Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2021, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người trưởng thành của cả nước ước tính là 7,1%, tương đương với khoảng gần 5 triệu người đang mắc bệnh đái tháo đường. Trong đó, số đã được chẩn đoán chỉ chiếm khoảng 35% và số đang được quản lý, điều trị tại các cơ sở y tế chiếm 23,3%.
Ngoài ra, tại kết quả điều tra cho thấy, có hơn 55% bệnh nhân hiện mắc đái tháo đường đã có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5 có biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận. Dự báo, số mắc đái tháo đường của Việt Nam cũng như toàn thế giới sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới.
Nguyên nhân gây ra đái tháo đường rất phức tạp, nhưng phần lớn là do thừa cân, béo phì và thiếu hoạt động thể lực. Việc thực hiện lối sống lành mạnh giúp phòng ngừa mắc đái tháo đường tới 70% số trường hợp. Đồng thời, chẩn đoán và điều trị sớm chính là chìa khóa để phòng hoặc làm chậm các biến chứng nguy hiểm đó.
Các biến chứng cấp tính do hạ đường huyết hoặc do tăng đường huyết là nguyên nhân phổ biến làm cho người bệnh phải nhập viện. Đặc biệt, hạ đường huyết có thể gây mất ý thức, co giật và hôn mê. Tuy nhiên, các biến chứng cấp hoàn toàn có thể phòng tránh được. Do đó, người bệnh đái tháo đường cần nắm bắt được nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách xử trí, đề phòng để làm giảm các biến chứng cấp xảy ra.
Đái tháo đường là bệnh mãn tính nên người bệnh cần được trang bị đầy đủ kiến thức để có thể tự chăm sóc bản thân, theo dõi đường máu khi không ở bệnh viện. Việc tự chăm sóc tốt cho bản thân là một yếu tố quan trọng để quản lý tốt tình trạng bệnh tật của mình. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ gây hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường:
Một số loại thuốc.
Bệnh kèm theo bệnh suy gan, suy thận, suy tim (dùng thuốc chẹn bêta và giãn mạch vành).
Nhiễm trùng, chấn thương, bỏng.
Suy thượng thận.
Các khối u ngoài tụy.
Insulinoma.
Các khối u khác ở tụy.
Khánh thể kháng insulin.
Kháng thể kháng receptor insulin.
Không tuân thủ điều trị của bác sỹ.
Giai đoạn đầu khi điều trị đái tháo đường, mức đường máu chưa ổn định.
Bệnh nhân nhịn ăn quá mức, hoạt động thể lực quá sức.
Mức đường huyết gây xuất hiện triệu chứng hạ đường huyết có thể khác nhau tùy từng người và biểu hiện triệu chứng hạ đường huyết rất đa dạng. Do vậy người bệnh đái tháo đường cần biết được những dấu hiệu riêng của mình để có biện pháp xử trí kịp thời.
Rùng mình.
Run chân tay.
Vã mồ hôi.
Đói cồn cào.
Đau đầu.
Thay đổi tính tình.
Dễ bị kích thích.
Giảm tập trung, buồn ngủ, nhầm lẫn.
Mất phản xạ.
Mất ý thức.
Co giật.
Hạ đường huyết có thể xảy ra ở cả bệnh nhân đái tháo đường type 1 và type 2. Đối với hạ đường huyết nghiêm trọng việc hồi phục sẽ mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, người bệnh cần chăm sóc tốt sức khỏe và theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên đồng thời người bệnh và người nhà cần chuẩn bị các cách xử trí kịp thời đã được hướng dẫn trong buổi giáo dục sức khỏe hôm nay.
Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính hay gặp ở người bệnh đái tháo đường, hầu hết người bệnh đái tháo đường đều bị hạ đường huyết. Chính vì vậy, người bệnh đái tháo đường cần nhận biết và cách xử trí hạ đường huyết.
Mục tiêu của điều trị hạ đường huyết là phát hiện sớm và điều trị ngay lập tức, bằng mọi cách phải làm tăng cường đường huyết tới mức an toàn nhanh nhất nhằm cải thiện triệu chứng.
Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu hạ đường huyết phải nhanh chóng ăn một số thực phẩm chứa đường như bánh kẹo hoặc uống một cốc nước đường (200ml). Sau khi tỉnh táo trở lại thì nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
Ngừng ngay các thuốc nghi ngờ liên quan đến hạ đường huyết và tùy thuộc vào mức độ hạ đường huyết để tiến hành điều trị:
Mức độ nhẹ và trung bình: bệnh nhân còn tỉnh.
Mức độ nặng: bệnh nhân hôn mê.
Theo các bác sỹ, biến chứng hạ đường huyết đột ngột nguy hiểm hơn rất nhiều so với tăng đường huyết, nhất là đối với bệnh nhân đái tháo đường. Đặc biệt, nếu hạ đường huyết xảy ra ban đêm, ở người già, nếu không phát hiện được để xử trí ngay thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy mà việc chủ động phòng ngừa là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý giúp phòng ngừa hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường một cách hiệu quả:
Bệnh nhân và gia đình bệnh nhân bị đái tháo đường đang điều trị thuốc hạ đường huyết tuân thủ chế độ điều trị và nắm được triệu chứng, cách xử trí hạ đường huyết sớm tại gia đình.
Bệnh nhân luôn mang theo đồ uống có chứa đường. Ở gia đình bệnh nhân nên dự trữ dung dịch glucose 30% và bơm tiêm. Bệnh nhân nên mang giấy tờ cần thiết về bệnh và nội dung cần giúp đỡ khi bị hạ đường huyết ở những nơi công cộng.
Không nên áp dụng tiêu chuẩn điều trị hạ đường huyết thấp cho bệnh nhân tiểu đường lớn tuổi hoặc có bệnh lý mạn tính đi kèm như suy tim nặng, suy gan, suy thận,…
Người bệnh và gia đình người bệnh không tự ý sử dụng hoặc tự điều chỉnh liều lượng thuốc hạ đường huyết, nhất thiết phải theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, cách thức dùng, chế độ ăn, chế độ tập luyện để tránh các sai lầm điều trị.
Người bệnh nên bổ sung các loại Thực phẩm chức năng có khả năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt, tăng đề kháng như: Hồng sâm, Hắc sâm, Đông trùng hạ thảo… và đặc biệt là Tinh dầu thông đỏ.
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com