Quá trình này được gọi là chu kỳ thay da (skin turnover cycle), và nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì làn da mịn màng, sáng khỏe. Tuy nhiên, theo thời gian, đặc biệt khi chúng ta già đi, chu kỳ này sẽ chậm lại.
Để chăm da, không gì bằng hiểu da. Muốn hiểu cơ chế lão hoá, chúng ta cần phải tìm hiểu chu kỳ thay da, hay chu kỳ sừng hoá của da, hay đơn giản hơn nữa, số ngày mà tế bào da được thay mới.
Hãy cùng tìm hiểu chu kỳ thay da thay đổi ra sao qua từng độ tuổi qua bài viết dưới đây để có thể chăm sóc da một cách hiệu quả nhất.
Chu kỳ thay da hay còn gọi là chu kỳ sừng hóa của da. Đây là quy trình các tế bào ở lớp thượng bì phát triển, chết đi và bong khỏi làn da, thay thế bào đó là các tế bào mới.
Lớp ngoài cùng của da được gọi là biểu bì, gồm lớp đáy, lớp gai, lớp hạt và bên ngoài là lớp sừng. Tế bào mầm sinh ra ở lớp đáy, phân chia và dần di chuyển dần lên bề mặt da. Trong qua trình di chuyển, chúng mất dần khả năng phân chia và trải qua một quá trình gọi là quá trình sừng hóa hay keratin hóa. Quá trình di chuyển này thường mất 14 ngày, và lớp sừng ở lại da thêm 14 ngày nữa trước khi bong ra ngoài.
Lớp tế bào sừng lúc này xếp theo hình ngói lơp che chắn cho làn da để tránh da thất thoát độ ẩm. Tuy nhiên, nếu lớp sừng quá mỏng do chu kỳ thay da quá chậm, thì da dễ bị khô. Còn nếu lớp sừng quá mỏng thì da sẽ bị tắc nghẽn và sinh mụn.
Lí do da trẻ em luôn căng mướt là nhờ chu kỳ thay mới làn da chỉ có 14 ngày. Khi vào độ tuổi thiếu niên, chu kỳ thay da diễn ra trong vòng 21 - 28 ngày. Từ khoảng 20 tuổi đổ đi, chu kỳ này là 30 - 40 ngày. Trên 50 tuổi, đôi khi thời gian lên tới 3 tháng, khiến cho làn da trở nên kém đàn hồi, dễ tổn thương, lớp biểu bì cũng mỏng hơn.
Đôi khi, những vấn đề khó trị dứt điểm nhất của da lại đến từ nguyên nhân đơn giản không ngờ: quá trình tái tạo da tự nhiên diễn ra trì trệ.
Chu kỳ thay da chậm khiến lớp tế bào đáy không kịp di chuyển lên thành tế bào sừng. Lớp sừng mỏng, thưa, không vững chắc sẽ khiến da dễ bị mất nước, từ đó đẩy nhanh quá trình lão hóa, làm hình thành các nếp nhăn, vết chân chim.
Khi chu kỳ thay da ngưng trệ, lớp vảy sừng có thể tích tụ trên bề mặt mà không bong ra, dành chỗ cho lớp tế bào sừng mới, tạo điều kiện cho những ổ mụn phát triển. Đó là vì lớp tế bào sừng chặn lại sự lưu thông của lỗ chân lông, gây ứ đọng bã nhờn và vi khuẩn.
Các tế bào sừng bị già cỗi không bong ra cùng với các sợi bã nhờn khiến lỗ chân lông bị bít tắc và gây nên mụn đầu đen. Ngoài ra, các chức năng rào bảo vệ của lớp vảy sừng suy yếu dẫn đên da mất nước, lỗ chân lông co giãn không tốt, gây bít tắc.
Các sắc tố melanin bong ra theo tế bào chết trong trường hợp da được thay mới hiệu quả. Tuy nhiên, khi chu kỳ thay da bị rối loạn, các sắc tố này sẽ bị ứ đọng trên bề mặt, là nguyên nhân khiến da xỉn màu và nghiêm trọng hơn là phát triển thành nám, tàn nhang.
Câu trả lời chỉ có một: Hãy tẩy tế bào da chết 2 - 3 lần một tuần, hãy thêm các sản phẩm chứa thành phần tẩy da chết hoá học vào quy trình dưỡng da của mình, dù là sữa rửa mặt, toner hay serum / ampoule để giúp chu kỳ thay da diễn ra tự nhiên, da đẹp mịn màng và ngăn ngừa mụn. Tùy thuộc vào từng loại da mà bạn lựa chọn dạng tẩy da chết phù hợp.
Đó là lý do bạn cần các biện pháp treatment nhẹ nhàng để hỗ trợ quá trình thay da diễn ra suôn sẻ. Hãy nhắn tin cho chúng mình để được tư vấn các sản phẩm treatment nhẹ nhàng, không gây kích ứng, phù hợp nhất cho tình trạng da và điều kiện tài chính của bạn nhé!
Tìm hiểu thêm các sản phẩm chính hãng tại: https://edallyhanquoc.vn/my-pham-edally-ex-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com