Sỏi tiết niệu là một khối thể rắn, được hình thành từ những tinh thể sinh ra từ muối axit và khoáng chất có nồng độ bất thường trong nước tiểu. Trong đó, tinh thể canxi kết hợp với gốc oxalat hoặc phosphat tạo thành sỏi canxi và sỏi phosphat rất phổ biến. Ngoài ra, còn có sỏi axit uric (sỏi urat), sỏi nhiễm trùng (struvite), sỏi cystine và một số loại sỏi hiếm gặp khác.
Sỏi thận được tạo thành bởi quá trình lắng đọng các chất khoáng trong thận, bàng quang, niệu quản…. lâu ngày tạo thành sỏi, quá trình này xảy ra khi lượng nước tiểu quá ít hay nồng độ các chất khoáng trong nước tiểu tăng cao. Khi có một trong hai hoặc cả hai hiện tượng trên kéo dài trong nhiều ngày sẽ có nguy cơ hình thành sỏi thận. Thành phần chủ yếu của sỏi thường là calci.
Sỏi thận có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau, những sỏi nhỏ có thể tự tống ra ngoài theo đường tiết niệu, những sỏi lớn hơn trong quá trình di chuyển có thể gây ra nhiều triệu chứng như cơn đau quặn thận, đái máu, vô niệu…
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sỏi thận, trong đó đa phần là các nguyên nhân xuất phát từ thói quen sinh hoạt của chúng ta, đây đều là những nguyên nhân có thể thay đổi được nhằm hạn chế việc hình thành sỏi thận. Các nguyên nhân hay gặp:
Uống ít nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu mà chúng ta cần phải quan tâm đến. Việc uống không đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày khiến cho thể tích nước tiểu giảm, tạo điều kiện cho các chất khoáng kết tinh lại, từ đó hình thành sỏi thận. Do đó mỗi người hãy tập cho mình thói quen uống đủ lượng nước mỗi ngày từ 1,5 - 2 lít nước, tốt nhất là nước lọc.
Ăn mặn, chế độ ăn nhiều muối hay ăn nhiều các thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh… dẫn đến việc tăng nồng độ natri trong nước tiểu, kéo theo việc tăng nồng độ ion calci trong ống thận từ đó tạo điều kiện hình thành sỏi thận.
Ăn nhiều thịt động vật, hải sản dẫn đến việc tăng nồng độ acid uric trong nước tiểu, có thể gây lắng đọng tạo nên sỏi uric, ngoài ra việc ăn nhiều thịt làm cho pH nước tiểu giảm, dẫn đến việc tăng đào thải ion calci, giảm hấp thu citrate gây ra sỏi thận.
Sử dụng các loại thức ăn như sôcôla, rau muống, cải xoăn, măng tây… Khi chế độ ăn không cung cấp đủ calci, thì sẽ làm tăng sự liên kết giữa các tinh thể oxalate và ion calci tại ống thận, gây nên sỏi thận.
Nhịn tiểu cũng là một trong những nguyên nhân gây sỏi thận và nhiễm trùng đường tiểu, khi nhịn tiểu làm cho nước tiểu ứ đọng tại bàng quang tạo điều kiện cho các vi khuẩn hoạt động, đồng thời gây tích tụ các chất khoáng dẫn đến hình thành sỏi.
Việc lạm dụng một số loại kháng sinh trong thời gian dài làm tăng nguy cơ gây sỏi thận như các kháng sinh cephalosporin, penicilin… và các loại thuốc nhuận tràng. Việc bổ sung vitamin C và calci không đúng cách trong một thời gian dài, cũng là nguyên nhân dẫn đến hình thành sỏi thận.
Lối sống ít vận động, béo phì tạo điều kiện cho các tinh thể không được hòa tan, lắng đọng tạo thành sỏi.
Một số người trong chúng ta có thói quen không ăn sáng, điều này được giải thích là sau một đêm, cơ thể chúng ta cần bổ sung năng lượng, việc nhịn ăn sáng sẽ dẫn đến việc tích tụ dịch mật trong túi mật và đường ruột, cholesteron từ mật tiết ra dẫn đến hình thành sỏi thận.
Ngoài ra sỏi thận còn do các nguyên nhân bệnh lý gây nên như: các dị dạng bẩm sinh về đường tiết niệu, làm cho nước tiểu không được đào thải hết ra ngoài, mà tích tụ lâu dần tạo thành sỏi. Các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu tái đi tái lại nhiều lần, tạo điều kiện chonga các loại vi khuẩn hoạt động, tạo mủ và gây lắng đọng các chất bài tiết gây ra sỏi thận. Các bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt, tiểu khó, nằm một chỗ, yếu tố di truyền, tiền sử gia đình có người bị sỏi thận… cũng là những điều kiện làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
Từ những nguyên nhân nêu trên, để tránh mắc bệnh sỏi thận thì việc thay đổi thói quen sinh hoạt, tạo cho mình một lối sống khoa học lành mạnh là rất quan trọng. Bệnh sỏi thận thường diễn biến âm thầm nên việc thăm khám, phát hiện và điều trị sớm là cần thiết để tránh các biến chứng do sỏi thận gây ra.
Nhưng nếu như thận đã hình thành sỏi gây ảnh hưởng sức khoẻ cũng như gây ra một số biến chứng thì bạn cần loại bỏ sỏi thận sớm. Để loại bỏ sỏi thận một cách hiệu quả không cần tác động của dao kéo thì add xin giới thiệu với anh chị em đang mắc sỏi thận liệu trình trị sỏi thận từ bài th.uốc nam gia truyền của dân tộc dao. Đây là combo sản phẩm giúp đào thải sỏi, khoẻ thận, phuc hồi chức năng thận yếu, giãn, viêm do sỏi thận gây ra.
Một chất hóa học tự nhiên tồn tại rất nhiều trong thực phẩm như rau chân vịt, hạnh nhân, hạt điều, quả mâm xôi, khoai lang, bột ca cao... Nếu người bệnh ăn nhiều hải sản cùng lúc với các thực phẩm trên có thể thúc đẩy hình thành sỏi thận nhanh hơn, do cơ thể không đào thải được hết gốc oxalat.
Người có sỏi thận thuộc loại sỏi phosphat, nên thận trọng với thực phẩm giàu protein có nguồn gốc từ động vật như thịt nội tạng, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, đặc biệt là hải sản. Lượng canxi phong phú trong hải sản sản kết hợp với các thực phẩm giàu phốt pho khiến cho tình trạng sỏi thận trở nên trầm trọng hơn hoặc dễ tái phát. Người có sỏi phosphat cũng nên tránh thực phẩm khiến cho nước tiểu có tính kiềm hơn như nước ép rau củ, nước ép trái cây tươi và thực phẩm chế biến sẵn giàu phốt pho như nước có gas, thực phẩm đông lạnh.
Có cơ chế hình thành từ nước tiểu giàu tính kiềm và tình trạng rối loạn cystine niệu, việc ăn hải sản không ảnh hưởng nhiều đến sự hình thành các loại sỏi này.
Theo như các nguyên nhân nêu ở trên thì việc ăn nhiều hải sản, tôm, cua… không hẳn làm gia tăng nguy cơ bị sỏi thận nếu như bạn không quá lạm dụng. Vì vậy nếu bạn bị sỏi thận thì vẫn ăn được hải sản bình thường nhưng cần lưu ý một số thực phẩm kết hợp với hải sản làm tăng nguy cơ bệnh sỏi thận. Vì vậy, tốt nhất bạn nên cân bằng dinh dưỡng, bổ sung bất kì loại thực phẩm gì quá nhiều cũng không tốt. Đồng thời, việc điều trị sỏi thận tùy thuộc vào kích thước và vị trí. Những viên sỏi có kích thước nhỏ sẽ dễ dàng được đào thải qua bên ngoài. Trong trường hợp sỏi có kích thước lớn không thể tự trôi theo đường tiểu hoặc gây tổn thương cho các cơ quan đường tiết niệu, người bệnh cần phải điều trị bằng nội khoa hoặc ngoại khoa tại các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín.
Người mắc bệnh sỏi thận thường do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn quá mặn, nhiều thức ăn chứa axit oxalic, uống quá ít nước…, khiến thận lọc quá tải dẫn đến tích tụ nhiều chất khoáng, cặn bã, hình thành sỏi ở thận.
Hạn chế ăn quá mặn, nhiều muối hay ăn nhiều đường, đồ ngọt.
Hạn chế thực phẩm giàu chất đạm, kali.
Cân bằng dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin.
Uống nhiều nước hơn, đặc biệt vào trời nắng nóng hoặc sau khi tập thể dục.
Thực phẩm giàu vitamin A
Thực phẩm giàu vitamin D và canxi
Thực phẩm vitamin B6
Thực phẩm giàu chất xơ
Bổ sung các loại trái cây, nước trái cây tươi
Chế độ dinh dưỡng có vai trò đặc biệt đối với những người mắc sỏi thận. Chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
Một số loại thực phẩm khi nạp vào cơ thể có thể khiến cho tình trạng sỏi thêm nặng hơn, đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển sỏi ở người bệnh, vì thế chúng ta cần hạn chế tiêu thụ chúng:
Muối là nguyên nhân hàng đầu gây tích tụ gốc oxalate hình thành nên sỏi thận. Người bệnh chỉ nên ăn tối đa 3g muối/ ngày.
Đường chứa fructose và sucrose rất cao, là yếu tố gây ra sỏi thận.
Chất đạm có khả năng làm tích tụ axit uric trong máu, khiến tinh thể muối urat hình thành và tích tụ tại thận, nguy cơ hình thành sỏi thận. Chỉ nên ăn tối đa 200g thịt mỗi ngày, ưu tiên thịt nạc, ức gà, hạn chế hải sản, tôm, cua.
Tại Việt Nam người mắc sỏi canxi oxalat chiến tỷ lệ cao, do vậy để hạn chế nguy cơ gia tăng sỏi thận cần hạn chế ăn quá nhiều các thực phẩm giàu oxalate
Thức ăn nhanh, đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ sẽ chứa nhiều đạm, nhiều dầu sẽ làm gia tăng lượng muối vào cơ thể. Các thực phẩm này khiến thận làm việc quá tải và làm tình trạng bệnh tiến triển xấu hơn
Sử dụng nhiều loại đồ uống này khiến thận phải hoạt động liên tục để thải độc. Đồng thời những loại đồ uống này cũng dễ làm kết tủa và hình thành sỏi thận
Chất kali nếu nhiều trong máu sẽ gây áp lực lên thận, giảm khả năng thận đào thải và tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Chế độ ăn là một trong những yếu tố quan trọng với người bị sỏi thận.
Để phòng ngừa sỏi thận, người bệnh nên tìm hiểu về loại sỏi mình đang có để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp. Trong trường hợp không thể xác định chính xác loại sỏi hoặc muốn bảo vệ sức khỏe tốt hơn, người bệnh cần ghi nhớ một số lưu ý sau:
Tránh ăn mặn: vì muối có thể làm tăng nguy cơ rò rỉ canxi trong nước tiểu và hình thành sỏi.
Tránh ăn thịt đỏ, nội tạng: vì chúng có một lượng lớn chất purin, nếu nồng độ purin cao sẽ khiến cho cơ thể sản sinh nhiều axit uric và thận phải làm việc nhiều hơn, tăng nguy cơ hình thành sỏi urat.
Uống nhiều nước hơn: giúp làm loãng nồng độ khoáng chất có trong nước tiểu, hỗ trợ người bệnh đi tiểu nhiều hơn, tránh tích tụ canxi hoặc axit uric.
Sử dụng Thực phẩm chức năng: Sản phẩm như Tinh dầu thông đỏ giúp làm sạch mạch máu, bào mòn sỏi thận và đào thải chúng ra ngoài đồng thời còn kháng viêm, tăng cường sức đề kháng, đào thải độc tố cho cơ thể.
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Đảm bảo cơ thể đủ nước, nếu vận động hay làm việc ở môi trường gây đổ nhiều mồ hôi, cần bù nước ngay.
Tránh uống nước có gas, trà đá có đường, nước ép bưởi…
Đặc biệt, để tránh làm cho tình trạng sỏi thận trở nên trầm trọng hơn hoặc tái phát sau điều trị, khuyến cáo người bệnh cân nhắc việc dùng các loại thuốc bổ sung canxi. Bởi thuốc canxi tồn tại trong ruột lâu hơn, cản trở sự hấp thu oxalat làm cho nồng độ chất này trong nước tiểu tăng cao gây sỏi thận.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com