Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cụ thể và chi tiết cách chăm sóc người bệnh nuôi ăn qua ống thông dạ dày, phù hợp cho nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân và người chăm sóc.
Cho ăn qua ống thông dạ dày là một kỹ thuật nhằm mục đích đưa một lượng thức ăn (sữa, súp, các chất với mục đích dinh dưỡng) qua 1 ống thông được đặt từ mũi (hoặc miệng) qua thực quản vào dạ dày. Việc dinh dưỡng này có thể thay thế toàn bộ hoặc một phần khả năng tự ăn qua miệng của người bệnh.
Có thể sử dụng ống thông dạ dày với mục đích bơm nước hoặc các thuốc cần cho điều trị bệnh. Cũng có thể để dẫn lưu dịch từ dạ dày khi có chỉ định.
Được chỉ định đối với những trường hợp sau:
Người bệnh không thể ăn được: Bệnh nhân sau đặt NKQ, MKQ, bệnh nhân đang thở máy. Bệnh nhân mất hoặc giảm khả năng bảo vệ đường thở, rối loạn nuốt, liệt thần kinh hầu họng do mọi nguyên nhân, hôn mê, co giật, tai biến mạch não… Bệnh nhân có bệnh lý đường tiêu hóa: liệt dạ dày, u thực quản chưa gây tắc nghẽn toàn bộ, tổn thương miệng…
Người bệnh tự ăn ít, bệnh nhân cần được cung cấp thêm dinh dưỡng.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc người bệnh nuôi ăn qua ống thông dạ dày, được trình bày theo chuẩn y khoa và dễ hiểu để áp dụng trong thực tế:
Cần xác định đúng vị trí ống thông vào đúng dạ dày.
Đặt người bệnh ở tư thế đầu cao 30 độ trước, trong và ít nhất 30 phút sau khi ăn.
Tráng ống trước khi cho người bệnh ăn và đảm bảo thức ăn sạch, không có vi khuẩn hoặc lên men.
Cho người bệnh ăn đúng cách với tốc độ từ từ, không quá nhanh, tránh trường hợp người bệnh bị nôn ói.
Khi cho ăn cần phải đảm bảo thức ăn nhuyễn, mềm, dạng lỏng để có thể bơm qua ống thông một cách dễ dàng.
Tráng ống lại 1 lần nữa và kiểm tra đường ống luôn sạch, không đọng lại thức ăn thừa còn bám trên thành ống thông.
Trào ngược do thể tích dịch tồn dư quá lớn, đưa vào dạ dày một thể tích quá lớn, do liệt dạ dày ruột chức năng.
Tụt ống thông dạ dày hoặc bị cuộn trong miệng thực quản khi cho ăn gây trào ngược và sặc vào đường hô hấp.
Phải vệ sinh tay trước và sau khi cho người bệnh ăn qua ống thông.
Phải chắc chắn ống thông đang ở trong dạ dày mới tiến hành đưa thức ăn vào.
Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, trung bình khoảng từ 5 -6 lần, mỗi bữa ăn người lớn thường ăn khoảng 300ml - 400ml, còn trẻ em khoảng 20ml/ một bữa.
Rút ống thông ra khi người bệnh có biểu hiện bất thường (nôn ói, khó chịu, tím tái...)
Người lớn: 20 - 30 ml
Trẻ em: 3 - 5 ml
Trẻ sơ sinh: 1 - 3 ml
Ống thông dạ dày nên được thay sớm mỗi 5 - 7 ngày hoặc khi thấy ống bẩn hoặc nghẹt.
Túi cho ăn phải thay mỗi 24 giờ hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Nên vệ sinh răng miệng cho người bệnh nước muối sinh lý hàng ngày.
Tham khảo các sản phẩm bổ sung giúp bệnh nhân nhanh phục hồi sau ốm, sau bệnh: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Theo ĐD. Nguyễn Thị Hoàng Na - Khoa Y học cổ truyền - Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh - Cơ sở 3
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com