Virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 không chỉ gây tổn thương trực tiếp nơi xâm nhập mà còn kích hoạt mạnh mẽ quá trình viêm mạch máu và tăng đông máu làm trầm trọng các triệu chứng bệnh và gây tổn thương tại nhiều cơ quan trong cơ thể. Các tổn thương này không chỉ ở trong giai đoạn nhiễm virus mà còn tồn tại dai dẳng trong nhiều tuần, nhiều tháng kể từ sau khi người bệnh đã âm tính trở lại.
Virus gây tổn thương nội mạc mạch máu (lớp lót trong lòng mạch có chức năng điều tiết các quá trình đông máu, co giãn mạch, quá trình viêm - chống viêm) và kích hoạt quá trình viêm, tăng đông máu, hình thành huyết khối. Đặc điểm đông máu do SARS-COV-2 là đông máu lan tỏa nên các mạch máu nhỏ/vi mạch dễ bít tắc bởi vi huyết khối. Trong đó, hệ vi mạch ở tim và phổi bị tổn thương nặng nề nhất.
Tại phổi, huyết khối gây gây thuyên tắc tĩnh mạch phổi, động mạch phổi, mao mạch phổi. Các mao mạch phổi (các mạch máu nhỏ bao quanh phế nang (làm nhiệm vụ trao đổi oxy)) bị vi huyết khối gây hư hại sẽ góp phần vào việc gây ra tình trạng suy hô hấp cấp. Và đây là lý do khiến người bệnh nhiễm Covid-19 bị khó thở một cách nhanh chóng và buộc phải dùng thuốc chống đông trong trường hợp nặng.
Sự nguy hiểm của rối loạn đông máu ở bệnh nhân Covid-19 không chỉ là tăng đông bình thường mà còn có sự tác động của phản ứng miễn dịch gây tăng đông tạo huyết khối, vi huyết khối ở tim, gan, não, thận, phổi. Ở phổi, vi huyết khối gây suy hô hấp nhanh (SpO2 giảm).
Virus trực tiếp gây tổn thương tế bào mô kẽ cơ tim cùng với tổn thương nội mạc mạch mạch vành tim. Quá viêm mạch máu và tăng đông máu bất thường tạo ra huyết khối, vi huyết khối rải rác trong lòng mạch gây suy giảm tuần hoàn mạch vành, vi mạch vành.
Vi mạch vành là những mạch máu nhỏ nằm sâu trong cơ tim, có nhiệm vụ trao đổi oxy và dưỡng chất nuôi tim. Vì thế khi chúng bị tổn thương, cơ tim sẽ bị thiếu máu và oxy nuôi dưỡng, hậu quả là dẫn đến các cơn đau ngực, tăng nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ não).
Khi một bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 thì không thể loại trừ được hết tất cả, đa phần chúng ta đều có khả năng là bị tổn thương hệ thống mạch máu. Tuy nhiên, trên cơ địa của một số các nhóm bệnh nhân dễ bị tổn thương hệ thống tim mạch khi mắc Covid-19 đó là bệnh nhân có bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu.
Bởi lẽ tình trạng tổn thương mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường và rối loạn lipid máu cũng như tăng huyết áp là vốn đã có rồi, bản thân những nhóm đối tượng này đã có tình trạng tổn thương mạch máu. Khi cơn bão COVID ùa vào cơ thể, nó như một cú kích phá làm cho sự biểu hiện thầm lặng nhóm bệnh nhân này hiện hữu, đang có thì sẽ bùng nổ và tạo thành nhồi máu cơ tim, đau tức ngực, khó thở. Đó là hậu quả để lại và những nhóm đối tượng bệnh nhân rất dễ bị tổn thương sau Covid-19.
Và sau khi âm tính, từ tuần thứ 4 - 12 được coi là Covid-19 kéo dài và từ tuần thứ 12 được coi là hậu Covid-19. Khi qua được cơn bão đó rồi, các mối nguy cơ, biến cố vẫn còn đang thường trực với họ. Bởi lẽ sau âm tính hoạt động miễn dịch vẫn còn, hoạt động âm ỉ, dai dẳng, nó vẫn len lỏi và gây tổn thương các cơ quan, tế bào, mô mà trước đó Covid-19 đã cư ngụ, vẫn còn âm thầm, khiến cho đái tháo đường khó kiểm soát hơn, khó khống chế hơn; tăng huyết áp trở nên khó kiểm soát hơn, bệnh nhân suy tim đang ổn định có thể trở nên mất bù hơn rất nhiều, tỷ lệ đó rất là cao.
Trong giai đoạn cấp tính, từ khi nhiễm Covid-19 đến khi âm tính và sau đó 4 tuần nữa, với những bệnh nhân có bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thậm chí là các bệnh lý tim mạch, mạch vành trước đó thì tỷ lệ sống còn, tiên lượng là khá thấp. Những bệnh nhân có các bệnh lý này, đáp ứng miễn dịch dễ tạo thành cơn bão cytokine mạnh mẽ hơn so với người bình thường. Thành ra những người này khi mắc Covid-19 cần theo dõi rất là sát để có các biện pháp phòng chống, điều trị, các phác đồ hợp lý để họ có thể vượt qua cơn bão đó.
Khi thấy hồi hộp đi kèm với đau ngực không điển hình trong 3 tháng sau khi mắc Covid-19 hoặc khó thở trong 6 tuần kể từ sau khởi phát triệu chứng Covid-19, cần nghĩ đến hội chứng hậu Covid-19.
Khó thở: cảm giác hụt hụt hơi, không được khỏe "như trước kia", cảm thấy khó thở khi gắng sức hoặc khi nằm nghỉ .
Đau ngực: ở bên trái hoặc giữa lồng ngực, đau lan ra sau lưng, vai trái và cằm, đặc biệt triệu chứng sẽ giảm khi chuyển từ trạng thái hoạt động sang nghỉ ngơi.
Hồi hộp đánh trống ngực hoặc nhịp tim không đều.
Ngất hoặc choáng váng- chóng mặt.
Người có bệnh nền (như tăng huyết áp, mạch vành, đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá...).
Người từ 60 tuổi trở lên do có nguy cơ có nhiều bệnh đồng mắc chưa khởi phát nhưng sau khi mắc Covid-19 có thể thúc đẩy tình trạng nặng hơn.
Người phải nhập viện khi mắc Covid-19 (bị suy hô hấp, phải can thiệp thở oxy trở lên, sốt cao phải nhập viện…).
Không nên gắng sức ngay sau khi khỏi Covid.
Tập thở theo các bài tập phục hồi đường thở hàng ngày.
Tăng thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng.
Hạn chế rượu bia, chất kích thích, không hút thuốc lá.
Thực hiện chế độ ăn lành mạnh: tăng cường rau xanh, trái cây tươi và thực phẩm giàu chất chống oxy hóa.
Sử dụng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Trong thời điểm giao mùa, dịch bệnh nhạy cảm như hiện nay thì bổ sung các sản phẩm như Tinh dầu thông đỏ, Đông trùng hạ thảo, Hồng sâm, Hắc sâm… được coi là một trong những cách giúp bảo vệ phổi và hệ tim mạch, đẩy nhanh quá trình lành bệnh và ngăn ngừa các bệnh từ phổi và các biến chứng bệnh tim mạch do Covid-19 gây ra.
Mọi thông tin chi tiết về Thương hiệu Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Edally BH Hàn Quốc cũng như chính sách đại lý kinh doanh Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Edally BH Hàn Quốc xin vui lòng liên hệ tới Trung Tâm Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc Edally BH theo Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com