Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ cách đo huyết áp đúng kỹ thuật, dẫn đến kết quả không chính xác và ảnh hưởng đến việc chẩn đoán, điều trị. Dưới đây, edallyhanquoc.vn sẽ chia sẻ ngay đến bạn quy trình đo huyết áp chuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y Tế, cùng theo dõi nhé.
Để đo huyết áp dựa theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết sau đây:
Máy đo huyết áp: Dựa trên điều kiện tài chính, mục đích sử dụng của bản thân mà mọi người hoàn toàn có thể lựa chọn các loại máy đo huyết áp phù hợp như: máy đo huyết áp đồng hồ, máy đo huyết áp thủy ngân, máy đo huyết áp điện tử.
Lựa chọn kích thước túi hơi phù hợp đối với từng bệnh nhân. Nếu các bạn chọn loại túi hơi không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng sai số kết quả rất lớn, lên tới 25mmHg.
Ống nghe nhịp tim, phổi.
Khi đo huyết áp tại phòng khám hoặc đo huyết áp tại nhà đều cần thực hiện đúng theo quy trình sau:
Tư thế đo chuẩn: người được đo huyết áp ngồi trên ghế tựa, chân chạm sàn, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu tay nằm ngang mức tim. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được đo huyết áp ở các tư thế nằm, đứng. Người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường nên đo huyết áp ở tư thế đứng nhằm xác định có tình trạng hạ huyết áp tư thế không.
Sử dụng huyết áp kế và các thiết bị đo đã được kiểm chuẩn định kỳ. Bề dài của bao đo (nằm trong băng quấn) tối thiểu phải bằng 80% chu vi cánh tay, bề rộng tối thiểu bằng 40% chu vi cánh tay. Sau đó, người thực hiện đo huyết áp cần quấn băng đủ chặt, bờ dưới bao đo ở trên nếp lằn khuỷu tay 2cm và đặt máy ở vị trí đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang mức với tim.
Với trường hợp không dùng máy đo huyết áp tự động, trước khi đo huyết áp cần xác định vị trí động mạch cánh tay để đặt ống nghe. Sau khi không còn thấy mạch đập cần bơm hơi thêm 30mmHg rồi xả hơi với tốc độ 2 - 3mmHg/nhịp đập. Huyết áp tâm thu thu được ở thời điểm xuất hiện tiếng đập đầu tiên và huyết áp tâm trương tương ứng với thời điểm mất hẳn tiếng đập.
Ở lần đo đầu tiên cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay. Đo huyết áp tay nào có trị số cao hơn sẽ được dùng để theo dõi huyết áp về sau.
Nên đo huyết áp tối thiểu 2 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 1 - 2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần chênh nhau trên 10mmHg thì cần đo lại một vài lần sau khi đã cho bệnh nhân nghỉ trên 5 phút. Giá trị huyết áp được ghi nhận là phép chia trung bình của 2 lần đo cuối cùng.
Đo huyết áp nhiều lần giúp làm tăng độ chính xác ở bệnh nhân có rối loạn nhịp tim, ví dụ như bị rung nhĩ.
Trong trường hợp nghi ngờ có thể theo dõi huyết áp bằng máy đo tự động tại nhà hoặc bằng máy đo huyết áp tự động 24 giờ (còn gọi là Holter huyết áp).
Ghi lại số đo huyết áp theo đơn vị mmHg dưới dạng huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương (ví dụ 126/82 mmHg). Người ghi lại trị số huyết áp không làm tròn số quá hàng đơn vị và cần thông báo ngay kết quả cho người được đo.
Thực hiện đo huyết áp hằng ngày, đặc biệt là với người cao tuổi giúp tầm soát và điều trị sớm nhiều biến chứng nguy hiểm như đau tim, đột quỵ,... góp phần bảo vệ tối đa cho sức khỏe.
Cao huyết áp là căn bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như đau thắt ngực, đột quỵ, suy tim, suy thận,... Tuy nhiên, bạn có thể phát hiện cao huyết áp nếu thường xuyên kiểm tra các chỉ số huyết áp mỗi ngày. Và để có kết quả đo huyết áp chính xác, có một số lưu ý quan trọng mà bạn cần quan tâm. Dưới đây là một số lưu ý chung khi đo huyết áp chuẩn được Bộ Y Tế khuyến cáo, cùng edallyhanquoc.vn tìm hiểu nhé:
Nguyên lý đo huyết áp là bơm căng một băng tay bằng cao su, làm mất mạch đập của một động mạch rồi sau đó xả hơi dần dần và ghi lại những phản ứng của động mạch.
Các trị số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương giúp bác sĩ đánh giá được bệnh nhân có bị cao huyết áp hay không, trong đó:
Huyết áp tâm thu: tương đương thời điểm máu bắt đầu đi qua trong khi sức ép ở băng cao su giảm. Chỉ số huyết áp tâm thu bình thường sẽ dao động khoảng 90 mmHg - 130 mmHg.
Huyết áp tâm trương: tương ứng với thời điểm máu hoàn toàn tự do lưu thông trong động mạch khi không còn sức ép của băng cao su. Chỉ số huyết áp tâm trương bình thường khoảng 60 mmHg - 85 mmHg.
Người đo cần nghỉ ngơi ít nhất 15 phút, nên đo vào cùng thời gian trong ngày và đo ở cùng 1 cánh tay.
Trước đó 2 giờ không dùng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia.
Không nói chuyện khi đang đo huyết áp.
Lưu ý không ngồi bắt chéo chân, không xắn tay áo gây cộm túi hơi và nên đo ở tay trái để có kết quả chính xác nhất.
Cần kiểm tra các bộ phận của máy đo huyết áp như van, dải băng quấn, bơm cao su, áp lực kế đồng hồ,... trước khi đo. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên dùng một máy đo huyết áp cho các lần đo.
Vị trí đo: thường đo ở động mạch cánh tay. Trong trường hợp cần thiết khi có chỉ định của bác sĩ có thể đo ở động mạch khoeo chân và các vị trí khác. Khi ghi kết quả phải ghi cả vị trí đo huyết áp.
Khi muốn đo huyết áp ở vị trí nào cần tìm động mạch ở đó.
Khi thấy số đo huyết áp không bình thường như cơn tăng huyết áp kịch phát, huyết áp kẹt, bệnh nhân có sốc, trụy mạch,... cần báo ngay cho bác sĩ điều trị.
Ngoài chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống khoa học thì hiện nay Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc đang nhận được sự quan tâm đáng kể trong việc hỗ trợ sức khỏe tim mạch, đặc biệt là kiểm soát huyết áp hiệu quả nhằm giảm nguy cơ biến chứng. Các hợp chất trong Tinh dầu thông đỏ, nhất là các chất chống oxy hóa và axit béo thiết yếu, giúp làm sạch mạch máu, loại bỏ mỡ máu xấu và xơ vữa động mạch, ngăn ngừa hình thành cục máu đông, tăng cường sức bèn thành mạch, giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định…
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com