Triệu trứng bệnh tiểu đường rất khó nhận biết, trong giai đoạn khởi phát thường có các dấu hiệu như: khát nước nhiều hơn bình thường, đi tiểu nhiều và tiểu đêm, tầm nhìn giảm sút, xuất hiện nhiều vết thâm nám, sụt cân, vết thương lâu lành, mệt mỏi thường xuyên…
Dựa vào số liệu thống kê của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, năm 2015, Việt Nam có 3,5 triệu người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường, tương đương 6% dân số và dự kiến đến năm 2040 sẽ có 6,1 triệu người trưởng thành có thể mắc đái tháo đường, tăng 74%. Trong đó, 70% người mắc bệnh đái tháo đường tại Việt Nam chưa được chẩn đoán.
Nguyên nhân gây ra đái tháo đường rất phức tạp, nhưng phần lớn là do thừa cân, béo phì và thiếu hoạt động thể lực. Việc thực hiện lối sống lành mạnh giúp phòng ngừa mắc đái tháo đường tới 70% số trường hợp. Đồng thời, chẩn đoán và điều trị sớm chính là chìa khóa để phòng hoặc làm chậm các biến chứng nguy hiểm đó.
Đái tháo đường là căn bệnh mãn tính, đòi hỏi người bệnh cần tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ. Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là khi người bệnh mắc phải những lỗi sai cơ bản trong quá trình dùng thuốc, sinh hoạt và ăn uống… Dưới đây là những lưu ý khi dùng thuốc ở người mắc bệnh đái tháo đường:
Rất nhiều người bệnh tự ý bỏ thuốc tây, chuyển sang sử dụng các loại thuốc không rõ xuất xứ, được quảng cáo có thể chữa dứt điểm đái tháo đường. Theo đó, trong thời gian đầu sử dụng, người bệnh có thể cảm thấy người khỏe khoắn hơn, các triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, sức khỏe của người bệnh giảm sút, thậm chí có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm, dẫn đến tử vong. Những loại thuốc này rất có thể chứa thành phần phenformin - một loại thuốc trị đái tháo đường đã bị cấm lưu hành từ lâu, vì nguy cơ gây toan máu do nhiễm axit lactic cao với tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở người lớn tuổi và suy thận.
Các chuyên gia cũng lưu ý, đối với những người mắc bệnh đái tháo đường cần được chăm sóc và hỗ trợ liên tục để kiểm soát bệnh và tránh các biến chứng. Đặc biệt, nếu người bệnh đã được chẩn đoán, xác định chính xác đái tháo đường thì tuyệt đối không dừng thuốc khi triệu chứng đã giảm. Bởi khi đã mắc đái tháo đường được các bác sỹ kê đơn uống thì đường huyết trở về ổn định. Tuy nhiên, ổn định là do thuốc làm bệnh ổn định, không phải cơ thể đã được điều trị dứt điểm đái tháo đường.
Cùng với việc duy trì uống thuốc, người bệnh cần phải thăm khám định kỳ theo hẹn của bác sỹ. Giai đoạn đầu khi đường huyết không ổn định, người bệnh có thể khám theo lời hẹn 2 tuần/lần, 1 tháng/lần; khi đường huyết ổn định đi khám định kỳ 2- 3 tháng/lần.
Việc bỏ tái khám làm cho người bệnh kiểm soát đường huyết không tốt dẫn đến nhiều các biến chứng như: biến chứng tim mạch, biến chứng về mắt, biến chứng bàn chân, thần kinh hết sức nguy hiểm.
Nhiều người bệnh đái tháo đường có xu hướng lơ là việc uống thuốc hoặc tự ý giảm liều khi thấy đường huyết ổn định. Điều này rất nguy hiểm, có thể khiến đường huyết tăng cao mà bệnh nhân không ý thức được, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, đái tháo đường là bệnh mãn tính, người bệnh cần tái khám định kỳ để được bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe và điều chỉnh thuốc kịp thời sao cho phù hợp.
Nếu người bệnh không tái khám định kỳ hoặc sử dụng mãi một đơn thuốc mà không có sự điều chỉnh có thể khiến hiệu quả điều trị và phòng ngừa bị giảm sút.
Người bệnh đái tháo đường không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn các thực phẩm chứa đường và tinh bột. Người bệnh đái tháo đường nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, đầy đủ chất. Về lượng tinh bột nên nạp vào cơ thể hàng ngày, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để được tư vấn lượng phù hợp, tránh tiêu thụ quá mức gây tăng đường huyết.
Đường trong máu, hoặc có tên gọi khác là glucose huyết, đến từ những thực phẩm được tiêu thụ hàng ngày. Glucose được chuyển hóa từ carbohydrate, càng ăn nhiều thực phẩm chứa carbohydrate thì cơ thể càng tiết ra nhiều đường. Đặc biệt, với các loại đồ ăn lỏng, đồ uống ngọt thì lượng carbohydrate càng cao. Kiểm soát được chế độ ăn sẽ kiểm soát được đường huyết.
Người bệnh đái tháo đường cần thường xuyên theo dõi đường huyết của mình. Chỉ số đường huyết lúc đói và sau khi ăn đều có ý nghĩa quan trọng và người bệnh cần theo dõi, kiểm soát chúng.
Một số người bệnh đái tháo đường hạn chế tập luyện thể dục thể thao vì lo sợ có thể gây hạ đường huyết. Tuy nhiên, tập luyện điều độ, phù hợp với thể trạng giúp người bệnh đái tháo đường duy trì cân nặng ổn định, cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết và tăng hiệu quả sử dụng insulin của cơ thể. Tập thể dục đã được chứng minh ngăn chặn bệnh đái tháo đường hiệu quả hơn hẳn cả thuốc. Tập thể dục sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn nếu chúng ta tập thể dục sau mỗi bữa ăn. Người bệnh nên tập luyện ít nhất 150 phút/tuần ở cường độ trung bình, tương đương với đi bộ 5km/h, chia thành 5 buổi mỗi tuần.
Ngoài ra, người bệnh tiểu đường nên bổ sung mỗi ngày 2 viên Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule để ổn định đường huyết, làm sạch mạch máu, ổn định huyết áp từ đó ngăn ngừa biến chứng tim mạch và thần kinh do bệnh đái tháo đường gây ra…
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com