Đường huyết (blood sugar) là nồng độ glucose có trong máu thường được đo bằng milligrams trên deciliter (mg/dL) hoặc millimoles trên liter (mmol/L). Nồng độ glucose trong máu thay đổi liên tục trong ngày, thậm chí là thay đổi theo từng phút. Đây cũng là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá bệnh đái tháo đường.
Kết quả theo dõi đường huyết giúp xác định nồng độ glucose trong máu của người bệnh đái tháo đường tại thời điểm kiểm tra. Từ đó có thể xác định được người bệnh có kiểm soát đường huyết tốt hay không để kịp thời điều chỉnh, tránh các biến chứng nguy hiểm.
TS BS. Trần Quang Nam - Trưởng khoa Nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD TPHCM) cho biết, biến chứng của bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thường diễn tiến âm thầm và có thể xảy ra đa dạng trên nhiều bộ phận cơ thể (não, tim mạch, thận, mắt, hệ mạch máu và thần kinh ngoại vi…). Trong đó, các biến chứng ở mắt ở giai đoạn đầu không ảnh hưởng tới thị lực do đó thường dễ bị người bệnh bỏ qua, trong đó có bệnh võng mạc đái tháo đường.
Các triệu chứng của bệnh như bắt đầu xuất hiện các đốm đen trong tầm nhìn của mắt (ruồi bay), nhìn mờ, hình ảnh dao động, thấy vùng đen trong cảnh vật, mù, mất cảm nhận màu sắc.
Nguyên nhân chính của bệnh võng mạc đái tháo đường là do glucose máu tăng cao làm tổn thương mạch máu nhỏ gây tắc mạch. Các yếu tố nguy cơ khác như: thời gian bị bệnh đái tháo đường, bệnh càng lâu, càng có nguy cơ bị biến chứng ở đáy mắt; đường máu không ổn định, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, hút thuốc lá.
Theo BSCKII. Nguyễn Thành Luân - Khoa Mắt BV ĐHYD TPHCM, bệnh võng mạc là một trong những biến chứng phổ biến trên mắt ở người bệnh đái tháo đường. Đây là một trong những nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu trên thế giới. Các thống kê cho thấy, người có thời gian mắc bệnh đái tháo đường từ sau 10 - 15 năm có tỉ lệ mắc bệnh võng mạc đái tháo đường lên đến 90%.
Biến chứng mắt của bệnh đái tháo đường gây tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc. Võng mạc (còn gọi là đáy mắt) là vùng nhạy cảm với ánh sáng của nhãn cầu, nơi có các tế bào thần kinh nhận hình ảnh để đưa lên não xử lý. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực hoặc mù lòa ở những người bệnh đái tháo đường.
Việc thăm khám lâm sàng ở giai đoạn đầu của bệnh có thể giúp bác sĩ phát hiện các tổn thương đặc hiệu trên võng mạc, từ đó kịp thời đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh. Ở giai đoạn võng mạc đái tháo đường không tăng sinh, chưa bị phù hoàng điểm, người bệnh chỉ cần tái khám định kỳ và kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp và mỡ máu. Ở giai đoạn võng mạc đái tháo đường tăng sinh, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng laser quang đông, tiêm thuốc vào nhãn cầu hoặc phẫu thuật.
TS BS. Trần Quang Nam khuyến cáo, để phòng ngừa hiệu quả các biến chứng của bệnh đái tháo đường, không chỉ ở mắt mà còn ở các bộ phận khác trên cơ thể, việc tuân thủ điều trị và kiểm soát tốt đường huyết vô cùng quan trọng. Người bệnh cần kiểm soát đường huyết bằng cách dùng thuốc uống đái tháo đường hoặc tiêm insulin tại nhà (nếu có chỉ định) và chủ động theo dõi đường huyết của mình.
Insulin là một trong những loại thuốc quan trọng giúp kiểm soát đường huyết. Người bệnh có chỉ định tiêm insulin cần biết cách bảo quản, chú ý luân chuyển vị trí tiêm để tránh biến chứng loạn dưỡng mô mỡ ở vị trí tiêm gây chai cứng, insulin sẽ không hấp thu được vào máu. Tuỳ vào đặc điểm của từng người bệnh, bác sĩ sẽ kê toa loại insulin và liều tiêm phù hợp. Người bệnh cần kiểm tra tên thuốc trên thân bút và toa thuốc để xác định đúng loại insulin, liều tiêm, thời điểm tiêm và chú ý đến hạn sử dụng của bút để đạt hiệu quả điều trị.
Về việc theo dõi đường huyết, người bệnh cần lưu đo và ghi lại nhật ký kết quả đo đường huyết. Cần lưu ý các thời điểm đo bao gồm: đo đường huyết lúc đói (trước khi ăn sáng, ăn trưa hoặc ăn chiều), đo đường huyết sau ăn (cách 2 giờ sau khi ăn sáng, ăn trưa hoặc ăn chiều), trước khi ngủ, trước hoặc sau khi tập thể dục. Ngoài phương pháp sử dụng máy đo đường huyết thông thường, hiện nay các thiết bị theo dõi đường huyết liên tục là kỹ thuật mới có thể hỗ trợ hiệu quả cho người bệnh đái tháo đường và các Bác sĩ để đưa ra các tư vấn cần thiết, kịp thời điều chỉnh chế độ điều trị, kiểm soát tốt đường huyết cho người bệnh.
Ngoài việc kiểm soát tốt đường máu thì việc duy trì huyết áp ổn định, ăn chế độ giảm muối, điều trị/phòng tránh tốt rối loạn chuyển hóa lipid, ngừng/không hút thuốc lá, khám mắt định kì để sớm phát hiện các triệu chứng của bệnh.
Để kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp, phòng ngừa biến chứng mắt và tim mạch, thần kinh do đái tháo đường gây ra, người bệnh nên bổ sung mỗi ngày 2 viên Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule. Sản phẩm được nhập khẩu chính ngạch từ Hàn Quốc, được chứng nhận bởi KFDA và Bộ Y Tế, có tem vỡ chống hàng giả của Bộ Công An, kèm theo thẻ bảo hành trị giá 20.000.000 vnđ.
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com