Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn giao mùa. Viêm phổi là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trên thế giới có đến gần 2 triệu trẻ em tử vong mỗi năm do viêm phổi. Tại Việt Nam tỷ lệ trẻ em nhập viện vì bệnh này chiếm đến 25% trong tổng số ca bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Viêm phổi ở trẻ em là tình trạng nhiễm khuẩn ở phổi do các nguyên nhân như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm. Các túi khí trong phổi chứa đầy mủ và dịch nhầy khiến cơ thể không thể hấp thụ đủ lượng oxy cần thiết.
Ho vừa đến nặng, thường là ho nặng tiếng, nhưng cũng không nhất thiết như vậy.
Thở nhanh liên tục (khác với biểu hiện thở nhanh nhất thời khi trẻ bị sốt cao).
Trẻ được coi là thở nhanh nếu thở trên 60 lần/phút (đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút (đối với trẻ từ 2 tháng - 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (với trẻ trên 1 tuổi).
Đếm nhịp thở khi trẻ đang nằm yên và không hoạt động gắng sức. Dùng đồng hồ có kim giây để đếm trong vòng 1 phút.
Thở gắng sức: Cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn (vị trí phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào), co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực.
Thở nhanh và thở gắng sức là phản ứng bù trừ nhưng cơ thể trẻ không thể cố gắng mãi. Nếu không điều trị kịp thời, trẻ có thể bị suy hô hấp, kiệt sức, nhịp thở chậm lại rồi ngưng thở.
Sốt vừa đến sốt cao nhưng đôi khi không có ở trẻ có hệ miễn dịch yếu.
Đau ngực trong lúc ho và cả giữa các cơn ho.
Nôn không chỉ sau những cơn ho mạnh mà cả giữa các cơn ho.
Tím tái quanh môi và ở mặt do trẻ bị thiếu oxy.
Thở rít. Mặc dù thở rít thường là biểu hiện của nhiễm virus nhiều hơn nhưng đôi khi đây cũng là biểu hiện của viêm phổi.
Nếu trẻ có một vài trong các triệu chứng trên thì nhiều khả năng trẻ đã bị viêm phổi. Vì vậy ba mẹ cần cho con đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ có kế hoạch điều trị kịp thời.
Tại Trung Quốc, Đan Mạch, Pháp và Hà Lan gần đây đều ghi nhận gia tăng ca bệnh viêm phổi ở trẻ em liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma. Vi khuẩn này có xu hướng gây ra các đợt bùng phát bệnh viêm phổi cứ sau chu kỳ 1 đến 3 năm.
Các chuyên gia châu Âu tiến hành điều tra các ca mắc Mycoplasma tại 45 địa điểm ở 24 quốc gia và ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh bắt đầu tăng trở lại vào đầu năm nay. Vào mùa hè và mùa thu năm nay, mức tăng ca mắc trung bình đã gấp 4 lần, chủ yếu ở châu Á và châu Âu. Điển hình, quận Warren (bang Ohio) cho biết tính đến ngày 28/11, số ca viêm phổi ở trẻ em cao hơn bình thường, với 142 trường hợp kể từ tháng 8.
Vi khuẩn Mycoplasma là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm phổi nhẹ, gây ra ho có thể kéo dài hàng tuần, thường kèm theo sốt và nhức đầu, nổi mẩn đỏ ở thân, lưng hoặc cánh tay.
Một điều cha mẹ cần lưu ý là các loại kháng sinh hàng đầu điều trị hầu hết các loại bệnh viêm phổi không có tác dụng đối với bệnh do khuẩn Mycoplasma gây ra. Đối với những trường hợp này, bác sĩ cần kê đơn một loại kháng sinh khác, điển hình là azithromycin hoặc Z-Pak.
Điều quan trọng mà các bậc cha mẹ cần lưu ý là khi bắt đầu dùng kháng sinh điều trị viêm phổi, sẽ thấy ngay tác dụng trong vài ngày đầu. Còn nếu không, chúng ta sẽ cần kiểm tra lại với bác sĩ nhi khoa”, chuyên gia Tiến sĩ Mandy Cohen - Giám đốc CDC khuyến cáo.
Phế cầu khuẩn.
Vi khuẩn Mycoplama (thường gây viêm phổi nhẹ).
Liên cầu khuẩn nhóm B.
Khuẩn tụ cầu vàng.
Virus hợp bào hô hấp (RSV).
Virus Parainfluenza.
Virus cúm.
Virus Adeno.
Viêm phổi là tình trạng viêm khiến phổi chứa đầy chất lỏng hoặc mủ, có nhiều nguyên nhân, bao gồm virus, vi khuẩn và hóa chất. Tại các nước, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do COVID-19, cúm và virus hợp bào hô hấp RSV gây ra đang gia tăng, khiến các trường hợp viêm phổi cũng tăng theo.
Viêm phổi là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, và mùa lạnh thường là thời điểm nguy cơ tăng cao.
Cho trẻ bú đủ bữa trong ngày, kéo dài ít nhất 6 tháng đầu sau sinh.
Tiêm phòng HIB và phế cầu cho trẻ đúng liều, đúng thời điểm.
Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.
Sử dụng bếp không khói (bếp hồng ngoại, bếp từ,...) và máy lọc không khí.
Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi.
Bên cạnh đó, khi trẻ nhiễm các loại mầm bệnh đường hô hấp, ba mẹ cần chủ động thực hiện kiểm tra nhịp thở để phát hiện dấu hiệu thở nhanh, đây là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi.
Nhận thấy trẻ có biểu hiện thở co lõm lồng ngực (kiểm tra khi trẻ nằm yên, không bú, không khóc).
Ở trẻ dưới 2 tháng: Bỏ bú hoặc bú kém, co giật, trẻ ngủ li bì - khó đánh thức trẻ dậy, sốt hoặc lạnh, thở khò khè.
Ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi: Trẻ không thể uống được gì, co giật, ngủ li bì - khó đánh thức, thở có tiếng rít.
Xã hội ngày càng phát triển, điều kiện vệ sinh và chăm sóc y tế ngày càng nâng cao, tỷ lệ trẻ tử vong do viêm phổi đã giảm xuống rõ rệt. Nhưng dù vậy, phụ huynh tuyệt đối không nên chủ quan, nên chủ động phòng ngừa các biến chứng của bệnh do sự lây lan của các mầm bệnh đường hô hấp như cúm, mycoplasma pneumoniae (vi khuẩn gây viêm phổi phổ biến ở trẻ em), virus hợp bào hô hấp (RSV) và virus SARS-CoV-2)... Ba mẹ không nên chủ quan tự điều trị kháng sinh tại nhà cho con hoặc rửa mũi, hút đờm không đúng cách.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên từ edallyhanquoc.vn sẽ giúp cha mẹ hiểu được nguyên nhân gây bệnh cũng như triệu chứng và sự nguy hiểm của căn bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ để biết cách nhận biết và kịp thời đưa con đến cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com