Hotline

0902158663
MENU
0
22/07/2025 - 4:01 PMedallyhanquoc.vn 33 Lượt xem

Hiện nay tỷ lệ ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) càng tăng và biến chứng thận càng nhiều, trên thực tế có nhiều bệnh nhân được chẩn đoán biến chứng thận do đái tháo đường tuy nhiên khi kiểm tra thực tế thì không phải là biến chứng thận do đái tháo đường.

Chúng ta cần phân biệt rõ để có hướng điều trị. Vì nếu mắc bệnh thận nguyên phát trên bệnh nhân đái tháo đường mà bỏ qua sẽ làm mất cơ hội điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân.

Có phải khi có tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) là biến chứng do đái tháo đường gây nên không?

Có phải khi có tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) là biến chứng do đái tháo đường gây nên không?

Vậy có phải khi có tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) là biến chứng do đái tháo đường gây nên không? Có phải tất cả bệnh thận đái tháo đường đều dẫn đến biến chứng thận không? Làm thế nào để phòng ngừa biến chứng thận do đái tháo đường?

1. Có phải tất cả bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) đều dẫn đến biến chứng thận không?

Không phải tất cả bệnh nhân đái tháo đường đều bị biến chứng thận. Bệnh thận do đái tháo đường (diabetic kidney disease - DKD), còn được gọi là bệnh thận đai tháo đường, là một trong những biến chứng mạn tính nghiêm trọng nhất của đái tháo đường, nhưng không xảy ra ở tất cả bệnh nhân. Các nghiên cứu dịch tễ cho thaay, khoảng 20 - 40% bệnh nhân đái tháo đường type 1 hoặc type 2 sẽ tiến triển đến DKD, tùy theo thời gian mac bệnh, mức độ kiểm soát đường huyết, huyết áp, lipid máu, hút thuốc, yeu tố di truyền và chủng tộc

Đặc biệt, kiểm soát đường huyết tốt trong giai đoạn sớm có thể ngăn chặn hoàn toàn sự xuất hiện albumin nieeu, làm chậm tiến triển DKD, hoặc thậm chí làm thoái lui tình trạng tổn thương thận giai đoạn đầu.

2. Chẩn đoán xác định bệnh thận do đái tháo đường (DKD) dựa vào tiêu chuẩn nào?

Việc chẩn đoán bệnh thận do đái tháo đường (DKD)hiên nay không dựa vào sinh thiết thận như các bệnh cầu thận nguyên phát, mà chủ yếu dựa trên tiêu chuẩn lâm sàng và cận lâm sàng.

Theo hướng dẫn của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) và Tổ chức Quốc tế về Bệnh thận (KDIGO), chẩn đoán xác định DKD được đặt ra khi có bằng chứng tổn thương thận kéo dài ≥3 tháng, biểu hiện dưới dạng albumin niệu ≥30 mg/g creatinine hoặc mức lọc cầu thận (eGFR) giảm dưới 60 ml/phút/1,73 m².

Ngoài ra, để khẳng định nguyên nhân là do đái tháo đường, cần có tiền sử đái tháo đường rõ ràng, đặc biệt là ≥5 năm với đái tháo đường type 1 hoặc bất kỳ thời gian nào đối với đái tháo đường type 2, đồng thời loại trừ các dấu hiệu gợi ý bệnh thận khác không liên quan đến đái tháo đường.

Một số đặc điểm hỗ trợ cho chẩn đoán bệnh thận do đái tháo đường (DKD) bao gồm:

Tiến triển albumin niệu từ từ, có bệnh võng mạc đái tháo đường đi kèm (đặc biệt trong đái tháo đường type 1), không có tiểu máu vi thể với hồng cầu bien dạng, không có biểu hiện hội chứng thận hư điển hình và không có các dấu hiệu tổn thương thận cấp tính hoặc hệ thống.

3. Khi có tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) là biến chứng do ĐTĐ gây nên không?

Câu trả lời là không. Một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân đái tháo đường có tổn thương thận không phải do DKD. Các nghiên cứu sinh thiết thận ở bệnh nhân đái tháo đường cho thấy khoảng 30-40% có bệnh thận nguyên phát, hoặc tổn thương thận do nguyên nhân không liên quan đái tháo đường thưong gặp nhất là các bệnh cầu than nguyên phát như viêm cầu thận IgA, bệnh thận màng, FSGS, viêm thận lupus, hoặc viêm thận ống kẽ do thuốc.

Trong những trường hợp bệnh nhân đái tháo đường có nghi ngờ lâm sàng biến chứng thận:

Như tiểu máu vi thể với hồng cầu biến dạng.

Protein niệu khởi phát nhanh, có hội chứng thận hư điển hình.

diễn tiến suy thận nhanh hoặc có biểu hiện toàn thân (sốt, ban, đau khớp, tăng bạch cầu eosin), cần cân nhắc thực hiện sinh thiết thận để xác định chẩn đoán chính xác.

Đặc biệt, bệnh nhân không có bệnh lý võng mạc dù đã mắc đái tháo đường nhiều năm cũng là dấu hiệu gợi ý mạnh cho bệnh thận không do đái tháo đường. Điều này hết sức quan trọng vì nếu là bệnh thận không do đái đường trên bệnh nhân đái dường thì điều trị sẽ khác hoàn toàn biến chứng thận do đái tháo đường

4. Làm thế nào để phòng ngừa biến chứng thận do bệnh đái tháo đường?

Phòng ngừa bệnh thận do đái tháo đường (DKD)cần can thiệp đa yếu tố:

Kiểm soát đường huyết: Mục tiêu HbA1c <7% nếu bệnh nhân có kỳ vọng sống >10 năm. Có the chấp nhận 7.5-8% ở người cao tuổi/đa bệnh. Ưu tiên thuốc có lợi ích bảo vệ thận như SGLT2i (dapagliflozin, empagliflozin) hoặc GLP-1 RA (semaglutide).

Kiểm soát huyết áp: Mục tiêu <130/80 mmHg nếu có protein niệu. Dùng ACEi hoặc ARB cho tất cả benh nhân có albumin niệu ≥30 mg/g.

Giảm lipid máu: Statin cho tất cả bệnh nhân >40 tuổi có nguy cơ tim mạch. Có thể dùng ezetimibe nếu LDL còn cao.

Thuốc có lơi cho thận: SGLT2i.

Khuyến cao cho tất cả bệnh nhân có mức lọc cầu than (eGFR ) ≥20 ml/phút/1.73m².

Finerenone: Ức chế chọn lọc thụ thể mineralocorticoid - làm giảm albumin niệu và biến cố tim thận (FIDELIO-DKD 2020).

Chế độ ăn và lối sống: Giảm muối <2g/ngày. Duy trì BMI hợp lý, ngừng hút thuốc. Hạn chế đạm nếu CKD tiến triển (0.6-0.8 g/kg/ngày).

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ: Hồng sâm, Hắc sâm, Đông trùng hạ thảo và đặc biệt là Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc

5. Khi bệnh thận do đái tháo đường (DKD) tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối, chọn phương pháp điều trị thay thế nào?

Ở bệnh nhân DKD tiến triển đến CKD giai đoạn 5, lựa chọn điều trị thay thế thận cần cá thể hóa:

Lọc máu chu kỳ (HD): Phổ biến nhất, đặc biệt ở Việt Nam.Cần kiểm soát dịch, đường huyết, hạ áp tư thế. Chú ý: Bệnh nhân DKD có nguy cơ biến chứng tim mạch và tử vong cao hơn các nguyên nhân CKD khác.

Lọc màng bụng (PD): Thích hợp ở người cao tuổi, khó tiếp cận HD. Cần giám sát glucose máu do hấp thu từ dịch lọc. Ưu điểm: ổn định huyết động, dễ tự quản lý tại nhà.

(Ghép thận (± tụy).

Ghép thận đơn độc: phù hợp với đa số bệnh nhân đái tháo đường type 2.

Ghép tụy - thận đồng thời: cân nhắc ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 có kiểm soát glucose kém và không biến chứng tim mạch nặng.

Kết quả ghép lâu dài tốt nhất nếu lựa chọn đúng chỉ định và tránh đucợ các biến chứng nhiễm trùng do thuốc ức chế miễn dịch.

Tham khảo thêm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chính hãng tại: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.

Nguồn: PGS.TS.BS Đỗ Gia Tuyển - Khoa Nội Thận - Tiết niệu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tài liệu tham khảo:

1. American Diabetes Association (ADA). Standards of Care in Diabetes-2024. 

2. KDIGO (Kidney Disease: Improving Global Outcomes). Clinical Practice Guideline for Diabetes Management in Chronic Kidney Disease. Kidney Int. 2022;102(5 Suppl):S1-S127.

3. Sharma SG, The Modern Spectrum of Renal Biopsy Findings in Patients with Diabetes. Clin J Am Soc Nephrol. 2013;8(10):1718-1

4. Mak SK, et al. Clinical predictors of non-diabetic renal disease in patients with non-insulin dependent diabetes mellitus. Nephrol Dial Transplant. 1997;12(12):2588-91.

5. Soni SS, . Non-diabetic renal disease in type 2 diabetes mellitus. Nephrology (Carlton). 2006;

Tin liên quan

Có Phải Cứ Bệnh Suy Thận Mạn Giai Đoạn 5 Là Phải Lọc Máu & Khi Bắt Đầu Lọc Máu Có Nên Bắt Buộc 3 Lần/ Tuần Hay Không? Có Phải Cứ Bệnh Suy Thận Mạn Giai Đoạn 5 Là Phải Lọc Máu & Khi Bắt Đầu Lọc Máu Có Nên Bắt Buộc 3 Lần/ Tuần Hay Không?
Khi bệnh nhân mắc bệnh suy thận mạn tính (CKD) dù ở giai đoạn 5 nhưng không phải tất cả đều cần phải tiến hành lọc máu ngay. Nhiều bệnh nhân cũng thắc mắc...
Làm Thế Nào Để Phát Hiện Sớm Mắc Bệnh Thận Mạn? Làm Thế Nào Để Phát Hiện Sớm Mắc Bệnh Thận Mạn?
Trong một tuần mà gặp đến 6 bệnh nhân bị bệnh thận mạn giai đoạn 4-5 đến khám vì phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn nặng như vậy, và đều là các bệnh...
Tóm Tắt Nội Dung Khoa Học - Hội Nghị Thận Học Châu Âu ERA 2025 (Vienna, Áo) Tóm Tắt Nội Dung Khoa Học - Hội Nghị Thận Học Châu Âu ERA 2025 (Vienna, Áo)
Hội nghị Thận học Châu Âu ERA (European Renal Association) lần thứ 62 được tổ chức từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 6 năm 2025 tại Vienna, Áo.
U Sắc Tố Da: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị, Phòng Ngừa U Sắc Tố Da: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị, Phòng Ngừa
U sắc tố da là một trong những biểu hiện phổ biến trên da, có thể là lành tính hoặc ác tính, thường khiến người bệnh lo lắng về mặt thẩm mỹ lẫn sức khỏe....
Bệnh Nhân Bị Bệnh Thận Mạn Có Tiêm Được Vắc Xin Không? Bệnh Nhân Bị Bệnh Thận Mạn Có Tiêm Được Vắc Xin Không?
Bệnh thận mạn là một bệnh lý tiến triển, ảnh hưởng không chỉ đến chức năng lọc của thận mà còn tác động sâu rộng đến toàn bộ hệ miễn dịch.
Cách Lựa Chọn Thực Phẩm Cho Người Bệnh Thận Cách Lựa Chọn Thực Phẩm Cho Người Bệnh Thận
Những món ăn đa dạng trong cuộc sống hiện đại rất hấp dẫn khẩu vị ăn uống của nhiều người. Còn đối với người bệnh thận thì nên 'thưởng thức" như...
Phương Pháp Cấy Chỉ Và Những Điều Cần Biết Phương Pháp Cấy Chỉ Và Những Điều Cần Biết
Cấy chỉ là phương pháp điều trị không dùng thuốc, kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, giúp kích thích huyệt đạo lâu dài, tăng tuần hoàn máu,...
Rối Loạn Cương Dương Hậu Covid-19 Và Những Điều Cần Biết Rối Loạn Cương Dương Hậu Covid-19 Và Những Điều Cần Biết
Rối loạn cương dương (RLCD) hậu Covid-19 là tình trạng rối loạn hoạt động tình dục phổ biến nhất sau nhiễm SARS-COV-2. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là...
Dinh Dưỡng Dành Cho Người Bệnh Thận Mạn Điều Trị Bảo Tồn Dinh Dưỡng Dành Cho Người Bệnh Thận Mạn Điều Trị Bảo Tồn
Bệnh thận mạn là một trong những vấn đề sức khỏe toàn cầu đang gia tăng nhanh chóng, với tỷ lệ mắc ngày càng cao, đặc biệt ở người lớn tuổi và những...
Hội Chứng Thận Hư: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Hội Chứng Thận Hư: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa
Hội chứng thận hư không phải là một bệnh đơn lẻ mà là tập hợp các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng do tổn thương cầu thận gây ra, làm tăng tính thấm...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon