Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 đều liên quan đến sự điều tiết đường huyết, nhưng cơ chế và cách điều trị khác nhau. Việc điều trị cả hai loại bệnh này yêu cầu quản lý cẩn thận chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, và trong nhiều trường hợp, sử dụng thuốc hoặc insulin. Vậy bạn hiểu như thế nào về bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2?
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, ăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
Bệnh lý tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 nhằm chỉ tới tiểu đường do đường huyết cao. Cả 2 loại đều liên quan đến 1 loại hormone có tên Insulin. Bệnh tiểu đường là một tình trạng mãn tính xảy ra khi cơ thể (Tuyến Tụy) không thể sản xuất đủ hoặc bản thân cơ thể không sử dụng hiệu quả insulin (kháng insulin). Insulin là một loại hormone được sản xuất bởi tuyến tụy (Tuyến Tụy là một trong các tuyến nội tiết của cơ thể) cho phép đường Glucose từ thức ăn đi vào các tế bào của cơ thể, nơi nó được chuyển đổi thành năng lượng cần thiết cho các cơ và mô hoạt động.
Kết quả là, một người mắc bệnh tiểu đường không hấp thụ glucose đúng cách và glucose vẫn lưu thông trong máu (tăng đường huyết, lượng đường trong máu cao) làm hỏng các mô theo thời gian. Thiệt hại này dẫn đến các biến chứng sức khỏe đe dọa tính mạng.
Với tiểu đường tuýp 1, là do tuyến Tụy sản xuất thiếu Insulin hoặc không sản xuất Insulin. Có nghĩa là tuyến Tụy của chúng ta đã bị Bệnh rồi. Tuyến Tụy bị yếu, bị hư rồi nên không sản xuất đủ Insulin theo nhu cầu cơ thể. Và chúng ta gọi là tiểu đường tuýp 1. Loại Tiểu đường này ít gặp (và đang có thống kê tiểu đường tuýp 1 tăng dần mỗi năm) và chỉ gặp khi có bệnh lý về tuyến Tụy. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng nó thường xảy ra ở trẻ em hoặc thanh niên (tầm 10 đến 14 tuổi hoặc giai đoạn 7 đến 10 tuổi). Ở những bệnh nhân lớn tuổi (gọi là LADA = khởi phát muộn của bệnh đái tháo đường tự miễn ở người lớn), tiến triển và biểu hiện của bệnh có thể chậm.
Như vậy liên quan bệnh lý của tuyến Tụy. Tuyến Tụy nhỏ bé, ít người để ý nhưng hiện nay tỷ lệ ung thư tuyến Tụy đang tăng dần. Bệnh này nguy hiểm, nó phụ thuộc vào chế độ ăn rất là nhiều.
Với tiểu đường tuýp 2, kháng Insulin. Loại thứ hai này là phổ biến nhất, nó chiếm khoảng 95%. Liên quan đến lối sống, ăn uống, sinh hoạt của chúng ta mà nó sinh ra căn bệnh tiểu đường tuýp 2 nguyên nhân là kháng Insulin. Tức là tuyến tụy nó vẫn sản xuất insulin bình thường, nhưng mà cơ thể chúng ta sử dụng không hiệu quả. Tụy cung cấp cho chúng ta 10 đơn vị Insulin để tương ứng với 10 đơn vị Glucose nạp vào. Nhưng khoảng 2-3 đơn vị Insulin được sử dụng để dẫn Glucose vào trúng đích tế bào, các Insulin còn lại sử dụng không hiệu quả nên không dẫn được Glucose vào tới tế bào, gây ra đường huyết trong máu cao gọi là tiểu đường Tuýp 2. Với trường hợp tuyến tụy kháng Insulin và loại này chiếm 95% mà hầu hết chúng ta là bị tiểu đường theo dạng này.
Vậy tóm tắt lại, với bệnh Tiểu đường do Đường huyết cao (không phải do Suy Thận) thì chúng ta có 2 loại:
Tiểu đườngtuýp 1 là do Tuyến Tụy bị bệnh.
Tiểu đườngtuýp 2 là do cơ thể chúng ta sử dụng không hiệu quả Insulin, nghĩa là chúng ta bị rối loạn.
Thực ra trong mỗi nhóm thuốc tiểu đường đều có ít nhất 2 loại thuốc tương đương nhau về cấu trúc và cơ chế tác dụng, hiệu quả kiểm soát đường máu... nên hoàn toàn có thể sử dụng thay thế được. Cụ thể là:
Nhóm Sulfonylurea: Có thể thay Glicalzide (vd Diamicron) bằng Glimepiride (vd Amaryl) và ngược lại.
Nhóm ức chế DPP-4: Có thể thay Sitagliptin (vd Januvia) bằng Vildagliptin (vd Galvus) hoặc Linagliptin (vs Trajenta) và ngược lại.
Nhóm thuốc phối hợp ức chế DPP-4 với Metformin, hiện có 1 số thuốc đang hết hàng:
Có thể thay GalvusMet 50/1000mg bằng Janumet 50/1000mg hoặc Trajenta Duo 2,5/1000mg. Liều uống và thời gian uống thuốc là như nhau.
Nếu không có Janumet XR 50/1000mg (dạng phóng thích chậm) thì có thể thay bằng Janumet 50/1000mg (dạng phóng thích nhanh). Liều như nhau (1 hoặc 2 viên Janumet XR thay bằng 1 hoặc 2 viên Janumet thường), đều là uống sau bữa ăn.
Như vậy theo tính chất bắc cầu thì nếu không có GalvusMet 50/1000mg hoặc Janumet XR 50/1000mg (viên trong hộp) thì chuyển sang dùng Janumet 50/1000mg (viên đóng vỉ).
Nhóm thuốc ức chế SGLT-2: Có thể thay Dapagliflozin (vd Forxiga viên 10mg) bằng Empagliflozin (vd Jardiance viên 10 hoặc 25mg) và ngược lại.
Nhóm thuốc phối hợp ức chế SGLT-2 với Metformin: Có thể thay Xigduo (Dapagliflozin + Metformin) bằng Jardiance Duo (Empagliflozin + Metformin).
Tương tự, thuốc insulin cũng có nhiều thuốc trong mỗi nhóm, có thể dùng thay thể được cho nhau với liều tiêm, thời gian tiêm, vị trí tiêm... tương tự nhau.
Đường và thực phẩm giàu đường: Hạn chế tiêu thụ đường và thực phẩm giàu đường như đường trắng, kẹo, bánh ngọt, nước ngọt có ga và thực phẩm chế biến chứa nhiều đường. Điều này giúp kiểm soát đường huyết và tránh tăng đột ngột sau khi ăn.
Thức ăn nhanh chóng và thực phẩm chế biến sẵn: Tránh thức ăn nhanh chóng, thức ăn chiên và thực phẩm chế biến sẵn. Chúng thường chứa nhiều dầu và đường, gây tăng đường huyết nhanh chóng.
Tinh bột tức thì: Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa tinh bột tức thì như bánh mì trắng, bánh mỳ, mì, và khoai tây. Chúng có khả năng tăng đường huyết nhanh chóng.
Thức ăn có chỉ số đường huyết cao: Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp hơn. Ví dụ, chọn gạo lứt thay vì gạo trắng.
Thức ăn giàu chất béo và cao năng lượng: Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa và năng lượng cao, như thịt đỏ, thực phẩm chế biến từ ngũ cốc và bơ.
Các đồ uống có đường: Tránh đồ uống có đường như nước ngọt có đường, đồ uống có cồn có nhiều carbohydrate, và nước trái cây nhiều đường.
Tư vấn với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng: Luôn tư vấn với chuyên gia y tế hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có lịch trình ăn uống phù hợp với tình trạng tiểu đường của bạn.
Nhớ rằng, chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường cần được cá nhân hóa và điều chỉnh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng chuyên nghiệp.
Đặc biệt là đừng quên sử dụng mỗi ngày 2 viên Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule để ổn định đường huyết, làm sạch mạch máu, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường gây ra.
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com