Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về sỏi túi mật, từ nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, chế độ dinh dưỡng đến các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Túi mật bình thường là một túi nhỏ, màu xanh lam, dính vào phía dưới thùy gan phải, thông nối với đường mật qua ống túi mật. Túi mật có nhiệm vụ cô đặc và lưu trữ dịch mật (được gan tiết ra). Khi chúng ta ăn, đặc biệt là thức ăn có dầu, mỡ; túi mật sẽ co bóp để đẩy dịch mật chứa trong đó vào đường mật và sau đó xuống tá tràng để trộn lẫn với thức ăn giúp tiêu hóa chất béo.
Khởi nguồn của sỏi túi mật là dịch mật - hợp chất giúp cơ thể tiêu hóa chất béo và thuần hóa hàng loạt vitamin.
Sỏi túi mật là những cục nhỏ xuất hiện từ mật đã kết tinh. Ở phương Tây, đa số sỏi túi mật là tập hợp chủ yếu từ cholesterol. Còn ở Việt Nam đa số là sỏi sắc tố, bắt nguồn từ trứng và xác ký sinh trùng đường ruột.
Sỏi túi mật có thể nhỏ vài milimet hoặc lớn vài centimet, có hình tròn, bầu dục hoặc nhiều hình dạng khác tùy theo cấu tạo. Có khi bệnh nhân chỉ có một vài sỏi nhưng có người bị rất nhiều sỏi.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sỏi túi mật, trong đó có 2 nguyên nhân chính sau:
Mật của bạn chứa quá nhiều cholesterol. Thông thường, mật của bạn có đủ chất để hòa tan cholesterol do gan bài tiết. Nhưng nếu gan đào thải cholesterol nhiều hơn khả năng hòa tan của mật, phần cholesterol dư thừa có thể hình thành nên các tinh thể và cuối cùng thành sỏi túi mật.
Mật của bạn chứa quá nhiều bilirubin. Bilirubin là một chất được tạo ra khi cơ thể của bạn phá vỡ các hồng cầu. Một số bệnh lý làm cho gan sản xuất quá nhiều bilirubin như xơ gan, nhiễm trùng đường mật… Phần bilirubin dư thừa góp phần hình thành nên sỏi túi mật.
Đa số đối tượng bị sỏi túi mật đã kết tủa không hề hay biết. Những cục sỏi “thầm lặng” không gây bất cứ triệu chứng gì và thường được tình cờ phát hiện trong những dịp thăm khám khác - chẩn đoán bằng siêu âm ổ bụng.
Những triệu chứng đau dữ dội xuất hiện nhiều nhất khi sỏi làm tắc ống túi mật. Những cơn đau thường xảy ra trong trường hợp túi mật co thắt đột ngột (hay xảy ra sau bữa ăn nhiều thịt, dầu mỡ), do gia tăng sức ép của sỏi lên thành túi mật hoặc động tác co thắt túi mật làm chúng dịch chuyển, hệ quả làm tắc đường dẫn mật.
Trong các triệu chứng cơ bản có cơn đau thường xuất hiện ở giữa hoặc bên phải phần trên ổ bụng, ngay dưới đường xương sườn - tình trạng đau đớn gia tăng kéo dài khoảng 60 phút và có thể duy trì, mức độ giảm dần suốt vài tiếng tiếp theo. Cảm giác đau có thể mạnh mẽ và dai dẳng (bệnh nhân thường liên tưởng đến nhát dao chọc ngoáy) hoặc nhức nhối và căng phồng. Cũng không hiếm trường hợp cơn đau lan theo hướng sau lưng (ở độ cao thận) hoặc cánh tay phải. Không loại trừ kèm theo tình trạng buồn nôn và nôn. Cơn đau thuyên giảm, khi túi mật trở lại trạng thái bình thường.
Các biến chứng của sỏi túi mật bao gồm:
Viêm túi mật cấp do sỏi kẹt ở cổ hoặc ống túi mật cần phải điều trị phẫu thuật cấp cứu.
Viêm đường mật do sỏi túi mật rớt vào ống mật chủ làm tắc nghẽn đường mật dẫn đến viêm đường mật. Đây là biến chứng nặng, cần phải can thiệp lấy sỏi cấp cứu.
Viêm tụy cấp do sỏi túi mật rớt vào ống mật chủ và kẹt ở đoạn cuối ống mật chủ làm tắc nghẽn cả ống mật và ống tụy. Đây là biến chứng rất nặng, cần phải can thiệp lấy sỏi kịp thời.
Ung thư túi mật liên quan với sỏi túi mật to (trên 25 mm), sỏi kèm với polyp túi mật, túi mật sứ. Bệnh diễn tiến âm thầm, thường chẩn đoán trễ.
Sỏi túi mật rất phổ biến: có đến 20% nam giới và 40% nữ giới bị sỏi túi mật. Phụ nữ dễ mắc sỏi túi mật hơn vì sự ảnh hưởng của estrogen (hormone nữ) lên quá trình tạo mật.
Những người thừa cân hoặc đang cố gắng giảm cân nhanh chóng cũng có khả năng bị sỏi túi mật.
Ngoài ra, bạn cũng có khả năng mắc bệnh nếu trong gia đình có người đã từng bị sỏi túi mật.
Một nguyên nhân nữa tiếp tay cho sự xuất hiện của sỏi túi mật là tiểu đường hoặc những bệnh khác hạn chế chức năng của túi mật hoặc làm chậm nhu động ruột - trong đó thậm chí có cả tình trạng tổn thương tủy sống.
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ sỏi túi mật, bao gồm:
60 tuổi trở lên.
Thừa cân hoặc béo phì.
Mang thai.
Chế độ ăn giàu chất béo, giàu cholesterol nhưng lại ít chất xơ.
Có tiền sử gia đình bị sỏi túi mật.
Mắc bệnh tiểu đường, nhiễm trùng gan, xơ gan.
Dùng một số thuốc hạ cholesterol, thuốc tránh thai, thuốc có chứa estrogen (các loại thuốc điều trị nội tiết).
Sỏi túi mật được chia làm 2 loại chính là sỏi cholesterol và sỏi sắc tố:
Sỏi cholesterol được tạo ra chủ yếu từ thành phần cholesterol có trong dịch mật. Loại sỏi này thường gặp ở các nước phương Tây, chiếm 80-85%. Các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, tỉ lệ sỏi cholesterol chỉ chiếm 30-50% các trường hợp. Loại sỏi này thường gặp ở người béo phì, phụ nữ gặp nhiều gấp hai nam giới, dùng chế độ ăn của người phương Tây, dùng thuốc tránh thai estrogen.
Sỏi sắc tố thường do nguyên nhân nhiễm khuẩn đường mật, các bệnh gây tán huyết, xơ gan, viêm hoặc đã cắt đoạn hồi tràng (phần cuối của ruột non).
Siêu âm bụng: Hiện nay siêu âm bụng được xem là phương tiện đầu tay để chẩn đoán sỏi túi mật, khả năng chẩn đoán đúng sỏi túi mật của siêu âm là 90-95%.
Chụp cắt lớp điện toán (CT) và cộng hưởng từ (MRI) có thể được sử dụng trong việc chẩn đoán các trường hợp nghi ngờ sỏi mật mà siêu âm không thể khẳng định được.
Các xét nghiệm máu giúp xác định chức năng gan, tình trạng cholesterol máu.
Hàng năm, chỉ có 1-2% bệnh nhân có sỏi túi mật không triệu chứng tiến triển thành có triệu chứng. Có một số (< 0,5% mỗi năm) diễn tiến từ sỏi túi mật không triệu chứng đến giai đoạn biến chứng mà không trải qua giai đoạn có triệu chứng.
Tất cả các trường hợp sỏi túi mật có triệu chứng đều có chỉ định điều trị bất kể kích thước và số lượng sỏi. Với sỏi túi mật không triệu chứng thì vai trò của cắt túi mật và các phương pháp điều trị khác là không rõ ràng. Từ các nghiên cứu theo dõi diễn tiến tự nhiên của sỏi túi mật cho thấy, không cần thiết phải cắt túi mật phòng ngừa, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao ung thư túi mật như túi mật sứ, sỏi kết hợp với polyp túi mật lớn hơn 10 mm, sỏi lớn hơn 25 mm…
Hiện nay, có 2 phương thức điều trị sỏi túi mật: không phẫu thuật và phẫu thuật.
Điều trị không phẫu thuật có uống thuốc tan sỏi (Ursodeoxycholic acid, chenodeoxycholic acid,…), tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng chấn động, làm tan sỏi và lấy sỏi qua da, lấy sỏi túi mật qua nội soi. Kết quả điều trị của các phương pháp này không cao tùy thuộc vào loại sỏi, kích thước sỏi và giải phẫu của ống mật. Ngoài ra, các phương thức điều trị này đều có chung đặc điểm là để lại túi mật, là nơi sẽ tạo sỏi trong tương lai, do đó làm hạn chế kết quả về lâu dài.
Điều trị phẫu thuật có phẫu thuật cắt túi mật mở bụng và cắt túi mật qua nội soi ổ bụng. Ngày nay, ở nhiều bệnh viện đã áp dụng phẫu thuật nội soi cắt túi mật một cách thường quy với nhiều ưu điểm: vết mổ nhỏ, ít đau sau mổ, hồi phục nhanh và thẩm mỹ.
Sau phẫu thuật cắt túi mật, bệnh nhân không cần phải dùng thêm các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa vì gan vẫn tiết ra dịch mật đầy đủ.
Một số ít trường hợp có chậm tiêu với thức ăn nhiều chất béo, trứng. Vì vậy, tốt nhất là sau mổ bệnh nhân nên hạn chế ăn thức ăn nhiều chất béo, trứng trong vòng 3 tháng để cơ thể kịp điều chỉnh dự trữ dịch mật.
Rất ít trường hợp có tiêu lỏng sau mổ, triệu chứng này thường tự khỏi sau vài tuần.
Một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học không chỉ giúp hạn chế gia tăng kích thước sỏi mà còn giúp bệnh nhân sỏi mật tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng.
Thực phẩm giàu chất xơ: Củ cải, cà rốt, atiso, cần tây, súp lơ, dưa chuột… đều là những loại rau củ rất tốt cho người bị sỏi mật, chúng cung cấp lượng lớn chất xơ tự nhiên cho cơ thể, dễ tiêu và giảm áp lực cho gan cũng như túi mật.
Các loại trái cây: Táo, cam, dừa, bưởi, na… rất tốt cho người bệnh sỏi mật, đây là nguồn cung cấp vitamin cùng chất dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt là vitamin A và C giúp tiêu hóa tốt, hạn chế nguy cơ hình thành sỏi.
Các loại hạt và ngũ cốc nguyên cám: Người bệnh sỏi mật nên bổ sung yến mạch, óc chó, hạt điều, hạnh nhân… chứa nhiều chất béo tốt giúp đào thải bớt lượng cholesterol có trong cơ thể.
Thực phẩm chứa lecithin: Bao gồm kiều mạch, mầm lúa mì, đỗ đen, đỗ đỏ… giúp phân hủy chất béo và cholesterol trong máu, giảm thiểu nguy cơ gây sỏi mật và các bệnh liên quan khác.
Thực phẩm chức năng: Cà phê thải độc giảm cân Edally Super Slimming Garcinia Coffee, Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule…
Người bệnh cần cân nhắc loại bỏ và hạn chế những nhóm thực phẩm làm tăng cholesterol trong máu hoặc đẩy nhanh tiến triển bệnh, bao gồm:
Thực phẩm giàu cholesterol: thịt đỏ, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật,…
Thực phẩm dễ gây kích ứng: sữa, gluten, sò, tôm, cua, đậu phộng,…
Chất béo xấu: mỡ động vật, phô mai, bơ,…
Đường, tinh bột tinh chế: bánh, kẹo, nước ngọt, khoai tây chiên,…
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com