Hotline

0902158663
MENU
0
13/10/2023 - 10:15 PMedallyhanquoc.vn 228 Lượt xem

Thời tiết và môi trường ô nhiễm rất dễ làm cho thực phẩm của chúng ta bị ôi thiu, làm tăng nguy cơ gây bệnh cho con người. Đặc biệt là đối với những món ăn ở vỉa hè, trong chợ hay thậm chí là trong một số nhà hàng.

Nhiễm khuẩn, nhiễm độc ăn uống là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá. Bệnh cảnh lâm sàng chính là hội chứng viêm dạ dày, tiểu tràng cấp tính. Bệnh thường khởi phát đột ngột sau khi ăn phải thức ăn đã bị ô nhiễm bởi vi sinh vật gây bệnh hoặc độc tố của chúng. Khi ăn các thức ăn có nguồn gốc động vật bị ô nhiễm Salmonella như: Thịt, đặc biệt thịt tái, sống, sữa, trứng (gà, vịt), trai, sò, hến nấu chưa chín,… Khi dùng rau sống, hoa quả, nước uống bị nhiễm Salmonella bởi phân người và súc vật.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị ngộ độc thực phẩm

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị ngộ độc thực phẩm

1. Dấu hiệu bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc do ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm ở mức độ nhẹ có thể chỉ làm trẻ bị mất nước, mệt mỏi nhưng cũng có khi khiến trẻ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: Suy gan, suy thận, thậm chí là tử vong. Với trẻ nhỏ, ngộ độc thực phẩm đặc biệt nguy hiểm bởi hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển toàn diện nên dễ dẫn đến tổn thương về đường ruột, đồng thời, các cơ quan nội tạng khác khi bị ảnh hưởng cũng khó phục hồi chức năng hơn.

Những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cần đặc biệt lưu ý:

Đau quặn bụng và đầy hơi là một dấu hiệu cảnh báo dạ dày của các bé đang bị rối loạn thức ăn. Nếu cơn đau bụng ngày càng tăng và muốn đi vệ sinh thì đó chính là dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm.

Buồn nôn là triệu chứng thông thường của ngộ độc thực phẩm.

Tiêu chảy: Nếu bị ngộ độc thực phẩm, có thể bị tiêu chảy phân lỏng trên 2 lần trong 24 giờ, do chất độc trong hệ tiêu hóa. Tiêu chảy có thể dẫn đến mức nguy hiểm. Vì vậy, cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Sốt: Khi cơ thể chống lại chất độc, sẽ bị sốt nhẹ. Hãy đo nhiệt độ thường xuyên và nếu nhiệt độ quá 38 độ C, hãy tới gặp bác sĩ.

Choáng váng: Mất nước cũng là thủ phạm gây cảm giác choáng váng, chóng mặt khi bị ngộ độc thực phẩm. Hãy cố gắng bổ sung nhiều nước cho cơ thể.

Háo nước, da khô, môi khô, mắt trũng, tay chân lạnh…

Tiểu ít, nước tiểu vàng sậm hoặc không có nước tiểu.

Mạch nhanh, tụt huyết áp, mệt mỏi, li bì, co giật, ngưng tim, ngưng thở.

Với trẻ nhỏ: Môi khô, uống nước kém, khóc không nước mắt, tã không ướt 2-3 giờ…

2. Những nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm

Thức ăn chưa được nấu chín hoặc ăn thức ăn sống.

Do thiếu vệ sinh trong quá trình chế biến.

Do dụng cụ, vật dụng nấu ăn không đảm bảo vệ sinh.

Do nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.

Thức ăn đã chế biến bị côn trùng, vật nuôi tiếp xúc mang theo vi khuẩn gây bệnh.

3. Cách xử lý khi bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc do ngộ độc thực phẩm

Gây nôn.

Bổ sung nước và điện giải.

Giữ lại mẫu thực phẩm nghi ngờ.

Nếu bị co giật, ngừng thở, ngưng tim liên hệ ngay cấp cứu 115.

Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm

Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm

4. Hướng dẫn cách điều trị khi bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc do ngộ độc thực phẩm

Gây nôn.

Bù nước, điện giải bị mất.

Ưu tiên đường uống.

Chỉ truyền dịch khi không uống được, nôn nhiều, mất dịch điện giải nặng.

Điều trị triệu chứng: Sốt, an thần, vitamin, nâng đỡ cơ thể, trợ tim mạch...

Dùng kháng sinh khi tác nhân là vi khuẩn.

Với C.Botulinum: Rửa dạ dày, thụt tháo (loại bỏ độc tố), dùng huyết thanh kháng độc tố, điều trị liệt cơ (hô hấp).

5. Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Vệ sinh ăn uống: thực phẩm nấu chín, đun sôi, vệ sinh dụng cụ ăn uống trước và sau khi sử dụng.

Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc cầm nắm vào vật ô nhiễm

Chế biến, bảo quản thực phẩm đúng cách.

Không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng, hạn bảo quản.

Không để người mang khuẩn (đang mắc bệnh, nghi ngờ mắc) làm việc ở khu vực chế biến, đóng gói thực phẩm, đồ chơi trẻ em.

Người bị viêm mũi xoang, mũi họng không nên làm nghề chế biến thực phẩm hoặc nấu ăn.

Đồ hộp bị thủng, phồng hoặc biến màu => Loại bỏ.

Một số lưu ý bảo vệ mùa tiêu hóa khi mùa nóng tới gần:

6. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị ngộ độc thực phẩm

Sau khi ngộ độc thực phẩm, hệ tiêu hóa của người bệnh trở nên "yếu ớt", nhạy cảm. Trong thời gian này, chế dinh dưỡng của người ngộ độc thực phẩm cần được chú trọng, tuân thủ những nguyên tắc dinh dưỡng dưới đây:

6.1. Người bị ngộ độc thực phẩm cần bổ sung nước và chất điện giải:

Người ngộ độc thực phẩm thường có triệu chứng nôn và tiêu chảy. Điều này khiến bệnh nhân bị mất nước và mất cân bằng điện giải. Do đó, người ngộ độc thực phẩm cần được bổ sung nước, chất điện giải để bù đắp lại lượng chất lỏng đã mất đi.

6.2. Người bị ngộ độc thực phẩm cần điều chỉnh chế độ ăn phù hợp:

Sau khi ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân chỉ nên ăn từ từ các thực phẩm nhạt như: chuối, cháp, súp, bánh mì, bánh quy mặn... giúp xoa dịu dạ dày. Tuyệt đối không nên ép bệnh nhân ăn nhiều, ăn những món quá nhiều dầu mỡ khiến dạ dày khó tiêu hóa, tiềm ẩn nguy cơ tiêu chảy nặng hơn. Nên sử dụng Bữa ăn lành mạnh Edally Healthy Meal để cân bằng dinh dưỡng và dễ hấp thu.

6.3. Người bị ngộ độc thực phẩm cần nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động mạnh:

Sau khi ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân nên nghỉ ngơi nhiều để sớm hồi phục sức khỏe. Các hoạt động mạnh ở thời điểm này sẽ khiến bệnh nhân thêm mệt mỏi nhiều hơn.

6.4. Người bị ngộ độc thực phẩm cần hồi phục sức khỏe:

Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, sức khỏe của bệnh nhân bị suy giảm nghiêm trọng do đó việc phục hồi sức khỏe sau bệnh là rất cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý khác do hệ miễn dịch bị suy yếu. Lúc này bệnh nhân có thể sử dụng các loại Thực phẩm bảo vệ sức khỏe như Hồng sâm, Hắc sâm hay Đông trùng hạ thảo để bồi bổ và phục hồi lại sức khỏe.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe nên dùng cho người bị ngộ độc thực phẩm để hồi phục nhanh chóng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe nên dùng cho người bị ngộ độc thực phẩm để hồi phục nhanh chóng

7. Người bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và kiêng gì?

Sau khi ngộ độc thực phẩm, người bệnh cần có một chế độ ăn phù hợp để giúp cơ thể nhanh hồi phục lại ngừa biến chứng nặng có thể xảy ra.

7.1. Những món người bị ngộ độc thực phẩm nên ăn:

Các thức ăn nhẹ, không kích thích cảm giác buồn nôn như: bánh mì, cháo trắng…

Bổ sung các loại trái cây giúp làm dịu dạ dày và giảm cảm giác buồn nôn: chuối, táo..

Ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn giúp hồi phục lại trạng thái cân bằng của hệ vi sinh trong hệ tiêu hóa.

Gừng, mật ong, chanh đều là các thực phẩm có lợi cho đường ruột sau ngộ độc thực phẩm.

7.2. Những món người bị ngộ độc thực phẩm kiêng ăn:

Không dùng các thực phẩm khó tiêu và gây buồn nôn như các đồ chiên, rán nhiều dầu mỡ hay rau củ sống.

Kiêng ăn các thực phẩm từ sữa động vật như: bơ, phô mai, sữa… trong vài ngày đầu vì có thể gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu.

Không sử dụng đồ uống có gas, có cồn.

Người bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh hồi phục?

Người bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh hồi phục?

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Tin liên quan

Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Đái Tháo Đường  Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Đái Tháo Đường Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả
Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là tình trạng nồng độ glucose trong máu quá cao, gây tổn thương mạch máu và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận...
Các Bệnh Lý Thường Gặp Ở Tuyến Giáp Các Bệnh Lý Thường Gặp Ở Tuyến Giáp
Tuyến giáp có hình dạng con bướm ở phía trước cổ, đây là một tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể, bài tiết ra 3 hormone lưu hành trong máu bao gồm 2 hormone...
Các Loại Đột Quỵ Thường Gặp Và Cách Nhận Biết ️ Các Loại Đột Quỵ Thường Gặp Và Cách Nhận Biết ️
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong do đột quỵ cao nhất thế giới, trung bình mỗi năm có hơn 200.000 ca đột quỵ. Nhưng chỉ có khoảng 14% trường...
Đột Quỵ Thiếu Máu Não Cấp Tính Là Gì Và Làm Sao Để Phòng Tránh? Đột Quỵ Thiếu Máu Não Cấp Tính Là Gì Và Làm Sao Để Phòng Tránh?
Theo WHO, mỗi năm có 15 triệu người bị đột quỵ trên toàn thế giới, trong đó 5 triệu người chết và 5 triệu người bị tàn tật vĩnh viễn. Đột quỵ là nguyên...
Giải Mã Xu Hướng Double Cleansing Trong Quy Trình Chăm Sóc Da Hàng Ngày Giải Mã Xu Hướng Double Cleansing Trong Quy Trình Chăm Sóc Da Hàng Ngày
Double Cleansing - hay còn gọi là phương pháp rửa mặt hai bước - đã trở thành xu hướng trong giới làm đẹp và skincare những năm gần đây. Đây là một trong những...
Những Nguyên Tắc Skincare Đơn Giản Cứu Cánh Làn Da Những Nguyên Tắc Skincare Đơn Giản Cứu Cánh Làn Da
Skincare không cần phải phức tạp để mang lại hiệu quả. Nhiều người vẫn nghĩ rằng phải áp dụng nhiều bước, sử dụng hàng loạt sản phẩm mới có thể có...
Hiểu Rõ Loại Da - Bí Quyết Sở Hữu Làn Da Khỏe Đẹp Hiểu Rõ Loại Da - Bí Quyết Sở Hữu Làn Da Khỏe Đẹp
Bạn có biết, việc xác định loại da là bước đầu tiên để chăm sóc da hiệu quả? Chỉ khi biết chính xác loại da, bạn mới có thể chọn đúng sản phẩm và phương...
Vai Trò Then Chốt Của Ceramide Trong Bảo Vệ Da Và Da Bị Bệnh Vai Trò Then Chốt Của Ceramide Trong Bảo Vệ Da Và Da Bị Bệnh
Ceramide là lớp lipid tham gia cấu tạo lớp màng trên bề mặt da, chiếm đến 50% lipid ở lớp sừng giữ vai trò thiết yếu trong việc duy trì hàng rào độ ẩm tự nhiên,...
Xét Nghiệm Tiểu Đường Có Cần Thiết Không? Xét Nghiệm Tiểu Đường Có Cần Thiết Không?
Đường huyết cao có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, suy thận, mù mắt, cắt cụt chân... Theo thống kê của Bộ Y tế Việt...
Hệ Thống Hormone Nội Tiết Tố Trong Cơ Thể Hệ Thống Hormone Nội Tiết Tố Trong Cơ Thể
Hệ thống nội tiết tố là một lĩnh vực rộng lớn, rất khó và phức tạp trong lĩnh vực y học. Trong bài này hãy cùng chúng tôi mô tả một cách ngắn gọn về sinh...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon