Kiểu thời tiết lạnh nhưng lại có nắng và khá hanh khô tại Hà Nội mấy ngày gần đây là điều kiện tốt để virus, vi khuẩn gây bệnh viêm đường hô hấp trên phát triển. Mũi, xoang, họng, hầu, thanh quản là những bộ phận đầu tiên tiếp xúc với không khí rất dễ bị tổn thương trong giai đoạn này, vì vậy khi khí hậu biến đổi, độ ẩm tăng giảm thất thường, vi khuẩn và virus tấn công qua đường thở,… mũi họng sẽ là cơ quan chịu tác động đầu tiên. Nhiễm trùng đường hô hấp trên cũng vì thế mà càng trở nên phổ biến trong mùa đông.
Khi đường hô hấp trên bao gồm: tai mũi họng có vấn đề, người bệnh rất dễ mắc thêm các bệnh đường hô hấp dưới như xoang, phế quản, tiểu phế quản, phổi, nhất là ở trẻ em.
Vậy viêm nhiễm đường hô hấp trên có nguy hiểm không? Cách phòng tránh căn bệnh này như thế nào? Trong bài viết này, các bạn hãy cùng edallyhanquoc.vn tìm hiểu về các dạng bệnh viêm đường hô hấp trên thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả nhất.
Viêm đường hô hấp trên là một tình trạng mà các bộ phận trên của hệ hô hấp, như mũi, họng, tai giữa và xoang mũi, trở nên viêm nhiễm. Đây là dạng bệnh lý theo mùa, đặc biệt bùng phát mạnh vào mùa lạnh, thời tiết hanh khô. Bệnh chủ yếu xảy ra ở người có sức đề kháng kém, người già, trẻ nhỏ và bệnh thường tái phát nhiều lần.
Đường hô hấp trên bao gồm mũi, họng, và phế quản, và nhiều bệnh lý có thể ảnh hưởng đến những bộ phận này.
Cảm lạnh - Nguyên nhân: Virus, thường là rhinovirus, hay adenovirus.
Bệnh cúm - Nguyên nhân: Virus cúm A hoặc B.
Viêm họng - Nguyên nhân: Virus (như rhinovirus) hoặc vi khuẩn (như streptococcus).
Viêm mũi - Nguyên nhân: Dị ứng hoặc viêm nhiễm virus.
Viêm xoang - Nguyên nhân: Vi khuẩn, virus hoặc do dị ứng.
Viêm tai giữa - Nguyên nhân: Thường là nhiễm khuẩn từ đường hô hấp trên.
Bệnh viêm amidan - Nguyên nhân: Vi khuẩn (thường là streptococcus) hoặc virus.
Viêm thanh quản - Nguyên nhân: Viêm nhiễm do virus hoặc chất kích thích.
Lưu ý rằng các bệnh lý trên có thể diễn ra độc lập hoặc kết hợp với nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Nguyên nhân của nhóm bệnh này cũng có thể do vi rút nhưng khó để phân biệt, hoặc do bị nhiễm thêm vi trùng hay do vi trùng gây ra, hoặc do bị nhiễm thêm vi trùng hay do vi trùng gây ra. Việc chuẩn đoán chính xác xem mắc chứng bệnh nào, quyết định dùng kháng sinh hay là tùy thuộc vào bác sĩ khám và theo dõi. Tuy nhiên tổ chức Y tế thế giới cho phép nếu thở nhanh, thở rút lõm là xem như khả năng do vi trùng nên dùng kháng sinh, vì thế người bệnh phải tập theo dõi dấu hiệu này nhất là ở trẻ để biết trẻ có nặng chưa.
Một số virus: virus corona, virus cảm cúm, virus adeno, virus RBV, virus bạch hầu…
Một số vi khuẩn: liên cầu khuẩn tan máu A, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn…
Một số loại nấm: Cunninghamella, Rhizopus, Rhizomucor, Candida…
Tình trạng sức khỏe: Trẻ sinh non, sinh mổ, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, sức đề kháng kém, trẻ dưới 1 tuổi, thiếu vitamin A, điều trị corticoid kéo dài…
Điều kiện môi trường sống kém: môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc, khói bếp…; không gian sống chật hẹp, ẩm thấp, nấm mốc…
Điều kiện thời tiết: Khi thời tiết trở lạnh và thời tiết giao mùa, cơ thể bé không đủ ấm khiến niêm mạc mũi họng tiếp xúc với không khí lạnh.
Trẻ dưới 4-6 tháng ít khi bị viêm hô hấp (bệnh vặt) vì có lượng kháng thể chống bệnh từ mẹ truyền sang, sữa mẹ cũng có kháng thể, với lại tuổi này ít tiếp xúc với môi trường và người lạ. Trẻ lớn hơn thì tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh hơn nên nguy cơ mắc bệnh sẽ bắt đầu tăng lên.
Để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng tránh và duy trì lối sống lành mạnh.
Rửa tay thường xuyên.
Đeo khẩu trang.
Che mũi và miệng khi hắt hơi.
Tăng cường dinh dưỡng và tập thể dục hàng ngày.
Uống đủ nước và giữ ẩm cho đường hô hấp.
Tiêm phòng vắc-xin và duy trì lịch trình tiêm phòng.
Tăng cường sức đề kháng bằng việc bổ sung các loại Thực phẩm bảo vệ sức khỏe như: Tinh dầu thông đỏ, Đông trùng hạ thảo, Hồng sâm, Hắc sâm và Omega-3…
Tìm hiểu thêm: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Dù các chuyên gia liên tục cảnh báo, nhưng vẫn không ít người mắc phải 5 lỗi bên dưới khi chăm sóc bệnh nhân bị viêm đường hô hấp tại nhà:
Chủ quan, không tích cực chữa sớm. Khi bệnh trở nặng mới bắt đầu điều trị.
Lạm dụng kháng sinh. Tự ý dùng kháng sinh khi không có chỉ định từ bác sĩ.
Dùng thuốc ức chế ho khi không có chỉ định của bác sĩ.
Dùng thuốc không đủ liều lượng quy định. Dừng dùng thuốc quá sớm.
Không vệ sinh cơ thể đúng cách, hợp lý.
Những bệnh lý về đường hô hấp trên thường là những vấn đề phổ biến mà mọi người thường xuyên gặp và có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nặng nề, nhất là trong thời điểm tiết trời trở lạnh, cần chủ động thăm khám ngay để được điều trị kịp thời. Để đảm bảo chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả, việc thăm khám với bác sĩ chuyên khoa là rất quan trọng.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com