Hãy cùng edallyhanquoc.vn tìm hiểu 3 bệnh thường gặp vào mùa xuân hè ở trẻ em (và cả người lớn) để có những biện pháp ngăn ngừa, điều trị phù hợp nhé!
Sẩn ngứa là một trong những bệnh da thường gặp, do phản ứng viêm xuất tiết xuất hiện ở vùng lớp trung bì nông với sự thâm nhiễm của tế bào lympho và bạch cầu đa nhân trung tính. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng với thời tiết nóng ẩm cùng với sự phát triển các loại côn trùng như muỗi, bọ chét…, tỷ lệ mắc sẩn ngứa ở mùa xuân hè cao hơn so với những thời điểm khác trong năm.
Không phát hiện được căn nguyên, nguyên nhân bệnh nội khoa, dị ứng, kích thích cơ học, ánh sáng, viêm da cơ địa…
Có nhiều căn nguyên gây bệnh, tuy nhiên vào mùa xuân hè nguyên nhân thường gặp là do tiếp xúc với côn trùng (muỗi, bọ chó/mèo, dĩn…) hoặc do nhiễm ký sinh trùng (lâu ngày không được tẩy giun, nhiễm sán…). Đa phần những trường hợp sẩn ngứa ở trẻ em đều ít khi xảy ra do cơ quan nội tạng mà cha mẹ cần chú ý đến tác nhân bên ngoài như đã nêu trên.
Sẩn phù dạng mày đay.
Sẩn đỏ hoặc mảng đỏ.
Mụn nước: xuất hiện trên sẩn phù, sẩn hoặc mảng đỏ, mụn nước có thể vỡ gây tiết dịch và đóng vảy tiết.
Sẩn cục: tổn thương sẩn chắc, màu đỏ nâu hoặc xám, kích thước 1-2cm.
Vết xước do cào gãi.
Tổn thương rải rác, chủ yếu vùng da hở.
Tìm nguyên nhân để loại bỏ: điều trị căn nguyên bệnh nền gây sẩn ngứa.
Hạn chế gãi, chà xát.
Tuyệt đối không dùng lá khế hay lá trầu không để đắp, tắm.
Đối với các sẩn ngứa do côn trùng đốt có thể sử dụng thuốc corticosteroid bôi. Tùy vào vị trí và mức độ tổn thương mà các bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể. Ngoài ra, có thể bôi thêm dưỡng ẩm, sử dụng thuốc kháng histamin uống để giảm ngứa gãi. Trong những trường hợp bội nhiễm, các bác sĩ có thể cân nhắc kê thêm kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân.
Để phòng bệnh và hạn chế tái phát cần tránh các yếu tố kích thích như côn trùng đốt, giun sán, một số nguyên nhân như thuốc, thức ăn, hóa chất.
Vệ sinh xung quanh khu vực sinh sống. Sử dụng các sản phẩm ngăn ngừa côn trùng đốt trên da. Trẻ có thể mặc quần áo dài, thoáng mát để hạn chế côn trùng đốt. Vệ sinh thường xuyên nhà cửa, chăn màn, vật nuôi,…
Trẻ nên được tẩy giun định kỳ.
Hạn chế ra nắng, mặc quần áo bảo vệ đối với sẩn ngứa do ánh sáng.
Ở cơ thể người các loài vi nấm này chỉ có thể nhiễm, sống và gây bệnh ở lớp sừng của da, lông và móng (không sống và gây bệnh được ở miệng và âm đạo là nơi thiếu lớp sừng).
Nấm da do Dermatophytes thường do các giống nấm:
Microsporum (1 loài)
Trichophyton (23 loài)
Epidermophyton (18 loài)
Nguồn gốc: người, súc vật, đất.
Sự lây nhiễm bệnh do tiếp xúc với các vảy da có mang bào tử nấm từ người bệnh, đặc biệt trong môi trường sống tập thể thiếu vệ sinh và khí hậu nóng ẩm.
Có nhiều vị trí nấm da khác nhau như vùng thân, bẹn, tay, chân, đầu với các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, edallyhanquoc.vn sẽ chia sẻ về nấm vùng da đầu là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em so với các vị trí nấm khác.
Nấm vùng da đầu (Tinea capitis): Bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, do tiếp xúc mật thiết với người bệnh, thường ở chung nhà. Bào tử nấm phát tán vào không khí, lưu lại lâu dài ở lược chải tóc, bàn chải, mền, điện thoại bàn,… Nhiễm Microsporum canis từ vật nuôi (đặc biệt là mèo). Có 4 dạng lâm sàng:
Nấm da đầu dạng viêm da tiết bã (thường gặp nhất): có vảy dính chặt ở da đầu lan toả hoặc loang lổ, mịn, trắng. Thường có viêm hạch.
Nấm da đầu dạng viêm (Kerion): một hoặc vài vùng da rụng tóc có mủ với viêm lầy, nhạy đau, khi lành có thể để lại sẹo. Có thể có sốt, hạch vùng chẩm, tăng bạch cầu.
Nấm da đầu dạng “chấm đen”: có những vùng rụng tóc rộng với da không viêm. Da đầu tróc vảy ít hoặc trung bình, có thể có hạch chẩm. Do các bào tử nhân đôi làm yếu và gãy tóc sát da đầu làm xuất hiện các chấm đen.
Nấm da đầu dạng có mủ: có những vùng có mủ hoặc vảy ở bề mặt.
Cần thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán xác định nấm da.
Cạo da tìm nấm trực tiếp với dung dịch KOH.
Cấy tìm nấm nếu việc xét nghiệm trực tiếp không xác định được.
Nguyên tắc điều trị:
Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, tránh lây lan.
Điều trị đúng phác đồ, đủ liệu trình, đủ liều và liên tục.
Áp dụng các biện pháp khử mầm bệnh trong áo quần và đồ dùng vào cuối đợt điều trị; điều trị đồng loạt nếu trong tập thể sống chung có lan tràn bệnh.
Điều trị cụ thể: Cần điều trị đồng thời bằng cả đường uống và bôi tại chỗ:
Griseofulvin 20-25 mg/kg/ngày (dung dịch tinh thể nhỏ) hoặc 15-20 mg/kg/ngày (viên nang tinh thể siêu nhỏ), chia làm 1-2 lần/ ngày x 6-8 tuần. Nên uống kèm thức ăn có chất béo như sữa toàn phần để tăng hấp thu.
Griseofulvin vốn luôn là lựa chọn hàng đầu, nhưng nhiều trẻ không dung nạp với liều cao và một số khác lại không đáp ứng.
Điều trị thêm 2 tuần sau khi tìm nấm trực tiếp hoặc cấy nấm âm tính.
Terbinafine trong 4-6 tuần có thể là điều trị hiệu quả nhất, điều trị theo cân nặng.
Itraconazole 25-100 mg/ngày (2,5-5 mg/kg/ngày) x 6-8 tuần.
Fluconazole 6-8mg/kg/ngày x 6-8 tuần. Liều đơn 150 mg mỗi tuần trong 4 tuần được áp dụng cho trẻ lớn hơn.
Có thể ức chế phản ứng viêm của kerion bằng steroids bôi, uống hoặc trong tổn thương.
Prednisone 1-2 mg/kg/ngày có thể đẩy nhanh sự phục hồi và ngăn việc tạo sẹo.
Gội bằng các dầu gội làm giảm nguy cơ phóng thích bào tử và có tác dụng bảo vệ những người sống chung nhà. Dầu gội có thành phần selenium sulfide 1% hoặc ketoconazole 2% trong mỗi ngày ở 2 tuần đầu, rồi 2 lần mỗi tuần trong suốt thời gian còn lại của liệu trình uống kháng nấm.
Các thành viên khác của gia đình cũng nên sử dụng dầu gội 2-3 lần/tuần.
Theo dõi trước, trong và sau điều trị.
Tiêu chuẩn khỏi bệnh căn cứ trên tình trạng lâm sàng, xét nghiệm tìm nấm, và quan trọng nhất là theo dõi sự tái phát để đánh giá.
Các biện pháp phòng ngừa nhằm giúp thời gian lành bệnh kéo dài, tránh tái phát và tái nhiễm:
Áp dụng các biện pháp khử mầm bệnh trong áo quần và đồ dùng cá nhân (áo quần, giày vớ, khăn lau mặt và khăn tắm, chậu giặt…) bằng biện pháp nhiệt, bằng bột hay dung dịch kháng nấm.
Không dùng chung chậu giặt, áo quần, khăn lau…
Điều trị nguồn lây từ người bệnh và cả súc vật (thỏ, mèo…)
Chống ẩm ướt, mặc đồ thoáng.
Viêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang là một phản ứng cấp tính của da với độc tố của kiến ba khoang. Biểu hiện lâm sàng khá giống với herpes, Zona, giời leo với tổn thương thành dải đỏ, phù có trường hợp có mụn nước mụn mủ vị trí vùng hở là chủ yếu nên dễ chẩn đoán nhầm.
Do kiến ba khoang (paederus) gây nên, chúng sinh sản quanh năm, nhưng chủ yếu nhiều vào mùa mưa thời tiết nóng ẩm. Đây là loại côn trùng vùng nhiệt đới, nóng ẩm.
Đối với các loài này thường hoạt động vào ban đêm nhưng Paederus lại hoạt động ban ngày (điều này có thể giải thích được tại sao buổi tối hay gặp Paederus quanh bóng điện sáng). Chúng ưa khí hậu ẩm. Ta có thể gặp Paederus ở quanh bóng đèn trong các buồng làm việc, buồng ngủ, nhất là ở các cơ quan đóng quân cạnh đồng ruộng, hồ, rác.
Vào mùa mưa ban đêm Paederus theo ánh đèn bay vào buồng làm việc, buồng ngủ, buồng tắm. Bệnh nhân làm việc, ngủ, tắm dưới ánh đèn bị côn trùng rơi vào cổ mặt, phần hở thân mình vô tình dơ tay quệt, đập làm côn trùng có chứa chất pederin xiết lên da, hoặc côn trùng bám vào khăn mặt rơi vào bồn rửa, bệnh nhân không chú ý nên xát phải côn trùng lên da và gây viêm da phỏng nước.
Ban đầu bệnh nhân thấy hơi ngứa rát, căng da, biểu hiện đỏ một vùng da, sau 6-12h thành một đám hơi nề, đỏ cộm thành vệt, trên đó nổi những mụn nước to nhỏ không đều 1-5mm, 1-3 ngày sau thành phỏng nước phỏng mủ. Lúc này thấy cảm giác đau, rát càng tăng. Có thể kèm theo ngây ngấy sốt, khó chịu, nổi hạch, đau vùng cổ, nách, bẹn tương ứng với tổn thương. Nếu tổn thương ở gần mắt có thể sưng húp cả 2 mắt, 2-3 ngày mới đỡ, ở bẹn có thể nổi hạch bẹn sưng đau đi lại khó.
Các phỏng mủ tiến triển ngoài 3 ngày thì đóng vẩy tiết khô dần, khi rụng vẩy để lại vết xẫm màu, toàn bộ đợt tiến triển có thể kéo dài 5-20 ngày.
Có một số ít bệnh nhân chỉ nổi vết đỏ, lấm tấm mụn nước nhỏ hơi ngứa lặn sau 3-5 ngày, không thành phỏng nước phỏng mủ.
Trong một mùa mua bệnh nhân có thể bị 2-3 lần.
Dùng các dung dịch dịu da, sát khuẩn nhẹ như dung dịch Jarish, kẽm oxyd, mỡ kháng sinh.
Nếu mủ nhiều, đau có thể dùng kháng sinh chung, kháng Histamin tổng hợp, thuốc giảm đau có thể dùng corticoid bôi hoặc đường toàn thân.
Trường hợp nhẹ bệnh có thể tự khỏi.
Khi làm việc dưới ánh đèn tránh phản xạ quệt tay khi có cảm giác côn trùng rôi vào cổ, mặt (khó thực hiện, vì đây là phản xạ…).
Buổi tối khi tắm rửa chú ý giũ mạnh khăn mặt trước khi dùng.
Vào mùa mưa đề phòng côn trùng bay vào nhà ta có thể xịt các thuốc diệt côn trùng không hại.
Khi bắt đầu thấy rát ở một vùng da có thể rửa vùng đó bằng nước muối, xà phòng… để ngăn không nổi thành phỏng nước, phòng mủ.
Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/5-benh-ngoai-da-thuong-gap-vao-mua-he.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com