Hotline

0902158663
MENU
0
11/09/2023 - 4:17 PMedallyhanquoc.vn 162 Lượt xem

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm có khả năng tử vong. Bên cạnh việc chủ động phòng bệnh, điều trị kịp thời, chăm sóc cho người bệnh sốt xuất huyết đúng cách là vô cùng cần thiết.

Dịch sốt xuất huyết đang có xu hướng tăng nhanh, đáng lưu ý rằng đây mới là thời kỳ bắt đầu đỉnh dịch sốt xuất huyết và dự báo số ca mắc còn tiếp tục gia tăng, diễn biến vô cùng phức tạp.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết, người thân cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ chẩn đoán xác nhận và chỉ định điều trị.

Với người bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ có thể được điều trị tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ, dưới đây là những lưu ý giúp bạn chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết hiệu quả.

Bệnh nhân sốt xuất huyết: Để hồi phục nhanh nên bổ sung dinh dưỡng thế nào?

Bệnh nhân sốt xuất huyết: Để hồi phục nhanh nên bổ sung dinh dưỡng thế nào?

1. Nguyên tắc khi chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Đảm bảo người bệnh được nghỉ ngơi đầy đủ trong màn, có xịt thuốc đuổi muỗi.

Cho người bệnh uống nhiều nước (từ 2-3 lít nước hoặc nước hoa quả, Oresol theo sự hướng dẫn của bác sĩ).

Cân đối nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho người bệnh sốt xuất huyết, nhất là cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất.

Sử dụng Paracetamol để làm dịu cơn sốt và giảm đau, mỗi lần sử dụng nên cách nhau từ 4 đến 6 giờ và không nên dùng quá 4 lần 1 ngày. Tránh sử dụng aspirin hoặc ibuprofen vì có thể khiến tình trạng xuất huyết trầm trọng hơn.

Học cách nhận biết các dấu hiệu sốt xuất huyết nặng. Nếu những triệu chứng này xuất hiện, hãy đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Đau bụng dữ dội: cơn đau liên tục, cảm giác đau tăng nhất là ở vùng gan.

Li bì, lừ đừ, vật vã.

Nôn ói.

Có biểu hiện thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch.

Tràn dịch màng phổi, mô kẽ (có thể suy hô hấp), màng bụng, phù nề mi mắt.

Thoát nhiều huyết tương có thể dẫn đến sốc, với biểu hiện vật vã, bứt rứt hay li bì, lạnh đầu chi, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt hoặc tụt huyết áp, không đo được huyết áp, da lạnh, tiểu ít.

Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen.

Khi chăm sóc người bệnh, người thân nên mặc quần áo dài, sáng màu và xịt thuốc đuổi muỗi.

Nguyên tắc khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết để bệnh nhân nhanh hồi phục

Nguyên tắc khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết để bệnh nhân nhanh hồi phục

2. Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Khi người bệnh bị sốt cao: Ăn lỏng.

Khi sốt giảm và người bệnh dần hồi phục: Ăn nhẹ.

Chia lượng nhỏ và nhiều bữa ăn trong ngày, chế độ ăn lỏng, uống nhiều nước cung cấp nhiều nước giúp bù lượng nước mất đi khi sốt cao. Tránh thức ăn rắn cho tới khi hết sốt

3. Thực phẩm nên dùng cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Nên tăng cường uống các loại nước lọc, nước canh, đặc biệt là nước dừa giúp bổ sung chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp mất nước do sốt cao, nước cam, chanh, bưởi giàu Vitamin C tăng cường sức đề kháng, giúp tăng độ bền vững của thành mạch, rất tốt cho người bệnh sốt xuất huyết.

Tăng cường thực phẩm giàu protein như: Trứng, thịt, cá, sữa…

Cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin A (trứng, sữa, cá, thịt, gan lợn, tôm, rau ngót, rau muống, rau dền, rau bí; gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài…), thực phẩm giàu kẽm (thịt màu đỏ, trứng) để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Ưu tiên sử dụng Bữa ăn lành mạnh Edally Healthy Meal hoặc các món ăn nên nấu dưới dạng lỏng và mềm như cháo, súp để người bệnh dễ ăn và dễ hấp thu hơn.

Nên ăn ít một, chia làm nhiều bữa trong ngày. Các bữa phụ có thể uống thêm sữa công thức giàu dinh dưỡng để bổ sung dinh dưỡng.

Đối với trẻ còn bú mẹ, cần tiếp tục cho trẻ bú như bình thường. Nếu thiếu sữa mẹ thì cho trẻ uống sữa công thức giàu Calo.

Trẻ trong độ tuổi ăn dặm, cha mẹ nên nấu đa dạng nhiều món ăn, ưu tiên thực phẩm giàu vitamin D, A, kẽm, sắt… Cần chế biến mềm, nấu dạng lỏng, dễ tiêu hóa và hấp thu.

Người bị sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi?

Người bị sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi?

4. Thực phẩm hạn chế dùng cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Các thức ăn, đồ uống có màu đỏ sẫm (tiết, củ dền…) bởi những thực phẩm này dễ gây nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa.

Các loại thực phẩm giàu chất béo no khó tiêu hóa: Phủ ngũ tạng, trứng lộn, thịt động vật non, các loại thực phẩm chế biến sẵn giàu chất béo (thực phẩm chiên, rán…).

Không uống chè, cà phê, cacao, không hút thuốc lá,…

Không uống bia rượu, các loại nước ngọt có ga đóng chai,...

5. Một số lưu ý quan trọng khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết

Không tự ý truyền dịch tại nhà vì có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp, đe dọa tính mạng của người bệnh.

Không cạo gió vì khiến người bệnh đau, gây chảy máu và nhiễm trùng.

Không tự ý dùng kháng sinh vì sốt xuất huyết là bệnh do virus, kháng sinh không có tác dụng điều trị.

Không tự ý sử dụng các lọai Thực phẩm chức năng hay các sản phẩm có tác dụng tăng cường lưu thông máu.

Người bệnh điều trị sốt xuất huyết tại nhà cần được theo dõi chặt chẽ, tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ; cần được xét nghiệm công thức máu, tiểu cầu hằng ngày để đánh giá mức độ bệnh và có hướng điều trị phù hợp. Tuân thủ tái khám đúng lịch để tránh biến chứng đáng tiếc.

6. Khi nào người bị sốt xuất huyết cần được theo dõi tại bệnh viện?

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue lây truyền qua muỗi. Bệnh có biểu hiện đa dạng và diễn tiến qua 3 giai đoạn bệnh là giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm/ nặng, và giai đoạn phục hồi.

Phần lớn các trường hợp bị sốt xuất huyết có thể điều trị ngoại trú, theo dõi tại cơ sở y tế, và có thể phục hồi khỏe mạnh.

Tuy nhiên trong thời gian điều trị ngoại trú, cần theo dõi sát, phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm sớm, bệnh tiến triển nặng để nhanh chóng nhập viện và can thiệp điều trị đúng cách. Bởi có những trường hợp đáng tiếc đã tử vong do phát hiện và điều trị trậm trễ.

Những dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết chuyển sang giai đoạn nặng bệnh nhân cần nhập viện:

  • Đau bụng dữ dội.

  • Nôn liên tục, tăng lên về số lượng và dịch nôn.

  • Xuất hiện chảy máu lợi, chân răng, chảy máu cam.

  • Đại tiện phân đen hoặc có máu đỏ.

  • Thở nhanh, đi tiểu ít.

  • Mệt mỏi, bồn chồn, cơ thể vật vã hoặc li bì.

Giai đoạn nguy hiểm thường diễn ra từ ngày 3 đến ngày 7 sau khi bị sốt ngày đầu tiên, vì thế nhận thấy các dấu hiệu kể trên, bạn nên nhanh chóng nhập viện để được thăm khám xác định giai đoạn sốt xuất huyết đang xảy ra, từ đó sẽ có phương hướng điều trị phù hợp, hạn chế những biến chứng trầm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết

7. Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh, do đó biện pháp hữu hiệu nhất là chủ động phòng tránh thông qua một số biện pháp sau:

  • Phòng tránh muỗi đốt bằng cách diệt muỗi, loăng quăng và bọ gậy.

  • Khi đi ngủ nên bỏ màn.

  • Thường xuyên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.

  • Loại bỏ các ổ nước đọng trong nhà và ngoài nhà để không cho muỗi sinh sản và phát triển.

Nếu có các biểu hiện nghi ngờ mắc sốt xuất huyết như sốt cao, đau đầu dữ dội vùng trán hoặc sau đầu, đau hốc mắt, phát ban và mẩn đỏ cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tuyệt đối không tự điều trị tại nhà.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Tin liên quan

Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Đái Tháo Đường  Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Đái Tháo Đường Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả
Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là tình trạng nồng độ glucose trong máu quá cao, gây tổn thương mạch máu và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận...
Các Bệnh Lý Thường Gặp Ở Tuyến Giáp Các Bệnh Lý Thường Gặp Ở Tuyến Giáp
Tuyến giáp có hình dạng con bướm ở phía trước cổ, đây là một tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể, bài tiết ra 3 hormone lưu hành trong máu bao gồm 2 hormone...
Các Loại Đột Quỵ Thường Gặp Và Cách Nhận Biết ️ Các Loại Đột Quỵ Thường Gặp Và Cách Nhận Biết ️
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong do đột quỵ cao nhất thế giới, trung bình mỗi năm có hơn 200.000 ca đột quỵ. Nhưng chỉ có khoảng 14% trường...
Đột Quỵ Thiếu Máu Não Cấp Tính Là Gì Và Làm Sao Để Phòng Tránh? Đột Quỵ Thiếu Máu Não Cấp Tính Là Gì Và Làm Sao Để Phòng Tránh?
Theo WHO, mỗi năm có 15 triệu người bị đột quỵ trên toàn thế giới, trong đó 5 triệu người chết và 5 triệu người bị tàn tật vĩnh viễn. Đột quỵ là nguyên...
Giải Mã Xu Hướng Double Cleansing Trong Quy Trình Chăm Sóc Da Hàng Ngày Giải Mã Xu Hướng Double Cleansing Trong Quy Trình Chăm Sóc Da Hàng Ngày
Double Cleansing - hay còn gọi là phương pháp rửa mặt hai bước - đã trở thành xu hướng trong giới làm đẹp và skincare những năm gần đây. Đây là một trong những...
Những Nguyên Tắc Skincare Đơn Giản Cứu Cánh Làn Da Những Nguyên Tắc Skincare Đơn Giản Cứu Cánh Làn Da
Skincare không cần phải phức tạp để mang lại hiệu quả. Nhiều người vẫn nghĩ rằng phải áp dụng nhiều bước, sử dụng hàng loạt sản phẩm mới có thể có...
Hiểu Rõ Loại Da - Bí Quyết Sở Hữu Làn Da Khỏe Đẹp Hiểu Rõ Loại Da - Bí Quyết Sở Hữu Làn Da Khỏe Đẹp
Bạn có biết, việc xác định loại da là bước đầu tiên để chăm sóc da hiệu quả? Chỉ khi biết chính xác loại da, bạn mới có thể chọn đúng sản phẩm và phương...
Vai Trò Then Chốt Của Ceramide Trong Bảo Vệ Da Và Da Bị Bệnh Vai Trò Then Chốt Của Ceramide Trong Bảo Vệ Da Và Da Bị Bệnh
Ceramide là lớp lipid tham gia cấu tạo lớp màng trên bề mặt da, chiếm đến 50% lipid ở lớp sừng giữ vai trò thiết yếu trong việc duy trì hàng rào độ ẩm tự nhiên,...
Xét Nghiệm Tiểu Đường Có Cần Thiết Không? Xét Nghiệm Tiểu Đường Có Cần Thiết Không?
Đường huyết cao có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, suy thận, mù mắt, cắt cụt chân... Theo thống kê của Bộ Y tế Việt...
Hệ Thống Hormone Nội Tiết Tố Trong Cơ Thể Hệ Thống Hormone Nội Tiết Tố Trong Cơ Thể
Hệ thống nội tiết tố là một lĩnh vực rộng lớn, rất khó và phức tạp trong lĩnh vực y học. Trong bài này hãy cùng chúng tôi mô tả một cách ngắn gọn về sinh...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon