Có thể nói, đái đái tháo đường là một căn bệnh nguy hiểm. Nó có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể người bệnh. Một trong các biến chứng là nhiễm trùng. Khi đường huyết tăng thì người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng tái phát nhiều lần, việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Biến chứng nhiễm trùng là tình trạng mà người mắc bệnh đái tháo đường bị nhiễm một loại vi sinh vật nào đó, gây ra tình trạng nhiễm khuẩn từ nhẹ tới nặng. Thông thường, việc nhiếm trùng này có tình chất dai dẳng và hay tái phát.
Nhiễm trùng là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc tiểu đường. Nguyên nhân nhiễm trùng ở bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường) có thể liên quan đến sự suy yếu của hệ thống miễn dịch và các biến đổi trong môi trường nội tiết của cơ thể.
Lượng đường trong máu cao có thể làm suy yếu khả năng phòng thủ của hệ thống miễn dịch.
Người mắc tiểu đường trong một thời gian dài có thể bị tổn thương thần kinh ngoại vi và giảm lưu lượng máu đến các chi, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Lượng đường cao trong máu và các mô cho phép vi khuẩn phát triển và cho phép nhiễm trùng phát triển nhanh hơn.
Biến chứng tiểu đường làm ảnh hưởng tới thần kinh cảm giác khiến cho bệnh nhân giảm nhận biết cảm giác đau, các tổn thương chậm được xử lý nên khả năng nhiễm khuẩn càng cao.
Ngoài ra, bệnh nhân đái tháo đường thường bị tổn thương mạch máu ngoại biên, giảm lưu lượng máu đến các chi nên làm giảm dinh dưỡng mô, cung cấp oxy và khả năng gắn kết phản ứng miễn dịch hiệu quả. Từ đó việc chống lại vi khuẩn gây bệnh khó khăn hơn.
Đặc biệt, ở người bệnh tiểu đường sử dụng nhóm ức chế SGLT2 - Phổ biến nhất là Forxiga, ghi nhận nguy cơ cao nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì Forxiga tăng cường việc đào thải glucose qua đường niệu, tạo điều kiên cho vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng. Dùng Forxiga có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) ở cả nam và nữ.
Ở người đái tháo đường, sự thay đổi mạch máu vi tuần hoàn gây nên biểu hiện đặc trưng là tình trạng xơ vữa động mạch. Sự hành thành các mảng xơ vữa và huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu ngoại biên, làm tổn thương các động mạch cung cấp máu cho các chi. Điều này khiến cho vết loét lại thêm lâu lành và khó điều trị.
Các loại nhiễm trùng phổ biến nhất thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường có thể kể đến như: nhiễm trùng tiết niệu (UTI), nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng da - mô mềm, nhiễm trùng răng miệng, nhiễm trùng tai mũi họng… Trong đó bệnh nhiễm trùng nguy hiểm nhất là nhiễm trùng tiết niệu. Bệnh tiểu đường không được kiểm soát là một trong những nguyên nhân chính gây ra UTI. Loại nhiễm trùng này thường do các vi trùng như Escherichia coli , Klebsiella , Enterococcus và Candida gây ra.
Biến chứng nhiễm trùng da cũng là một kẻ thù đáng sợ mà người bệnh Đái tháo đường thường ít để ý tới. Sự chủ quan đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập qua da và có thể dẫn tới nhiễm trùng toàn thân.
Nhiễm trùng thận và viêm bàng quang cũng rất phổ biến.
Phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng ở bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường) rất quan trọng, vì họ có nguy cơ cao hơn bị nhiễm trùng do sự suy yếu của hệ thống miễn dịch.
Kiểm soát tốt đường huyết và các bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu... bằng cách sử dụng thuốc theo đúng quy định của bác sĩ, chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp vận động hàng ngày. Bổ sung các loại Thực phẩm bảo vệ sức khỏe như Tinh dầu thông đỏ, Hồng sâm, Hắc sâm hay Đông trùng hạ thảo… để ổn định đường huyết, tăng cường lưu thông máu và hệ miễn dịch…
Vệ sinh răng miệng đúng cách, dùng các loại bàn chải mềm, chải răng thường xuyên và tránh gây ra các tổn thương trong khoang miệng.
Luôn trang bị khẩu trang khi đi ra đường, tiếp xúc đông người. Tiêm phòng cúm mùa định kỳ mỗi năm.
Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài sạch sẽ, rửa vùng kín sạch sẽ sau khi quan hệ tình dục, không nhịn tiểu và uống nhiều nước.
Người bệnh cần luôn vệ sinh da sạch sẽ, không tắm nước nóng (có nguy cơ bị bỏng do rối loạn cảm giác nhận biết) và dùng xà phòng giữ ẩm nhẹ; giữ da khô ráo ở những vùng hay cọ xát vào nhau như nách, bẹn, kẽ các ngón chân; cắt móng chân, móng tay thường xuyên. Với các vết thương, cần rửa sạch bằng nước muối sinh lý hoặc cồn và băng những vết xước da, rách da ngay khi mới phát hiện.
Khi có các biến chứng nhiễm trùng, nếu người bệnh đái tháo đường không được phát hiện và điều trị sớm sẽ có nguy cơ diễn biến nặng ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng người bệnh.
Vì vậy, khi người bệnh đái tháo đường có triệu chứng nhiễm trùng cần được đưa tới các cơ quan y tế để được theo dõi và điều trị.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com