Chính vì điều này mà nhiều ý kiến cho rằng, những bệnh nhân viêm tuyến giáp Hashimoto - tiến triển lâu dài gây suy giáp nên bổ sung càng nhiều Iod càng tốt trong khẩu phẩn ăn hàng ngày. Vậy, thực hư quan điểm này thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Bệnh Hashimoto xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn, tấn công vào các tế bào mô tuyến giáp, dẫn đến tình trạng viêm mạn tính và tổn thương các tế bào nang tuyến giáp. Điều này dẫn đến việc giảm sản xuất hormone tuyến giáp, lâu dài gây ra tình trạng suy giáp. Các triệu chứng thường gặp của bệnh Hashimoto bao gồm mệt mỏi, tăng cân, nhạy cảm với lạnh, khô da và trầm cảm.
Từ lâu chúng ta đã biết Iod và bệnh Hashimoto rất phức tạp và thường dễ bị hiểu lầm. Mặc dù Iod rất quan trọng đối với chức năng tuyến giáp nói chung, tuy nhiên đối với bệnh nhân viêm tuyến giáp Hashimoto, cả chế độ ăn thiếu hay thừa Iod đều có thể gây ra những khó khăn cho bác sĩ điều trị.
Ở những vùng thường xuyên thiếu Iod, hoặc người có chế độ ăn thiếu Iod kéo dài, các tế bào nang tuyến giáp có xu hướng to ra để cố gắng thu giữ nhiều Iod hơn, dẫn đến tình trạng phì đại tuyến giáp, hay còn gọi là bướu cổ. Có một điều thú vị là, một vài nghiên cứu đã chỉ ra sự thiếu hụt Iod ban đầu có thể có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến giáp tự miễn trên một số nhóm đối tượng dân số, đặc biệt những người có nguy cơ cao mắc bệnh Hashimoto về mặt di truyền. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân đã chẩn đoán mắc bệnh viêm tuyến giáp tự miễn, việc duy trì một chế độ ăn thiếu Iod sẽ góp phần làm trầm trọng các triệu chứng suy giáp.
Khi cơ thể người bệnh hấp thụ quá nhiều Iod, đặc biệt là thông qua các chất bổ sung, có thể gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh Hashimoto. Có nhiều giả thiết cho phản ứng nghịch lý này như: Iod quá dư thừa có thể gây độc trực tiếp đến các tế bào tuyến giáp, dẫn đến tăng tình trạng viêm và tăng nguy cơ bị các tế bào miễn dịch tấn công. Lượng Iod quá nhiều cũng có thể tạo các gốc tự do, gây tổn thương đến mô tuyến giáp, và yếu tố gây khởi phát hoặc trầm trọng thêm các bệnh lý tự miễn tuyến giáp. Vì vậy, đối với bệnh nhân viêm tuyến giáp tự miễn, các bác sĩ thường khuyến cáo nên tránh các thực phẩm, chế độ ăn quá giàu Iod.
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất của người mắc bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto là: “Có nên bổ sung i-ốt hay không?” Câu trả lời không đơn giản và còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Chìa khóa chính là sự cân bằng. Đối với những người mắc bệnh Hashimoto, việc cân bằng lượng Iod hấp thụ là điều cần thiết, mặc dù có vẻ tương đối khó khăn. Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng quốc gia Hoa Kỳ, đối với người trưởng thành, lượng Iod khuyến nghị là 150mcg/ngày, đối với phụ nữ có thai và cho con bú nhu cầu có thể cao hơn từ 220 - 290mcg/ngày. Lượng Iod tối đa không gây hại đối với người trưởng thành là 1100mcg/ngày, đối với bệnh nhân viêm tuyến giáp Hashimoto là dưới 400mcg/ngày. Theo một số nghiên cứu, lượng Iod hàng ngày tối ưu ở người viêm tuyến giáp Hashimoto là từ 50 - 100mcg, tuy nhiên điều quan trọng nhất cần lưu ý là mỗi bệnh nhân có một ngưỡng nhu cầu khác nhau, vì vậy dưới đây là một số lời khuyên chúng tôi dành cho bạn:
Nếu bạn là một bệnh nhân viêm tuyến giáp Hashimoto, điều quan trọng luôn cần phải lưu ý đó là mỗi bệnh nhân có nhu cầu Iod khác nhau, tình trạng bệnh và phản ứng của cơ thể khác nhau. Vì vậy bạn cần phải hợp tác chặt chẽ với bác sĩ nội tiết hoặc các bác sĩ chuyên về bệnh tuyến giáp. Họ có thể giúp bạn xác định nhu cầu Iod dựa trên tình hình cá nhân của bạn.
Tiêu thụ Iod từ nguồn thực phẩm tự nhiên nói chung là an toàn. Hải sản, các sản phẩm từ sữa, muối Iod và một số loại trái cây, rau quả là những nguồn thực phẩm tốt. Tuy nhiên, tránh tiêu thụ quá mức và nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn không chắc chắn về lượng tiêu thụ của mình.
Không nên dùng thuốc bổ sung Iod hoặc các thực phẩm chức năng bổ sung Iod nếu không có chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa. Tùy từng trường hợp, các bác sĩ có thể đánh giá liệu việc bổ sung Iod có phù hợp với bạn hay không và đề xuất liều lượng an toàn nếu cần.
Các xét nghiệm chức năng tuyến giáp thường xuyên, bao gồm mức TSH, T3 và T4 rất quan trọng để đánh giá hiệu quả điều trị của bạn và điều chỉnh lượng Iod hấp thụ nếu cần thiết. Vì vậy, bệnh nhân cần tái khám định kỳ theo hẹn để các bác sĩ có thể đưa ra những điều chỉnh chính xác và kịp thời nhất.
Iod và bệnh Hashimoto có một mối quan hệ phức tạp. Mặc dù Iod cần thiết cho việc sản xuất hormone tuyến giáp nhưng tác động của nó đối với bệnh Hashimoto khác nhau tùy thuộc vào tình trạng Iod và phản ứng miễn dịch của từng bệnh nhân. Bạn hãy luôn nhớ rằng hợp tác với các bác sĩ có chuyên môn chính là chìa khóa vàng để đảm bảo chế độ ăn chứa hàm lượng Iod phù hợp, một chế độ chăm sóc sức khỏe tuyến giáp tối ưu và quản lý bệnh Hashimoto một cách hiệu quả nhất.
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Theo TS.BS Nguyễn Xuân Hậu - Khoa Ung bướu và Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com