Giữ gìn sức khỏe khi trời lạnh là vô cùng cần thiết. Đặc biệt, các vấn đề sức khỏe do thời tiết lạnh gây ra rất đáng lưu ý, trong đó có liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên. Thời tiết lạnh rét là “hung thủ châm ngòi” nhiều bệnh như viêm đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi), đột quỵ, liệt mặt méo miệng (liệt dây thần kinh số VII).
Không khí lạnh là nguyên nhân chiếm tới 80% nguy cơ khiến một người có thể bị liệt dây thần kinh số 7. Bệnh không lây nhiễm và không phân biệt giới tính độ tuổi.
Dây thần kinh số 7 là 1 trong 12 đôi dây thần kinh sọ não, chi phối vận động, cảm giác cho nửa cơ mặt cùng bên.
Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là tình trạng mất, giảm vận động, cảm giác hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt, do tổn thương dây thần kinh mặt.
Liệt dây thần kinh số 7 trung ương là tình trạng mất vận động ¼ dưới của một nửa mặt thường là tổn thương liên quan đến não và thường kèm theo tổn thương thần kinh khu trú khác.
Bệnh liệt dây thần kinh số 7 có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu phải kể tới tình trạng nhiễm lạnh đột ngột, nhiễm virus, hoặc bị cảm cúm,... Những yếu tố này làm ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh số 7 gây liệt mặt.
(Khoảng 80% nguyên nhân gây liệt mặt ngoại biên là do lạnh đột ngột. Dân gian còn gọi đây là bệnh “trúng gió). Tuy nhiên đối với một vài trường hợp khác, liệt dây thần kinh số 7 có thể do các chấn thương ở vị trí vùng mặt, sọ vùng thái dương, xương chũm, viêm tai mũi họng,...
Bệnh liệt dây thần kinh số 7, còn được biết đến là bệnh liệt khuôn mặt hoặc liệt nửa khuôn mặt, là một trạng thái mà dây thần kinh số 7 bị ảnh hưởng, gây ra các vấn đề về kiểm soát cơ bắp và làm suy giảm khả năng cảm nhận trên một bên của khuôn mặt.
Mặt bị xệ.
Khó cử động cơ mặt.
Miệng méo sang một bên.
Một bên mắt không thể nhắm kín.
Nước mắt tiết ra nhiều hơn.
Uống nước bị trào ra ngoài.
Nhức đầu.
Đau trong tai.
Người bệnh uống nước sẽ bị trào ra ngoài.
Mi mắt một bên không thể nhắm kín lại được.
Một số trường hợp còn gây yếu liệt hẳn một bên cơ thể. Người bệnh cảm thấy đau đầu, đau tai, mất cảm giác, mất vị giác, tăng tiết nước bọt khi nói chuyện, ăn uống.
Bệnh liệt dây thần kinh số 7 là bệnh xảy ra rất nhanh chóng và có thể gặp ở mọi độ tuổi từ già tới trẻ, nam giới và nữ giới.
Người có hệ miễn dịch bị suy giảm và sức khỏe yếu.
Phụ nữ có thai.
Người thường xuyên căng thẳng, thức khuya.
Người hay sử dụng chất kích thích, uống rượu bia.
Người có tiền sử với bệnh xơ vữa động mạch, huyết áp.
Người hay phải hoạt động sớm hoặc khuya.
Nếu có biểu hiện bị liệt dây thần kinh số 7, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và điều trị. Không nên tự điều trị tại nhà hoặc điều trị theo kinh nghiệm.
Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng và sẽ khỏi sau khoảng 1-3 tháng nếu người bệnh được chẩn đoán và điều trị sớm. Điều đáng lo ngại nhất của bệnh, chính là biến chứng về vận động và thẩm mỹ về sau nếu không được điều trị sớm.
Nếu để bệnh ở mức độ nặng, áp dụng các biện pháp điều trị muộn thì rất khó khỏi. Đặc biệt, điều trị muộn có thể gây thoái hóa dây thần kinh, một số trường hợp còn có chiều hướng tiến triển xấu do điều trị sai cách.
Vì thế, trong thời điểm mùa lạnh, mọi người cần phải giữ ấm cơ thể, hạn chế bị cảm lạnh để tránh nguy cơ bệnh lý về dây thần kinh, trong đó có tình trạng liệt dây số 7.
Bệnh liệt dây thần kinh số 7 có thể gây ra nhiều biểu hiện khác nhau, ảnh hưởng đến ngoại hình và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Việc xử lý kịp thời khi có các triệu chứng này là quan trọng để nhận được chẩn đoán và điều trị sớm.
Bình tĩnh, không vội kết luận người bệnh bị tai biến mạch máu não vì có nhiều nguyên nhân khác gây nên, điển hình là liệt dây thần kinh số 7 (VII). Để chữa liệt dây thần kinh số 7, người bệnh nên xử trí ngay trong 15 ngày đầu. Càng để muộn càng khó chữa, nếu muộn quá có thể liệt mặt vĩnh viễn.
Nếu thấy các biểu hiện trên đừng vội kết luận là người bệnh bị đột quỵ não (vì có rất nhiều người nhầm lẫn biểu hiện của liệt dây thần kinh số VII với các biểu hiện của đột quỵ não). Hãy bình tĩnh đưa người bệnh đến các cơ sở y tế uy tín, thăm khám với bác sĩ Nội thần kinh để được chẩn đoán và xử trí kịp thời, tránh các biến chứng đáng tiếc.
Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là giữ ấm vùng mặt, vùng đầu ngay cả khi ở nhà cũng phải giữ ấm và phòng ngủ cũng không nên để gió lùa. Nếu có biểu hiện của bệnh, cần đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tuyệt đối không tự ý điều trị các biện pháp dân gian như: chườm nóng, dán máu đuôi lươn… có thể gây hậu quả khôn lường.
Điều trị nội khoa có thể điều trị ngoại khoa (khi cần thiết để giải phóng dây thần kinh trong ống thần kinh do viêm tai, u chèn vào dây thần kinh)
Các phương pháp hỗ trợ như: châm cứu, xoa bóp và vận động vùng cơ mặt đóng vai trò quan trọng trọng việc hồi phục sau liệt mặt.
Giữ ấm cơ thể bằng cách mặc nhiều quần áo, quàng khăn, dùng túi sưởi,...
Nên hạn chế ra ngoài, tránh tiếp xúc đột ngột với không khí lạnh, khi ra ngoài phải mặc ấm.
Tập thể dục thường xuyên, tuy nhiên, nên mặc đủ ấm, khuyến khích các bài tập trong nhà vào những ngày nhiệt độ xuống thấp.
Duy trì chế độ ăn uống điều độ, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, D, kẽm,…
Không tắm muộn hoặc tắm bằng nước lạnh.
Điều trị các bệnh lý làm tăng nguy cơ liệt dây thần kinh số 7 như viêm tai mũi họng, chấn thương vùng xương chũm, thái dương,...
Sử dụng mỗi ngày 1-2 viên Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc.
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com