Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây cảm giác khó chịu, nóng rát, và dễ tái phát nếu không được kiểm soát đúng cách.
Để điều trị mụn trứng cá đỏ một cách hiệu quả và ngăn ngừa tái phát thì việc hiểu về cơ chế gây bệnh cũng như các triệu chứng lâm sàng của bệnh là vô cùng quan trọng. Hãy cùng edallyhanquoc.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Hiện tượng trứng cá đỏ (Rosacea) không phải là mụn trứng cá như bình thường. Đây là một tình trạng viêm mạn tính có vai trò của mạch máu gây ảnh hưởng đến da. Da bị trứng cá đỏ thường rất nhạy cảm, bị khô và có dấu hiệu châm chích...
Trứng cá đỏ là tình trạng bệnh lý với biểu hiện ban đỏ, giãn mạch, sẩn mủ chủ yếu ở vùng mặt. Tuổi mắc bệnh thường từ 30 - 60 tuổi. Sinh lý bệnh, nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng, liên quan đến quá trình viêm và sự tăng sinh mạch máu, vai trò của Demodex, khiếm khuyết của hệ miễn dịch...
Hiện nay, y khoa vẫn chưa rõ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trứng cá đỏ. Bệnh cũng kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến người bệnh thiếu tự tin trong giao tiếp, giảm chất lượng cuộc sống.
Sử dụng thuốc uống hoặc bôi có chứa corticoid.
Sử dụng các sản phẩm chứa vitamin nhóm B.
Sử dụng thuốc huyết áp hay tiểu đường.
Tác dụng phụ của một số kem dưỡng ẩm.
Sự thay đổi hormone sinh dục trong cơ thể.
Các yếu tố liên quan đến di truyền từ đời trước.
Nhiệt độ nóng hay ánh sáng cường độ cao...
Mụn trứng cá đỏ là một bệnh da liễu phức tạp, có thể ảnh hưởng từ nhẹ đến nặng, bao gồm đỏ da, mụn viêm, giãn mao mạch, tăng độ nhạy cảm của da và biến dạng da ở giai đoạn muộn. Việc nhận diện đúng các triệu chứng giúp đưa ra phương pháp điều trị kịp thời và kiểm soát bệnh hiệu quả.
Da mặt xuất hiện các sẩn màu đỏ hoặc mụn mủ. Thương tổn có hình vòm. Không có mụn đầu đen, mụn đầu trắng, hoặc mụn bọc. Vùng tổn thương đỏ, phù nề, có vảy tiết.
Nhìn rõ các mạch máu tại vùng da đỏ.
Sẩn mủ và mụn mủ xuất hiện trên mũi, trán, má, cằm. Có thể xuất hiện tại chi trên và thân người.
Da mặt khô, nứt nẻ.
Uống rượu, ăn thức ăn cay nóng, tiếp xúc với ánh nắng làm bệnh trầm trọng hơn.
Vùng tổn thương nhạy cảm: cảm giác rát bỏng, đau, đặc biệt rõ khi trang điểm hoặc dùng kem dưỡng da.
Mắt có biểu hiện đỏ, đau, viêm bờ mi, viêm kết mạc.
Mũi dày da, phì đại, biến dạng, lỗ nang lông giãn rộng gọi là mũi sư tử.
Sưng phù, dày bờ mi gọi là bờ mi sư tử.
Đỏ da, phù nề lâu ngày ở trên mặt do tắc nghẽn bạch huyết.
Đối tượng mắc bệnh: Mụn trứng cá thông thường có thể xảy ra với hầu hết mọi lứa tuổi, trong đó tỉ lệ tuổi vị thành niên chiếm cao hơn. Trứng cá đỏ lại thường xuất hiện ở những người trên 30 tuổi.
Triệu chứng: Khác với trứng cá thông thường có nhân đen trên thương tổn, trứng cá đỏ có mụn nhỏ nhiều, tập trung thành mảng, sẩn, cục và đỏ, giãn mạch cả vùng da không có mụn.
Nếu da của bạn đang mọc nhiều mụn, da nhạy cảm,... rất có thể đây là tình trạng trứng cá đỏ. Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc và mỹ phẩm mà hãy đến khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được thăm khám và tư vấn.
Nếu muốn điều trị trứng cá đỏ bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám một cách tỉ mỉ và đưa ra một phác đồ điều trị. Bác sĩ cần phải nắm bắt diễn biến của bệnh để từ đó quyết định tư vấn liệu trình phù hợp.
Thông thường, tình trạng trứng cá đỏ sẽ dần ổn định sau vài tháng điều trị theo chỉ dẫn, lâu nhất có thể đến 1 - 2 năm.
Tham khảo các sản phẩm chăm sóc da sau điều trị mụn trứng cá đỏ tại: https://edallyhanquoc.vn/my-pham-edally-ex-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com