Thuật ngữ giải cơ thường được sử dụng để chỉ các kỹ thuật giúp làm mềm mô cơ, giảm co cứng, cải thiện lưu thông và hỗ trợ phục hồi chức năng vận động.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hành, không ít người gặp tình trạng “giải cơ rồi nhưng vẫn đau” hoặc thậm chí đau nhiều hơn sau can thiệp. Vậy nguyên nhân nằm ở đâu?
Giải cơ không phải là khái niệm lý luận chính thống của Y học cổ truyền, nhưng thường được dùng để mô tả nhóm thao tác làm giãn mô cơ, giảm căng thẳng cơ học và cải thiện chức năng vận động sau tập luyện.
Làm việc kéo dài ở tư thế không phù hợp.
Hoạt động thể lực quá mức hoặc sai kỹ thuật.
Tổn thương mô mềm sau chấn thương.
Các bệnh lý thần kinh, cột sống, khớp làm ảnh hưởng dẫn truyền thần kinh - cơ.
Lúc này, các bó sợi cơ có thể rơi vào trạng thái co rút kéo dài, mất đàn hồi, giảm lưu thông, gây đau, giới hạn vận động và ảnh hưởng đến chức năng sinh hoạt.
Trong phục hồi chức năng và kỹ thuật xoa bóp trị liệu, các kỹ thuật thường bao gồm:
Xoa, miết: làm nóng vùng cơ, tăng tuần hoàn máu.
Day, bóp, lăn: làm mềm mô cơ, giảm co thắt.
Ấn huyệt, tác động điểm đau (trigger point): giải phóng vùng kích thích đau cục bộ.
Kéo giãn cơ: phục hồi độ dài sinh lý, cải thiện biên độ vận động.
Các vùng thường can thiệp bao gồm: cổ vai gáy, thắt lưng, cơ đùi, mông, cơ cẳng chân, bàn chân - nơi dễ bị ảnh hưởng bởi tư thế sai hoặc vận động quá mức.
Giải cơ là một phần quan trọng trong điều trị phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, thể thao trị liệu và chăm sóc sức khỏe nói chung. Tuy nhiên, trong quá trình thực hành, người thực hiện và cả bệnh nhân thường mắc phải một số sai lầm làm giảm hiệu quả hoặc gây tác dụng ngược. Dưới đây là các sai lầm phổ biến và phân tích cụ thể từng nhóm:
Không phải cơn đau nào cũng do co cứng cơ. Các nguyên nhân khác như:
Chèn ép rễ thần kinh.
Viêm khớp, loãng xương.
Đau do bệnh lý nội tạng (ví dụ: đau vùng thắt lưng do thận).
Giải cơ không đúng chỉ định có thể làm trầm trọng thêm bệnh lý nền.
Nhiều người tin rằng “giải cơ” càng mạnh thì càng hiệu quả. Thực tế, kỹ thuật quá mạnh có thể gây:
Bầm tím, tụ máu.
Tổn thương mô liên kết.
Gây lệch khớp hoặc ảnh hưởng đến thần kinh lân cận.
Giải cơ là một phần trong quá trình phục hồi tổng thể, cần phối hợp:
Nghỉ ngơi hợp lý.
Tập phục hồi theo hướng dẫn.
Điều chỉnh tư thế, dinh dưỡng, tâm lý.
Nguyên nhân dẫn đến sai sót trong kỹ thuật giải cơ thường xuất phát từ nhiều yếu tố liên quan đến chuyên môn, kỹ năng, hiểu biết giải phẫu học và cả thao tác lâm sàng. Dưới đây là các nguyên nhân chính:
Sử dụng lực vượt ngưỡng chịu đựng của cơ có thể gây tổn thương mạch máu, tụ máu dưới da, rách mô mềm và khiến tình trạng đau kéo dài hoặc trầm trọng hơn sau trị liệu.
Việc áp dụng kỹ thuật “giải cơ” lên người có bệnh lý nền như thoát vị đĩa đệm, ung thư di căn xương, loãng xương nặng, hoặc đang sử dụng thuốc chống đông có thể gây biến chứng nguy hiểm như gãy xương, chảy máu nội mô hoặc tổn thương thần kinh.
Người thực hiện không được đào tạo bài bản hoặc sử dụng kỹ thuật sai (sai vị trí, sai hướng lực, sai thời gian tác động). Trường hợp lạm dụng máy massage, súng rung, con lăn cứng... có thể gây phản tác dụng nếu không phù hợp với tình trạng người bệnh.
Việc bỏ qua tín hiệu cảnh báo từ cơ thể người bệnh (như đau tăng lên, tê lan, choáng váng...) mà tiếp tục thao tác có thể dẫn đến chèn ép thần kinh, vỡ mao mạch, hoặc tổn thương mô sâu khó hồi phục.
Mặc dù “giải cơ” không được đề cập như một học thuyết trong Y học cổ truyền, nhưng nhiều phương pháp có tác dụng tương đương đã được sử dụng từ lâu, như:
Xoa bóp - bấm huyệt: nhằm thư giãn gân cơ, điều hòa khí huyết.
Châm cứu - cứu ngải - ôn châm: kích thích lưu thông khí huyết, giảm co cứng, tăng dẫn truyền thần kinh.
Giác hơi: giúp lưu thông vùng tắc nghẽn, giải trừ tà khí ở biểu phần.
Sử dụng dược liệu: Hồng sâm, Hắc sâm, Đông trùng hạ thảo và đặc biệt là Tinh dầu thông đỏ giúp tăng cường lưu thông máu, loại bỏ độc tố, phục hồi sức khỏe…
Theo lý luận cổ truyền, đau do cơ co cứng tương ứng với "tý chứng", thường do phong - hàn - thấp - nhiệt xâm nhập vào kinh lạc, làm khí huyết không lưu thông. Phép trị dùng là khu phong - tán hàn - trừ thấp - hoạt huyết thông kinh lạc.
Không nên sử dụng kỹ thuật “giải cơ” một cách tùy tiện hoặc theo hướng dẫn lan truyền trên mạng xã hội. Cần được thăm khám, đánh giá lâm sàng bởi bác sĩ hoặc kỹ thuật viên được đào tạo chuyên sâu.
Từ nhẹ đến sâu, không dùng lực quá mức.
Phản hồi hai chiều: luôn hỏi cảm nhận từ người trị liệu.
Cập nhật kiến thức và kỹ năng liên tục, đặc biệt nếu sử dụng công cụ hỗ trợ như máy rung, súng massage.
Giải cơ là một kỹ thuật có giá trị trong phục hồi chức năng và chăm sóc sức khỏe cơ - xương -khớp. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả và an toàn, kỹ thuật này cần được thực hiện đúng chỉ định, đúng phương pháp và bởi người có chuyên môn. Người bệnh cũng cần chủ động tìm hiểu, không thực hiện tùy tiện, và nên đến cơ sở y tế khi có triệu chứng bất thường sau can thiệp.
Tham khảo các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chính hãng tại: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Theo KTV PHCN. Lê Thị Minh Thịnh - Đơn vị Điều trị ban ngày - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - Cơ sở 3
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com