Mụn là một vấn đề da liễu mãn tính. Điều này là một sự thật mà chúng ta phải chấp nhận. Và vì nó là mãn tính nên sẽ là rất bình thường nếu lâu lâu bạn lại lên vài nốt mụn, hay thậm chí ở mức độ đều đặn hơn - da bạn đẹp hay xấu dựa vào chu kỳ “rụng dâu” (điều này không còn xa lạ gì với nhiều bạn nữ đúng không?).
Thế nhưng “mãn tính” và kéo dài dai dẳng là 2 trạng thái hoàn toàn khác nhau. Tình trạng mụn kháng trị - kéo dài dai dẳng, không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với các điều trị tiêu chuẩn (bôi thoa những hoạt chất đặc trị mụn: tretinoin, benzoyl peroxide, salicylic acid, azelaic acid, kháng sinh đường bôi…) là một trong những trường hợp bạn cần đặt câu hỏi: liệu mình có đang bị mụn nội tiết? Để hiểu hơn về mụn nội tiết và trả lời cho câu hỏi trên.
Mụn nội tiết cũng là một thể trứng cá thông thường xoay quanh các cơ chế bệnh sinh tương tự như mụn trứng cá. Tuy nhiên thể mụn này thường tương đối “khó trị”, nặng và thường gặp hơn ở nữ giới. Nếu xếp hạng cho các loại mụn khó trị nhất thì mụn nội tiết đáng đươc gọi tên đầu tiên. Vì chúng xuất phát từ bên trong cơ thể và chuyển biến vô cùng phức tạp. Chúng ta vẫn luôn loay hoay tìm câu trả lời không biết mình có phải bị mụn nội tiết hay không. Để có thể giải quyết vấn đề này nhanh gọn, hiệu quả thì trước hết bạn phải nắm được các nguyên nhân gây ra mụn nha:
Mụn do chăm sóc da không đúng cách.
Mụn do môi trường bụi bẩn.
Mụn do vi nấm (điển hình là vi nấm Malassezia furur/hay còn gọi là Pityrosporum orbiculaire): đây là loại vi nấm gây viêm nhiễm dưới da, biển hiện khá giống mụn trứng cá thông thường nhưng có thể kéo dài đến nhiều năm. Nguyên nhân do sử dụng kháng sinh, suy giảm miễn dịch. Mụn thường xuất hiện ở vùng lưng, ngực, cánh tay và có thể ở cả da mặt.
Đây là một loại động vật chân khớp hay gọi thẳng ra là một loại rận, thường tăng sinh và hoạt động mạnh khi da sử dụng sản phẩm có chứa corticoid. Nếu sau khi ngưng kem trộn da bị lên mụn và ngứa, có khả năng cao là những con rận này đang bò trên mặt đó. Và chúng ta chỉ có thể nhìn chúng qua kính hiển vi thôi.
Mụn do rối loạn nội tiết tố thời kì dậy thì, kinh nguyệt, thai sản
Mụn do u tuyến thượng thận, u nang buồng trứng…
Mụn do ăn uống (Phần này cũng sẽ tác động trực tiếp đến nội tiết tố nè. Ví dụ nhiều tinh bột/ đường sẽ gây kích thích sản sinh insulin và dẫn đến tăng sản xuất androgen quá nhiều. Đây là một loại nội tiết tố nam có cả trong cơ thể của đàn ông và phụ nữ luôn, nếu cơ thể sản sinh quá nhiều hormone này sẽ khiến tuyến bã nhờn bị kích thích hoạt động mạnh, tăng tiết bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn P.Acnes phát triển. Mụn mủ, mụn bọc sẽ ghé thăm chúng ta rất nhanh thôi. )
Mụn do stress, thức khuya.
Sơ sơ là vậy đó, nên không phải cứ mụn là mụn nội tiết và cũng không phải mụn nội tiết nào cũng không chữa khỏi đâu nhé. Ví dụ như nếu do ăn uống thì chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống thì tình trạng mụn sẽ giảm.
Con đường bệnh sinh của mụn như đã được kể trên là do nhiều cơ chế khác nhau. Trong đó, hoạt động của tuyến bã nhờn là một trong những đặc tính quan trọng trong quá trình hình thành mụn do chúng có khả năng cung cấp các acid béo cho C.acnes phát triển.
Một số hormone đã được chứng minh có vai trò trong con đường bệnh sinh của mụn trứng cá có thể kể đến như androgen (hormone sinh dục nam), estrogen (hormone sinh dục nữ), progesterone, insulin, IGF-1, ACTH (hormone tuyến yên), glucocorticoid và GH (hormone tăng trưởng).
Androgen chính là hormone chính điều hoà hoạt động tuyến bã và là cũng là hormone được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất trong con đường bệnh sinh của mụn (hyperandrogenism)
Mặc dù hormone là một con đường bệnh sinh của mụn, nhưng không phải bất kì ai bị mụn cũng đều có vấn đề về rối loạn hormone và thường sẽ đáp ứng tốt với các điều trị tiêu chuẩn.
Mụn khởi phát muộn (sau khoảng 30 tuổi).
Mụn kháng trị (không đáp ứng với các điều trị tiêu chuẩn).
Mụn trước tuổi dậy thì.
Mụn khởi phát do stress.
Tiền mãn kinh.
Đã xác định Cường androgen (hyperandrogenism) .
Nam hoá (giọng trầm hơn với các đặc điểm của nam giới).
Hội chứng đa nang buồng trứng.
Đã xác định Cường insulin.
Chẩn đoán: Đòi hỏi xem xét đầy đủ cả các thông số cận lâm sàng và lâm sàng bởi bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị: Bôi thoa vẫn là lựa chọn điều trị đầu tay và duy trì.
Trường hợp được chẩn đoán mụn nội tiết, việc bổ sung thêm một số thuốc hormone hoặc thuốc tránh thai kết hợp (COC) đường uống có thể được chỉ định. Lưu ý, đây hoàn toàn là những thuốc kê đơn, cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ nhé.
Một dấu hiệu mụn nội tiết mà được nhiều người sử dụng để tự bắt bệnh ở nhà là cứ mụn xuất hiện ở cằm và quai hàm là mụn nội tiết. Nghiêm trọng hơn là khi tư chuẩn đoán mình bị mụn nội tiết, nhiều người tự đi mua thuốc ở nhà thuốc về uống mà không có sự thăm khám và kê đơn của bác sĩ.
Theo như ý kiến edallyhanquoc.vn tham vấn từ bác sĩ da liễu thì dấu hiệu trên là một chuẩn đoán mụn nội tiết theo hướng Đông y. Còn với Tây y thì mụn nội tiết có thể mọc ở bất kì vị trị nào trên mặt và cần thăm khám để biết chính xác nguyên nhân. Bị mụn ở hàm cũng hoàn toàn có thể đến từ việc sau khi rửa mặt xong chúng ta không dùng bông tẩy trang để thấm lượng nước đọng lại ở vùng hàm, làm điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn/vi nấm khu trú, hoặc chúng ta không vệ sinh chăn ga gối nệm sạch sẽ cũng có thể khiến mụn xuất hiện.
Nhưng nhìn chung, thì dù Đông y hay Tây y đều công nhận thường mụn nội tiết sẽ dễ gây ra những loại mụn thể nặng như mụn bọc, mụn mủ, mụn nang, dễ lan và dễ để lại các tình trạng tổn thương nặng nề.
Vấn đề quan trọng nữa là dù bị mụn do nội tiết hay không thì chúng ta cũng cần cân bằng giữa việc chăm sóc da bên ngoài bằng các loại Mỹ phẩm chất lượng để hỗ trợ quá trình điều trị mụn và cân bằng các yếu tố bên trong bằng chế độ ăn uống và bổ sung Thực phẩm chức năng. Bị mụn nội tiết càng cần phải chăm sóc da từ bên ngoài. Tưởng tượng da đã tiết nhiều bã nhờn dư thừa do nội tiết androgen mà lại không được làm sạch tốt nữa thì chuyện gì sẽ xảy ra? Tổng tiến công nổi dậy năm 75 sẽ được tái hiện chân thực và rõ nét trên da của chúng ta đó.
Tóm lại, thay vì tự nhận định mình bị mụn nội tiết rồi hoảng loạn, mong cứu chữa được làn da rồi điều trị không theo một phác đồ nào cả, chúng ta hãy check lại thử xem mình có mắc nguyên nhân nào trong số những nguyên nhân nói trên không. Nếu có hãy điều chỉnh lại xem kết quả có lạc quan hơn không. Hai nữa, là đi thăm khám ở bác sĩ da liễu uy tín và đừng bao giờ quên chăm sóc da tại nhà đúng cách nha.
Nếu bạn cần tư vấn da, thiết kế một quy trình chăm sóc da chuẩn khoa học, hãy liên hệ đến edallyhanquoc.vn nha.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com