Benzene là hợp chất hóa học hữu cơ trong nhóm hydrocarbure thơm đơn vòng. Hợp chất bao gồm 6 nguyên tử carbon (C) tạo nên một vòng tròn khép kín. Trong điều kiện thường, benzene ở thể lỏng, không màu, bay hơi, rất dễ cháy nổ và độc. Nếu sử dụng hàm lượng cao, lâu ngày sẽ làm rối loạn nội tiết, ung thư.
Benzene đã được rộng rãi trong đa ngành như: ngành chế biến nguyên vật liệu, cao su tổng hợp, công nghiệp đồ ăn, thuốc, mỹ phẩm, nước hoa…
Bởi công dụng đa dạng, giá thành sản xuất benzene rẻ cũng như các chuyên gia chưa tìm được hợp chất khác thay thế benzene đáp ứng về cả chất lượng lẫn kinh tế.
Từ lâu benzene được sử dụng đa dạng trong ngành mỹ phẩm. Không chỉ mỗi sản phẩm kem chống nắng mới có benzene. Thực tế hợp chất này có trong sản phẩm về tóc (xịt tóc, dầu gội đầu…), sơn móng tay, đồ trang điểm...Người tiêu dùng rất khó biết được trong sản phẩm có benzene hay không nếu chỉ nhìn bảng thành phần sản phẩm bởi đôi khi benzene đóng vai trò hoạt chất chính trong sản phẩm (Oxybenzone), đôi khi ẩn mình ở dạng hương liệu, chất bảo quản mà chúng ta không thể biết. Thậm chí trong không khí chúng ta hít thở hàng ngày cũng có benzene.
Các sản phẩm chống nắng, chăm sóc da sau khi tiếp xúc với ánh nắng ngày càng đa dạng về số lượng, chất lượng, dạng thức sản phẩm. Hiện tại ở châu Âu nói chung, Pháp nói riêng hai thành phần kem chống nắng phổ biến Oxybenzone và Avobenzone được quy định <3% (các phổ chống nắng vật lý cũng được quy định hàm lượng tiêu chuẩn như Zinc dioxide: 5%) nhưng dần được thay thế bằng phổ chống nắng thế hệ mới vượt trội, ổn định hơn.
Do ý thức bảo vệ da ngày càng tăng cao nên các hãng muốn tung ra các sản phẩm hiệu quả đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng đồng nghĩa phải đẩy hàm lượng hoạt chất chống UV cao hơn. Nếu hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ thấm dần vào cơ thể, gây hại đến sức khỏe về lâu về dài.
Không có chất nào hoàn hảo hoặc gây hại tuyệt đối, quan trọng hàm lượng hợp chất phải đảm bảo theo đúng luật an toàn thực phẩm và sức khỏe nên mọi người đừng vội lo sợ sản phẩm mình đang dùng gây ung thư nha. Kem chống nắng là sản phảm để bảo vệ chống lại các tia cực có hại.
Mình có một lời khuyên nho nhỏ đối với các sản phẩm chống nắng nên chọn chỉ số SPF 50 đảm bảo khả năng chống nắng, an toàn cho da và sức khỏe.
Có thể nói, benzene nó có mặt ở trong các sản phẩm như dầu gội, kem chống nắng,... hàm lượng thì không thực sự lớn đến mức chúng ta phải quá sợ hãi và benzene cũng không hấp thụ vào da một cách quá dễ dàng được, lượng benzene sẽ ít hơn so với lượng thông thường có trong không khí vì benzenee ở trong xăng.
Theo như dẫn chứng của nhà nghiên cứu về chất độc đăng trên Valisure, ông cũng khẳng định rằng dù chúng ta có dùng sản phẩm kem chống nắng bị nhiễm benzene nặng nhất thì cuối cùng lượng chúng ta phải hấp thụ chỉ bằng một nửa so với lượng chúng ta phải hít thở không khí thành phố trong một ngày và chính phòng lab Valisure đứng sau các vụ về benzene.
Thứ nhất: Họ test ở nhiệt độ phòng và nhiệt độ cơ thể nhưng không nói về kết quả thay vào đó họ cho chúng ta thấy về việc gì xảy ra ở nhiệt độ 50°C và 70°C
Nhiệt độ làm cho Benzoyl peroxide bị phân hủy nhanh hơn và bạn sẽ tích tụ benzene nhiều hơn và có phải là họ đã làm cho chúng ta lo sợ hơn bằng việc làm nóng Benzoyl peroxide theo cách khác so với thông thường.
Test ở nhiệt độ 50°C thay vì tiêu chuẩn là 40°C được chấp nhận
Thứ hai: Họ test ở 70°C và đề cập là nhiệt độ của xe hơi rất nóng. Tuy nhiên thì theo mình biết là ở nhiệt độ xe hơi thì chỉ từ hơn 34 độ C. Liệu họ đã test ở nhiệt độ trong xe phơi dưới ánh mặt trời trong 18 ngày để đạt được ở nhiệt độ 70 độ C chăng?
Thứ 3: Họ cũng bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ 40 độ C trong 17 giờ và nói nó tương tự như một phòng tắm nóng. Tuy nhiên, họ có thể nhầm lẫn giữa đường nhiệt độ và đường độ ẩm vì theo mình thấy trên biểu đồ trong báo cáo của Valisure thì chỉ đạt đến 35 độ và 15 phút là tối đa và cũng có nghĩa là bạn có thể để sản phẩm tệ nhất có chứa BPO tệ nhất trong xe nóng trong 17 giờ đạt đến 508 ppb benzene. Con số này vẫn thấp hơn hoặc gần 8 giờ với hàm lượng cho phép ở hầu hết các quốc gia mà vẫn được xem là an toàn mà bạn có thể hô hấp ở đó khoảng 8 tiếng nhưng chắc chắn là họ đã đánh lừa chúng ta bằng việc không cho thấy những điều đó, họ chỉ đề cập đến việc tăng nguy cơ gây ung thư và đúng là mình không khuyến khích việc bỏ Benzoyl peroxide ở trong xe hơi đang nóng. Tuy nhiên, nó chỉ là một trường hợp nhỏ trong cuộc sống của chúng ta
Cuối cùng Benzoyl peroxide đã có rất nhiều dữ liệu an toàn lâu dài trong điều trị mụn trứng cá. Vì thế đừng hoang mang và vứt đi sản phẩm của mình nhé!
Còn nếu như bạn lo sợ về tác hại của benzene trong mỹ phẩm thì hãy lựa chọn các thương hiệu mỹ phẩm với thành phần từ tự nhiên, được chứng nhận bởi Ecocert hay Vegan như Mỹ phẩm tái tạo phục hồi da chuyên sâu Edally EX hoặc Mỹ phẩm thuần chay The Nature Book.
Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/thuc-hu-cau-chuyen-cac-san-pham-chua-benzoyl-peroxide-dieu-tri-mun-gay-ung-thu.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com