Những triệu chứng này thường nghiêm trọng và phức tạp trong quá trình điều trị. Không giống như rối loạn chức năng đường tiêu hóa (như táo bón) thường xảy ra trước các triệu chứng vận động của bệnh Parkinson, rối loạn chức năng tiết niệu thường không phải là vấn đề điển hình và thường gặp ở giai đoạn sau của bệnh Parkinson.
Chức năng chính của bàng quang gồm chứa nước tiểu và thải nước tiểu ra ngoài. Với bệnh Parkinson, các vấn đề có thể ảnh hưởng một hoặc cả hai chức năng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng 30-40% người bệnh Parkinson gặp khó khăn trong vấn đề đi tiểu. Mặc dù triệu chứng rối loạn đi tiểu thường gặp, nhưng tiểu không tự chủ tương đối hiếm trong bệnh Parkinson. Tiểu không tự chủ phát hiện khoảng 15% người bệnh Parkinson ở giai đoạn tiến triển.
Đi tiểu thường xuyên, tiểu nhiều lần trong ngày
Tiểu gấp hay són tiểu
Những triệu chứng này liên quan đến bàng quang tăng hoạt động quá mức. Triệu chứng này có thể xảy ra bất cứ lúc thời điểm nào trong ngày và người bệnh có thể phải thức dậy nhiều lần trong đêm để đi vệ sinh.
Giảm khả năng làm trống bàng quang (một số trường hợp có thể gây bí tiểu) là triệu chứng ít gặp hơn và ảnh hưởng nhiều đến người bệnh Parkinson, do có thể gây nhiễm trùng tiểu tái đi tái lại nhiều lần. Triệu chứng này do khó khăn trong việc thư giãn các cơ vòng niệu đạo. Các cơ này bình thường phải thư giãn để bàng quang làm trống. Khó thư giãn cơ vòng niệu đạo ảnh hưởng việc bắt đầu đi tiểu và làm trống bàng quang, dẫn đến việc hình thành nước tiểu tồn lưu. Ngoài ra, một số trường hợp cũng khi nhận hiện tượng loạn trương lực do co thắt cơ vòng niệu đạo quá mức cũng được mô tả ở những người bệnh Parkinson.
Các loại thuốc có tác dụng giảm hoạt động quá mức của bàng quang có thể hiệu quả trong việc điều trị triệu chứng tiểu gấp và tiểu nhiều lần. Các thuốc này bao gồm Oxybutynin, Tolterodine, Solifenacin và Darifenacin. Tuy nhiên, các thuốc này lại không hiệu quả trong điều trị triệu chứng rối loạn làm trống bàng quang, và có thể làm triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Các thuốc khác như bethanechol có thể hữu ích trong trường hợp này, tuy nhiên một số trường hợp sẽ cân nhắc việc đặt thông tiểu (thông tiểu lưu hay thông tiểu ngắt quãng). Cần đánh giá các rối loạn khác kèm theo có thể ảnh hưởng đến rối loạn đi tiểu của người bệnh như phì đại tuyến tiền liệt. Cần trao đổi và thăm khác với các Bác sĩ chuyên khoa niệu học chức năng để đánh giá trước quyết định sử dụng các thuốc điều trị.
Các loại thực phẩm chức năng: Bổ sung một số Thực phẩm chức năng như: Tinh dầu thông đỏ, Hồng sâm, Hắc sâm, Đông trùng hạ thảo và Omega-3… là rất hữu ích cho bệnh nhân.
Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Triệu chứng rối loạn đi tiểu thường gặp và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh Parkinson. Cần lưu ý triệu chứng nhiễm trùng tiểu có thể là biểu hiện khởi đầu cho rối loạn đi tiểu này. Vì vậy, ngay khi có các triệu chứng về rối loạn đi tiểu, người bệnh cần trao đổi với đội ngũ chăm sóc y tế về những vấn đề này, để đánh giá và chọn lựa phương pháp điều trị tối ưu.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com