Hotline

0902158663
MENU
0
30/03/2024 - 9:04 PMedallyhanquoc.vn 66 Lượt xem

Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bất cứ đối tượng nào tiếp xúc với mầm bệnh đều có thể bị bệnh bạch hầu. Thông thường, trẻ từ 1 - 10 tuổi bị nhiều nhất do kháng thể từ người mẹ truyền sang không còn, khả năng miễn dịch thấp nên dễ bị bệnh hơn.

Hãy theo dõi chia sẻ của TS BS. Huỳnh Minh Tuấn - Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Đại học Y Dược để tìm hiểu về mức độ nguy hiểm, đối tượng dễ mắc bệnh, nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và các biện pháp phòng ngừa, điều trị bệnh bạch hầu.

Bệnh bạch hầu và những điều cần biết để điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Bệnh bạch hầu và những điều cần biết để điều trị và phòng ngừa hiệu quả

1. Bệnh bạch hầu là gì? Nguyên nhân gây bệnh?

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn nhiễm độc cấp tính và nguy hiểm với đặc trưng là có giả mạc (màng giả) ở các vùng a-mi-đan, hầu họng, thanh quản. Bệnh cũng có thể xuất hiện trên da hoặc các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc niêm mạc của đường tiết niệu-sinh dục. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng và gây thành dịch. Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm phải những dòng vi khuẩn bạch hầu (tên khoa học là Corynebacterium diphtheriae) có khả năng sản sinh ngoại độc tố (độc tố bạch hầu).

2. Bạch hầu có phải là một bệnh nguy hiểm? Tỉ lệ tử vong của bệnh này là bao nhiêu?

Đây là một bệnh rất nguy hiểm. Trong các thể bệnh nặng (ví dụ bạch hầu thanh quản), người bệnh thường có tình trạng nhiễm khuẩn nhiễm độc rất nặng, ngoại độc tố bạch hầu ngoài gây tổn thương tại chỗ là giả mạc còn gây nhiễm độc thần kinh, viêm cơ tim, có thể dẫn đến tử vong trong vài ngày đến 1 tuần. Tỉ lệ tử vong 5-10%..

3. Bệnh bạch hầu lây lan như thế nào?

Lây truyền trực tiếp do hít phải chất tiết từ đường hô hấp của người bệnh (là các giọt nước nhỏ li ti phát ra từ đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện).

Trong nhiều trường hợp khác, vi khuẩn trong chất tiết từ đường hô hấp của người bệnh có thể lây nhiễm và tồn tại trên bề mặt của các đồ vật xung quanh người bệnh từ vài ngày đến vài tuần; trong sữa, nước uống vi khuẩn sống đến 20 ngày; trong tử thi vi khuẩn sống được 2 tuần… Từ đó, vi khuẩn có thể lây nhiễm vào người lành và gây bệnh.

Trong một số trường hợp hiếm gặp hơn, vi khuẩn có thể lây trực tiếp từ các sang thương trên da.

Nguồn lây truyền: người bệnh và/hoặc người lành mang mầm bệnh.

Thời kỳ lây truyền: cuối thời kỳ ủ bệnh hoặc ngay khi khởi phát bệnh, có thể kéo dài từ 2-4 tuần.

4. Bệnh thường gặp ở những đối tượng nào?

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ đều có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên với trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, người cao tuổi có sức đề kháng yếu, hoặc những người mắc các bệnh mạn tính, người đang phải sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch (làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể) thì sẽ dễ mắc bệnh hơn. Các cộng đồng dân cư có mật độ dân số cao cũng có khả năng lây lan bệnh nhiều và nhanh.

5. Triệu chứng của bệnh bạch hầu?

Các triệu chứng bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện trong vòng 2 - 5 ngày sau khi nhiễm phải vi khuẩn như:

  • Hình thành các giả mạc màu trắng ngà hoặc xám ở các vùng a-mi-đan, hầu họng, thanh quản; đặc điểm của giả mạc là bám chặt vào các mô viêm xung quanh, nếu bóc ra sẽ chảy máu.

  • Các triệu chứng phổ biến khác: Sốt, ớn lạnh, sưng cổ, ho, viêm họng, da xanh tái, chảy nước dãi, cảm giác lo lắng.

  • Khi bệnh tiến triển nặng lên, có thể xuất hiện triệu chứng hó thở, khó nuốt, thay đổi thị lực, nói lắp.

Biểu hiện của bệnh bạch hầu

Biểu hiện của bệnh bạch hầu

6. Biến chứng trong bệnh bạch hầu?

Sốc.

Nhiễm độc thần kinh, tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên và thần kinh cảm giác.

Viêm cơ tim.

7. Bệnh bạch hầu điều trị như thế nào?

Dùng kháng ngoại độc tố bạch hầu: huyết thanh kháng độc tố.

Dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn bạch hầu, thường sử dụng các thuốc penicillin G hoặc erythromycin (thuốc này cũng sử dụng cho người lành mang mầm bệnh).

Các biện pháp hỗ trợ hô hấp (đặt nội khí quản, thở máy), thần kinh và tim (đặt máy tạo nhịp tim) (khi xảy ra các biến chứng).

8. Người đã tiêm chủng bệnh bạch hầu có nguy cơ nhiễm lại bệnh hay không?

Nhìn chung, người đã tiêm phòng bệnh bạch hầu hoặc đã từng mắc bệnh bạch hầu thì sẽ có miễn dịch lâu dài suốt đời. Theo lý thuyết, những đối tượng này sẽ không mắc lại bệnh nữa. Tuy nhiên,  vẫn cần lưu ý rằng bản chất của vắc-xin là giải độc tố (tức là chính bản thân của ngoại độc tố bạch hầu được xử lý làm cho bất hoạt), cho nên người đã được tiêm đầy đủ liều vắc-xin và có khả năng miễn dịch vẫn có thể nhiễm vi khuẩn và gây ra các bệnh tại chỗ như viêm họng. Ngoài ra, cũng cần lưu ý trong các trường hợp khác mặc dù hiếm gặp, là cơ thể có một khiếm khuyết nào đó trong hệ miễn dịch nên mặc dù được tiêm vắc-xin cũng không tạo ra khả năng miễn dịch và khả năng miễn dịch cũng có thể giảm dần theo thời gian.

Để đánh giá hiệu quả của tiêm vắc-xin bạch hầu, có thể thực hiện phản ứng Schick. Nếu phản ứng Schick (+), có nghĩa là cơ thể không có kháng thể bạch hầu và cần phải tiêm vắc-xin; nếu phản ứng Schick (-), có nghĩa là trong cơ thể đã có kháng thể trung hoà độc tố và không cần tiêm vắc-xin.

9. Lịch tiêm chủng bệnh bạch hầu như thế nào?

Hiện nay, vắc-xin phòng bệnh bạch hầu thường được kết hợp với các vắc-xin phòng bệnh khác (ví dụ: uốn ván, ho gà… trong Chương trình tiêm chủng mở rộng) trong cùng 1 mũi tiêm. Lịch tiêm chủng cũng có thể có chút sự thay đổi đối với các đối tượng trẻ nhỏ, trẻ lớn, người lớn, phụ nữ có thai…

Thông thường, trẻ nhỏ cần tiêm 3 mũi đầu cách nhau 1 tháng, 1 mũi nhắc lại cách 1 năm, tiếp theo sau đó là mũi nhắc lại cách 7-10 năm. Đối với trẻ lớn và người lớn, cần tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng, mũi nhắc lại cách 9-12 tháng, tiếp theo sau đó là mũi nhắc lại cách khoảng 10 năm.

Khi tiêm chủng cần lưu ý một số điều sau: Nếu bị sốt, cần đợi thân nhiệt hạ về mức bình thường rồi mới tiêm. Đối với người lớn có bệnh nền, cần đợi bệnh thuyên giảm rồi mới tiêm và có sự theo dõi của bác sĩ. Đối với phụ nữ có thai: tiêm phòng bạch hầu trong 3 tháng cuối thai kỳ (từ tuần 27 đến trước tuần 35), giúp bảo vệ em bé khi ra đời.

10. Lời khuyên của bác sĩ đối với cộng đồng để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, nhất là gia đình có con nhỏ?

Cần thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh bạch hầu cho mọi người, nhất là cho các bậc phụ huynh, thầy cô giáo (đặc biệt trong các trường mầm non, nhà trẻ, các trường cấp 1) để họ có đầy đủ kiến thức và năng lực thực hành nhằm phát hiện sớm bệnh, cách ly, phòng bệnh và cộng tác với cán bộ y tế; cho trẻ em đi tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu. Nên vệ sinh phòng bệnh bằng cách giữ nhà ở, nhà trẻ, lớp học, phòng làm việc… phải thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng mặt trời; thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn, tẩy uế nhà cửa phòng ốc…

Nên hướng dẫn trẻ vệ sinh tay với nước và xà phòng ở các thời điểm trước khi ăn, sau khi vệ sinh, khi nhìn thấy tay bẩn; hướng dẫn trẻ vệ sinh thân thể: tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo thường xuyên hàng ngày; hướng dẫn trẻ vệ sinh hô hấp: dùng khăn giấy che mũi và miệng khi ho, hắt hơi; sau đó bỏ khăn giấy vào thùng rác (tốt nhất là loại có nắp đậy) và vệ sinh tay ngay với nước và xà phòng.

Chủ động tăng cường sức đề kháng bằng việc bổ sung một số loại thực phẩm bổ sung như: Tinh dầu thông đỏ, Đông trùng hạ thảo, Hồng sâm, Hắc sâm

Top những thực phẩm chức năng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh bạch hầu

Top những thực phẩm chức năng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh bạch hầu

Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html

Nên hạn chế đến nơi có tụ tập đông người nếu không cần thiết. Nên cho trẻ đi tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu đầy đủ theo Chương trình tiêm chủng mở rộng. Nếu có thể thì sau khoảng 5 năm tiến hành xét nghiệm phản ứng Schick để đánh giá tình trạng miễn dịch bạch hầu ở trẻ em.

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.

Tin liên quan

Sulfur Là Gì Trong Mỹ Phẩm Và Có Tác Dụng Gì Với Làn Da? Sulfur Là Gì Trong Mỹ Phẩm Và Có Tác Dụng Gì Với Làn Da?
Sulfur còn được gọi là diêm sinh hay lưu huỳnh là một nguyên tố tự nhiên có sẵn khá nhiều trong thiên nhiên ở các vùng núi lửa. Lưu huỳnh có thể tìm thấy ở...
Hoạt Chất Ceramide Trong Mỹ Phẩm - Thành Phần Bảo Vệ Làn Da Toàn Diện Hoạt Chất Ceramide Trong Mỹ Phẩm - Thành Phần Bảo Vệ Làn Da Toàn Diện
Trong bảng thành phần của nhiều key hàng “cao cấp” luôn xuất hiện "cái tên" Ceramide với công dụng chính nâng cao hàng rào bảo vệ cho làn da. Giúp làn da chống...
Ferulic Acid - Ngôi Sao Trị Mụn, Kháng Viêm Cho Làn Da Mụn Kích Ứng Ferulic Acid - Ngôi Sao Trị Mụn, Kháng Viêm Cho Làn Da Mụn Kích Ứng
Khác hẳn với các hoạt chất trị mụn "thông thường" chỉ "xoay quanh" những vấn đề như: gom nhân mụn, làm "xẹp mụn",.... Ferulic Acid - hoạt chất "mới nhất" vừa...
Thủ Phạm Phá Hủy Collagen Trong Da Và Hiện Tượng Nở Rộ Key Hàng Chống Lão Hóa Thủ Phạm Phá Hủy Collagen Trong Da Và Hiện Tượng Nở Rộ Key Hàng Chống Lão Hóa
Collagen là một loại protein chiếm đến 70% cấu trúc da, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ đàn hồi, săn chắc và mịn màng của làn da. Tuy nhiên, quá trình...
Xu Hướng Mỹ Phẩm Mô Phỏng Sinh Học Liệu Rằng Sẽ Lên Ngôi? Xu Hướng Mỹ Phẩm Mô Phỏng Sinh Học Liệu Rằng Sẽ Lên Ngôi?
Thuật ngữ mô phỏng sinh học vẫn còn “lạ lẫm” trong “giới làm đẹp” tại Việt Nam, nhưng đây là từ khóa được “réo tên liên tục trong nhiều diễn đàn...
Bí Mật Chọn Sữa Rửa Mặt Giúp Làn Da Đẹp Lên Từng Ngày Bí Mật Chọn Sữa Rửa Mặt Giúp Làn Da Đẹp Lên Từng Ngày
80% sự thành công trong quy trình skincare là chọn được sữa rửa mặt phù hợp với nền da. Nhiều beauty blogger chia sẻ: hầu hết những phương pháp dưỡng da từ đơn...
Top 3 Xu Hướng Dưỡng Da Bùng Nổ Giới Làm Đẹp Toàn Cầu Top 3 Xu Hướng Dưỡng Da Bùng Nổ Giới Làm Đẹp Toàn Cầu
Xu hướng “làm đẹp” mỗi ngày mỗi “đổi mới”, nhưng Top 3 từ khóa glasskin, skincyling, yoga face vẫn “mãi hot” bất kể thời gian và không gian. Những “tín...
Điều Gì Sẽ Xảy Ra Nếu Không Chống Nắng Thường Xuyên? Điều Gì Sẽ Xảy Ra Nếu Không Chống Nắng Thường Xuyên?
Ánh nắng mặt trời không chỉ cung cấp vitamin D, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường trao đổi chất mà còn là nguồn năng lượng có tác động tích cực lên...
Các Phương Pháp Điều Trị Cho Da Tăng Tiết Dầu An Toàn Và Hiệu Quả Các Phương Pháp Điều Trị Cho Da Tăng Tiết Dầu An Toàn Và Hiệu Quả
Da tăng tiết dầu là tình trạng gây ra bởi sự gia tăng sản xuất dầu trên da (bã nhờn), khiến da có cảm giác nhờn, trông bóng và lỗ chân lông có vẻ to ra.
4 Hiểu Lầm Về Phương Pháp Làm Đẹp Mesotherapy Không Phải Ai Cũng Biết 4 Hiểu Lầm Về Phương Pháp Làm Đẹp Mesotherapy Không Phải Ai Cũng Biết
Phương pháp làm đẹp Mesotherapy Mesotherapy đã và đang được ứng dụng phổ biến trong da liễu thẩm mỹ, đem lại hiệu quả cao vượt trội khi kết hợp cùng các phương...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

5 Thành Phần Acid Vàng Trong Mỹ Phẩm Giữ Gìn Làn Da Không Tuổi 5 Thành Phần Acid Vàng Trong Mỹ Phẩm Giữ Gìn Làn Da Không Tuổi
Với các tín đồ làm đẹp, trong quy trình skincare chống lão hóa thì việc hiểu rõ về các thành phần Acid tự nhiên trong mỹ phẩm sẽ giúp bạn đạt được làn da...

10 Lý Do Bạn Nên Thoa Kem Chống Nắng Mỗi Ngày 10 Lý Do Bạn Nên Thoa Kem Chống Nắng Mỗi Ngày
Da sạm nám, lão hóa nhanh, dễ kích ứng và nổi mụn phần lớn cũng đến từ việc chúng ta không bảo vệ hằng ngày với kem chống nắng.

Cách Chăm Sóc Da Theo Từng Độ Tuổi Cách Chăm Sóc Da Theo Từng Độ Tuổi
Trong hành trình chăm sóc sắc đẹp, việc hiểu rõ và áp dụng các bí kíp chăm sóc da phù hợp với từng độ tuổi là chìa khóa để có làn da mịn màng, rạng rỡ...

3 Biến Chứng Tiểu Đường Thường Gặp Trong Mùa Lạnh Và Cách Phòng Ngừa 3 Biến Chứng Tiểu Đường Thường Gặp Trong Mùa Lạnh Và Cách Phòng Ngừa
Thời tiết chuyển lạnh khiến cơ thể cần nhiều năng lượng hơn để giữ ấm, do vậy người bệnh tiểu đường thường có cảm giác đói và thèm ăn nhanh hơn, dẫn...

Thực Phẩm Tốt Cho Người Bệnh Lý Tuyến Giáp Ngày Lễ Tết Thực Phẩm Tốt Cho Người Bệnh Lý Tuyến Giáp Ngày Lễ Tết
Với những người mắc các bệnh về tuyến giáp như suy tuyến giáp, u tuyến giáp, rối loạn tuyến giáp, hay ung thư tuyến giáp... thường mất nhiều thời gian điều...

5 Nguyên Tắc Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Bà Bầu Trong Kỳ Nghỉ Lễ Dài Ngày 5 Nguyên Tắc Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Bà Bầu Trong Kỳ Nghỉ Lễ Dài Ngày
Trong dịp nghỉ lễ Tết Nguyên đán dài ngày, phụ nữ Việt thường phải bận rộn với công việc dọn dẹp nhà cửa, bếp núc và nhiều việc không tên khác... Tuy...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon