh lý nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe của người bệnh. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong điều trị tuy nhiên tỉ lệ tử vong hoặc để lại di chứng còn cao.
Điều trị suy thận cấp còn tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh và từng nguyên nhân cụ thể.
Bệnh nhân cần ngưng ngay tất cả các thuốc là tác nhân hoặc nghi ngờ gây suy thận cấp.
Nhanh chóng loại bỏ nguyên nhân gây suy thận cấp nếu có (giải quyết sỏi tiết niệu bằng phương pháp phù hợp, đặt sonde niệu quản, dẫn lưu bể thận qua da, đặt ống thông tiểu, phẫu thuật tuyến tiền liệt,…).
Tiếp tục điều trị các bệnh lý nguyên nhân như suy tim, xơ gan, sốc, nhiễm trùng, viêm cầu thận,…
Bệnh nhân có giảm thể tích tuần hoàn, mất máu cấp được chỉ định truyền máu, bù thêm dịch.
Bệnh nhân đái ít, có phù thường được chỉ định sử dụng thuốc lợi tiểu (tiêm hoặc uống). Điều chỉnh rối loạn nước, điện giải và cân bằng toan - kiềm nếu có rối loạn.
Trường hợp bệnh nhân nặng như đái ít hoặc vô niệu, phù to, khó thở, tăng kali máu, toan máu nặng,… hoặc một số nguyên nhân đặc biệt cần chỉ định các phương pháp lọc máu hỗ trợ như chạy thận nhân tạo, lọc máu liên tục, thay hoặc lọc huyết tương.
Chế độ dinh dưỡng, cân bằng nước điện giải phù hợp với từng giai đoạn của bệnh.
Cần thận trọng trong việc sử dụng thuốc: Chỉ dùng thuốc khi có bệnh và theo đơn bác sĩ. Tránh sử dụng thuốc bừa bãi đặc biệt là thuốc chống viêm giảm đau, thuốc kháng sinh, các thuốc thảo dược, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc đặc biệt là với những người đã có bệnh thận, đái tháo đường hoặc tăng huyết áp từ trước.
Khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh. Các bệnh mạn tính như bệnh thận mạn tính, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, sỏi tiết niệu, tăng sinh tuyến tiền liệt, … cần được theo dõi và điều trị đều đặn theo hẹn của các bác sĩ.
Xây dựng lối sống lành mạnh: Chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng các nhóm thực phẩm, tăng cường rau xanh và trái cây, tránh thực phẩm nhiều đường, muối và chất béo. Hạn chế bia rượu, thuốc lá, nước ngọt, nước có ga và các chất kích thích. Chế độ vận động phù hợp với tình trạng cơ thể và bệnh tật kèm theo.
Bổ sung các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần tự nhiên tốt cho thận như Đông trùng hạ thảo và Tinh dầu thông đỏ…
Tham khảo thêm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chính hãng tại: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Nguồn: Khoa Nội Thận - Tiết niệu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com