Việc điều trị bệnh tuyến giáp trước và trong khi mang thai rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi và bảo vệ sức khỏe của mẹ. Thiếu hormone tuyến giáp (suy giáp) hoặc dư thừa hormone (cường giáp) đều đánh đổi sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Hãy cùng edallyhanquoc.vn tìm hiểu về những điểm cần chú ý về điều trị bệnh tuyến giáp trước và trong khi mang thai qua bài viết dưới đây.
Hầu hết các hướng dẫn thực hành về việc kiểm soát bệnh tuyến giáp trong thai kỳ đều tập trung vào việc điều trị trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, để có một thai kỳ khỏe mạnh và giảm lo lắng cho bệnh nhân, thì cần phải tối ưu hóa tình trạng tuyến giáp trong giai đoạn trước khi thụ thai. Nhu cầu về hormone tuyến giáp thường tăng 30%-50% trong thai kỳ, bắt đầu từ giai đoạn đầu thai kỳ và trùng với quá trình hình thành cơ quan - thường là trước khi bệnh nhân biết có thai.
Đáng báo động là các nghiên cứu đã phát hiện ra khoảng một nửa số bệnh nhân bị suy giáp có nồng độ hormone TSH nằm ngoài phạm vi tham chiếu được khuyến nghị khi mang thai vào giai đoạn đầu thai kỳ. Vì vậy cần tư vấn trước khi thụ thai hiệu quả nhằm đạt được trạng thái bình giáp cho cả mẹ và thai nhi từ đầu thai kỳ cho đến khi sinh.
Nhu cầu iốt cũng tăng trong thời kỳ mang thai và cho con bú (lên đến 250 µg mỗi ngày). Những bệnh nhân không thể đáp ứng nhu cầu iốt của mình thông qua chế độ ăn uống có thể cần bổ sung kali iodide với liều lượng 150 µg/ngày, bắt đầu từ 3 tháng trước khi thụ thai.
Các các bệnh nhân bị suy giáp rõ nên được tăng liều levothyroxine lên 20-30% sau khi biết có thai. Ví dụ, bệnh nhân uống 1 viên levothyroxine mỗi ngày có thể điều chỉnh uống tiếp ngày 1 viên, trừ thứ 2 và thứ 5 uống mỗi ngày 2 viên.
Bệnh nhân nên được khuyên liên hệ với bác sĩ lâm sàng ngay sau khi mang thai để xét nghiệm chức năng tuyến giáp. Trước khi thụ thai, duy trì mức TSH trong khoảng từ 0,5 - 2,5 mIU/L sẽ làm giảm nguy cơ TSH tăng cao trong giai đoạn đầu thai kỳ.
Bệnh nhân nên uống thuốc hormon giáp cách xa các thuốc có sắt hoặc canxi ít nhất 4 giờ để tránh bị giảm hấp thụ. Nếu họ bị nôn nghén nhiều vào buổi sáng thì có thể chuyển uống levothyroxine vào buổi tối, sau bữa ăn cuối cùng ít nhất 2 giờ.
Khi lập kế hoạch mang thai, những bệnh nhân đang điều trị bằng các chế phẩm hormone tuyến giáp khác ngoài levothyroxine, chẳng hạn như chiết xuất tuyến giáp khô (chứa cả T4 và T3) hoặc liothyronine (T3), nên chuyển sang levothyroxine (T4) vì T4 có thể vượt qua hàng rào máu não của thai nhi, trong khi T3 thì không.
Trong nửa đầu thai kỳ, thai nhi không thể sản xuất đủ hormone tuyến giáp và phụ thuộc vào hormone tuyến giáp của mẹ để phát triển. Điều đó có nghĩa là bệnh nhân cần phải chuyển sang levothyroxine và tối ưu hóa nồng độ TSH trước khi thụ thai.
Việc điều trị suy giáp dưới lâm sàng (được đặc trưng bởi TSH tăng cao với T4 bình thường) trong thời kỳ trước khi thụ thai và mang thai vẫn còn tranh cãi. Một số hướng dẫn gần đây cho rằng không cần điều trị hoặc theo dõi trước khi thụ thai, bao gồm cả những trường hợp phải điều trị hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên, nên điều trị các bệnh nhân suy giáp dưới lâm sàng từ lâu trước khi thụ thai bằng liều thấp levothyroxine (25-50 µg/ngày) để duy trì mức TSH từ 0,5 - 2,5 mIU/L vì nhu cầu về hormone tuyến giáp tăng lên trong thời kỳ mang thai.
Những bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp tự miễn (các kháng thể TPO Ab + hoặc TgAb +) sẽ bị giảm đáp ứng với hormone beta-hCG của mẹ trong thời kỳ mang thai và có nguy cơ tiến triển thành suy giáp dưới lâm sàng hoặc suy giáp rõ cao hơn, cả trước khi thụ thai và trong khi mang thai. Do đó, nên theo dõi chức năng tuyến giáp định kỳ trong khi bệnh nhân đang cố gắng thụ thai và điều trị tình trạng suy giáp rõ hoặc suy giáp dưới lâm sàng kéo dài.
Các thử nghiệm có đối chứng ngẫu nhiên gần đây về can thiệp levothyroxine đối với tình trạng sảy thai và sinh con sống chưa chứng minh được lợi ích của điều trị levothyroxine ở những bệnh nhân bình giáp có kháng thể Anti-TPO + và vẫn bình giáp trước khi thụ thai.
Những bệnh nhân làm hỗ trợ sinh sản bao gồm IUI và IVF nên được đánh giá chức năng tuyến giáp trước khi kích thích buồng trứng và cấy phôi. Cả suy giáp dưới lâm sàng và suy giáp rõ đều nên được điều trị bằng levothyroxine để đạt nồng độ TSH tối ưu trước khi bắt đầu làm hỗ trợ sinh sản. Lưu ý là theo dõi chức năng tuyến giáp sau đó có thể gặp khó khăn vì các thuốc kích thích buồng trứng có thể gây ra những bất thường xét nghiệm chức năng tuyến giáp tạm thời.
Các bác sĩ lâm sàng có thể tối ưu hóa chức năng tuyến giáp trong thời kỳ mang thai bằng cách cung cấp tư vấn toàn diện trước khi thụ thai. Những bệnh nhân bị suy giáp rõ phải được điều trị, còn những NM bị suy giáp dưới lâm sàng hoặc có bệnh tuyến giáp tự miễn cần được thảo luận sâu hơn.
Ngoài những điểm cần chú ý về điều trị bệnh tuyến giáp trước và trong khi mang thai nêu trên thì chế độ dinh dưỡng khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị. Chính vì vậy việc lựa chọn các Thực phẩm bổ sung được thiết kế cân bằng các nhóm dưỡng chất như Edally Healthy Meal là vô cùng cần thiết để đảm bảo sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi được tốt nhất.
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bo-sung-edally-healthy-meal-cookies-cream-taste.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com