Thời tiết giao mùa, có những cơn ho hen do co thắt phế quản cấp, mãn tính gây cho cơ thể khó thở mệt mỏi, bạn phải dùng thuốc dãn phế quản dạng uống hoặc xịt để cho rễ thở. Vậy làm sao để cải thiện vấn đề trên, giảm phụ thuộc vào việc sử dụng đến thuốc?
Trong bải viết này, hãy cùng edallyhanquoc.vn tìm hiểu về bệnh hen phế quản cũng như nguyên nhân, triệu chứng, yếu tố khởi phát và cách điều trị hiệu quả.
Hen phế quản (hen suyễn) là một bệnh viêm đường hô hấp gây ra bởi một loạt kích thích dẫn đến co thắt phế quản hồi phục hoàn toàn hoặc một phần. Triệu chứng và dấu hiệu bao gồm khó thở, tức ngực, ho, thở khò khè. Việc chẩn đoán được dựa trên tiền sử, khám lâm sàng và đo chức năng hô hấp. Điều trị liên quan đến kiểm soát các yếu tố khởi phát và điều trị bằng thuốc, thường dùng nhất là thuốc cường beta-2 và corticosteroid dạng hít. Cơn hen thường xảy ra về đêm và lúc sáng sớm, đa số bệnh nhân tự hết hoặc thông qua điều trị nhưng nếu chẩn đoán và điều trị sai có thể nguy hại đến tính mạng.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 150 triệu người mắc bệnh hen phế quản, trong đó khoảng 180.000 người tử vong. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong có xu thế ngày càng tăng và trở thành một trong những bệnh mạn tính gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Sự phát triển hen suyễn là do nhiều tác động và phụ thuộc vào sự tương tác giữa các gen nhạy cảm và các yếu tố môi trường.
Tiếp xúc với dị nguyên.
Chế độ ăn.
Yếu tố chu sinh.
Các bằng chứng cho thấy có sự liên quan của các chất gây dị ứng trong gia đình (ví dụ: bụi, gián, vật nuôi) và các chất gây dị ứng môi trường khác đối với sự phát triển bệnh ở trẻ em và người lớn. Hen suyễn cũng liên quan đến các yếu tố chu sinh, chẳng hạn như bà mẹ sinh con khi còn quá trẻ, dinh dưỡng kém của bà mẹ, trẻ sơ sinh non tháng, trẻ sơ sinh nhẹ cân và thiếu sữa mẹ.
Cơn hen phế quản (hay cơn hen suyễn) có thể được khởi phát bởi nhiều yếu tố khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người. Các tác nhân phổ biến gây ra cơn hen phế quản bao gồm:
Các dị nguyên trong môi trường và lao động (rất nhiều).
Không khí lạnh, khô.
Nhiễm trùng.
Tập thể dục.
Hít phải chất kích thích.
Cảm xúc.
Aspirin và các loại thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID).
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Bệnh hen suyễn gặp ở nhiều trẻ em, nhưng khoảng một phần tư trường hợp, thở khò khè vẫn tồn tại trong giai đoạn trưởng thành hoặc tái phát trong những năm sau đó. Giới nữ, hút thuốc, tuổi dậy thì sớm, nhạy cảm với bọ ve trong nhà là những yếu tố nguy cơ cho hen kéo dài và tái phát.
Hen phế quản gây biến chứng khôn lường: Gây nhiễm khuẩn phế quản, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, ngừng hô hấp kèm theo có tổn thương não…
Mặc dù một số đáng kể ca tử vong hàng năm là do bệnh hen, hầu hết các ca tử vong đều có thể phòng ngừa khi điều trị. Do đó, tiên lượng bệnh sẽ tốt nếu được tiếp cận với điều trị đầy đủ và tuân thủ.
Hen phế quản có các triệu chứng đặc trưng, thường liên quan đến tình trạng viêm và co thắt đường thở. Lưu tâm những triệu chứng phổ biến sau của bệnh hen phế quản:
Ho, đặc biệt là vào ban đêm.
Dễ bị khò khè khi gặp không khí lạnh.
Khó thở: Do đường thở bị thu hẹp gây ra hiện tượng khó thở cho người bệnh.
Đau thắt ngực hoặc cảm thấy như có vật gì đè nặng hoặc siết chặt ngực.
Hơi thở rất nhanh và gấp, triệu chứng này sẽ nặng hơn khi người bệnh vận động nhiều như leo cầu thang, chạy bộ, tập thể dục…
Mục tiêu điều trị là giảm thiểu sự suy giảm chức năng hô hấp và các nguy cơ, bao gồm ngăn ngừa các đợt cấp và giảm thiểu các triệu chứng mạn tính, bao gồm cả thức tỉnh về đêm; để giảm nhu cầu nhập viện hoặc cấp cứu; duy trì chức năng phổi và mức hoạt động cơ bản (bình thường) và để tránh tác dụng điều trị bất lợi.
Điều trị cơn hen phế quản cấp tính chủ yếu dùng các thuốc tân dược để nhanh chóng cắt cơn, giảm tình trạng khó thở cho người bệnh. Tuy nhiên các thuốc tân dược này thường có nhiều tác dụng không mong muốn như làm tăng và rối loạn nhịp tim, kích ứng đường tiêu hóa…. Vì vậy nên điều trị kết hợp dùng các thuốc y học cổ truyền theo pháp tuyên phế hóa đàm, giáng khí bình suyễn… hay Thực phẩm bảo vệ sức khỏe như Đông trùng hạ thảo… để tăng cường hiệu quả điều trị, nhanh chóng giảm liều và hạn chế tác dụng không mong muốn của thuốc tân dược. Hoạt chất Cordycepin trong Đông trùng hạ thảo có khả năng mạnh mẽ trong việc ức chế đồng thời diệt trừ các vi khuẩn gây nhiễm trùng và tổn thương phổi. Thúc đẩy quá trình sản sinh Adrenalin - Hormone được sản sinh bởi tuyến thượng thận kết hợp với hormone Noradrenalin có tác dụng kích thích, làm tăng lượng Oxy cung cấp cho não. Đặc biệt hoạt chất polysaccharides có tác dụng khôi phục tế bào phổi bị hư hỏng sau tổn thương, đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về phổi, hen phế quản, viêm phổi…
Thời kỳ bệnh ổn định, tốt nhất là dùng Đông trùng hạ thảo để tăng cường thể trạng, nâng cao sức đề kháng, làm giảm nhẹ và dự phòng các cơn hen tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com