Các nghiên cứu đã cho thấy muốn giảm được các biến chứng chết người ở bệnh nhân đái tháo đường, cần kiểm soát tốt không chỉ đường huyết mà cả các yếu tố nguy cơ khác, đặc biệt là huyết áp, lipid máu, cân nặng và các bệnh đi kèm ngay từ khi mới phát hiện mắc đái tháo đường.
Vậy làm cách nào để có thể thực hiện được các chiến lược điều trị này một cách hiệu quả và an toàn? Ra đời từ năm 2017, Hội đái tháo đường Pháp ngữ lại cập nhật hướng dẫn điều trị đái tháo đường mỗi 2 năm một lần. Chương về điều trị đái tháo đường ở người cao tuổi năm 2023 có những điểm đáng chú ý sau:
Khi khám bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi, chúng ta phải đánh giá toàn diện về nhận thức, tình trạng trầm cảm và khả năng hoạt động thể lực. Cũng cần chú ý đến tình trạng dinh dưỡng và nguy cơ hạ đường huyết. Có thể chia thành 3 nhóm là người già khỏe mạnh (nhóm 1), người già dễ bị tổn thương (nhóm 2) và người già phải phụ thuộc sự chăm sóc từ người khác (nhóm 3).
Một nghiên cứu ở Canada trên 108.620 bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi (trung bình là 81 tuổi) thấy những bệnh nhân đạt HbA1C < 7% có nguy cơ cao bị hạ đường huyết, cao gấp 2 lần so với nhóm bệnh nhân có HbA1C từ 7,1 - 8,5%.
Nhóm bệnh nhân 1 (khỏe mạnh) có thể đặt mục tiêu HbA1C < 7%, nhóm bệnh nhân 2 nên để HbA1C < 8% nhưng phải > 7% nếu sử dụng các thuốc SU hoặc Insulin. Còn bệnh nhân nhóm 3 thì nên để HbA1C từ 7,5 - 9%, và đường huyết trước bữa ăn từ 5,6 -11,0 mmol/l, tốt nhất là > 7,8 mmol/L.
Nên sử dụng máy đo đường huyết liên tục (CGM) cho các bệnh nhânđái tháo đường cao tuổi để nhằm mục tiêu nới lỏng với những bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao, cụ thể TIR > 50%, TBR (thấp) chỉ < 1%.
Metformin phải chỉnh theo eGFR. Liều 2g nếu eGFR > 45, 1g nếu eGFR = 30 - 45, và ngừng nếu eGFR < 30.
Các thuốc SU và glinide có nguy cơ hạ đường huyết cao và kéo dài, nên tránh dùng cho những bệnh nhân già nhóm 2 hoặc 3.
Cẩn trọng khi dùng thuốc GLP-1 RA vì có thể gây suy dinh dưỡng và sarcopenia do giảm cân nhiều.
Khởi trị insulin nền liều thấp từ 6-10 UI/ngày (0,1 - 0,2 UI/kg/ngày).
Với bệnh nhân nhóm 1, sử dụng Metformin đầu tay. Nếu HbA1C vẫn cao thì cho thêm SGLT-2i hoặc DPP-4i, còn SU là cuối cùng.
Với bệnh nhân nhóm 2 và 3: Ưu tiên Metformin, rồi DPP-4i.
Nếu có bệnh tim mạch, suy tim, bệnh thận mạn thì sẽ phối hợp sớm Metformin + SGLT-2i, nếu bị chống chỉ định thì chọn GLP-1 RA.
Ngoài ra, nên bổ sung thêm Thực phẩm chức năng như Tinh dầu thông đỏ để ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tim, thận…
Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý, xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com