Nhiều yếu tố quyết định bệnh tiểu đường như gen, môi trường, ăn uống, vận động thể lực, stress… Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin (đề kháng với insulin).
Việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu sẽ giúp làm giảm nguy cơ gặp biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Trong đó việc chẩn đoán và phân biệt đúng loại tiểu đường type 1 và type 2 lại rất có giá trị trong công tác điều trị bệnh.
Theo thống kê, số người mắc tiểu đường type 1 chiếm 10% và 90% còn lại là người mắc tiểu đường type 2. Hiện nay, vẫn còn rất nhiều người vẫn chưa phân biệt rõ giữa hai thể bệnh đái tháo đường (tiểu đường) này. Hãy cùng edallyhanquoc.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Bệnh tiểu đường type 1 là tình trạng tự miễn dịch. Điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch của người bệnh tấn công nhầm và phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy sản xuất insulin gây ra các tổn thương vĩnh viễn. Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến hiện tượng cơ thể tự tấn công tuyến tụy, có thể do di truyền và môi trường. Các yếu tố về lối sống không liên quan đến nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường type 1.
Bệnh tiểu đường type 2 là do đề kháng insulin, điều này có nghĩa là cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả. Dẫn đến kích thích tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn cho đến khi nó không thể theo kịp nhu cầu. Sau đó, khả năng sản xuất insulin giảm, dẫn đến lượng đường trong máu cao.
Nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường type 2 vẫn chưa được biết. Các yếu tố có thể bao gồm: Di truyền, thiếu tập thể dục, thừa cân, cũng có thể có các yếu tố sức khỏe và lý do môi trường khác.
Ta có thể so sánh và phân biệt 2 type tiểu đường này với những đặc điểm cơ bản nhất như sau:
Tiểu đường type 1 (còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin) chiếm 10% số người mắc bệnh. Tuyến tụy bị tổn thương và mất khả năng tiết insulin, gây thiếu hụt innsulin tuyệt đối (không có insulin, đường không thể vào tế bào, đường đọng lại trong máu). Người bệnh bắt buộc phải sử dụng insulin ngoại sinh tuyệt đối. Bệnh có đặc điểm khởi phát đột ngột.
Thường gặp ở người trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên hoặc người dưới 30 tuổi, những người có thể trạng gầy. Trong Đái tháo đường Type 1, tuyến tuỵ không thể sản xuất insulin do đó bệnh nhân phải tiêm Insulin để kiểm soát đường huyết.
Theo thống kê, khi người bố mắc tiểu đường type 1 thì tỷ lệ mắc của con sinh ra có xác xuất là 1/17. Người mẹ nếu mắc tiểu đường type 1 nhưng sinh trước 25 tuổi thì tỷ lệ di truyền là 1/25. Nếu sinh sau 25 tuổi thì tỷ lệ di truyền sang con là 1/100.
Vì insulin thiếu hụt nghiêm trọng nên tiểu đường type 1 được phát hiện từ sớm với các triệu chứng rầm rộ: gầy nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhanh chóng.
Đây là loại tiểu đường thường gặp nhất. Thông thường, với bệnh Đái tháo đường type 2, uyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc có đủ nhưng chúng hoạt động không hiệu quả (kháng insulin) tức là trong cơ thể vẫn còn sản xuất insulin, nhưng các tế bào không thể sử dụng nó (có insulin nhưng không dùng được, đường không thể vào tế bào, đường đọng lại trong máu).
Tiểu đường tuýp 2 chiếm tới 90% các trường hợp mắc. Nguyên nhân chủ yếu do ăn quá nhiều chất béo, đường và ít vận động. Đái tháo đường type 2 thường tiến triển chậm hơn type 1 (đôi khi trong một vài năm người bệnh vẫn không biết mình bị bệnh).
Xuất hiện ở những người trưởng thành trên 40 tuổi, có thể trạng béo phì. Tiểu đường type 2 có tỷ lệ di truyền cao hơn type 1. Đây là bệnh lý di truyền theo gia đình (gen và thói quen ăn uống, sinh hoạt giống với gia đình).
Người bệnh cần lưu ý những dấu hiệu sớm của tiểu đường type 2: da khô, ngứa; mệt mỏi, tê bì tay chân; dấu gai đen Acanthosis nigricans; thể trạng béo, thừa cân; gia đình có người thân bị tiểu đường type 2; hội chứng buồng trứng đa nang.
Có thể uống thuốc hay tiêm insulin kết hợp tăng cường vận động và thự chiện chế độ dinh dưỡng hợp lý để kiểm soát đường huyết.
Hiện nay số người mắc tiểu đường đang có xu hướng ngày càng gia tăng đem lại nhiều hệ lụy đối với sức khỏe cộng đồng. Những đặc điểm trên sẽ giúp bạn trạng bị được những kiến thức cơ bản về 2 loại tiểu đường type 1 và type 2 cũng như giúp tìm ra các phương án điều trị, phòng ngừa tốt nhất đối với loại bệnh lý này. Trên thực tế, khi bạn có dấu hiệu hoặc có nghi ngờ, bạn nên đến gặp bác sĩ để chuẩn đoán, theo dõi và đánh giá kĩ lưỡng để có thể phân loại chính xác, điều trị hiệu quả hơn.
Việc điều trị bệnh tiểu đường phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, trong đó chế độ ăn uống nhằm cung cấp chất dinh dưỡng là yếu tố hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị căn bệnh nan y này:
Theo dõi cân nặng ở mức ổn định hợp lý.
Uống đủ nước.
Ăn nhiều rau xanh, trái cây.
Kiểm soát stress.
Bổ sung quế vào thực phẩm.
Ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức.
Tăng cường luyện tập thể dục.
Hạn chế thuốc lá, chất kích thích, rượu bia.
Kiểm soát chỉ số đường huyết bằng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Tinh dầu thông đỏ, Hồng sâm, Hắc sâm hoặc Đông trùng hạ thảo, Bữa ăn lành mạnh….
Link tham khảo: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com