Adobe Hilter từng nghĩ, ngoài chủng tộc da trắng, mắt xanh, tóc vàng là bộ gen hoàn hảo nhất để duy trì giống nòi, các chủng tộc còn lại cần loại bỏ. Nhờ có sự phát triển khoa học, ngày nay chúng ta có thể minh chứng rằng “loài người” đều sở hữu một bộ gen giống nhau. Vậy tại sao giữa các chủng tộc lại tồn tại sự khác biệt về màu da?
Khí hậu, thời tiết, môi trường, nguồn nước, truyền thống sinh hoạt… được xem là các yếu tố ngoại cảnh trực tiếp ảnh hưởng đến màu da của con người.
Người sống ở vùng khí hậu ôn đới, tổng số giờ nắng trong năm thấp, mùa lạnh kéo dài thường có làn da trắng hơn người dân ở khu vực nhiệt đới. Người dân miền biển da rám nắng hơn vùng đồng bằng.
Người da đen da dày, tóc xoăn ngắn, mũi thấp…những đặc điểm qua một quá trình tiến hóa rất dài để đáp ứng với điều kiện sống khắc nghiệt ở châu Phi.
Vậy màu da của con người bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh và vì các yếu tố ngoại cảnh bắt buộc thay đổi để thích nghi.
Ngoài yếu tố ngoại cảnh, yếu tố sinh học là nguyên nhân chính quyết định sắc tố da của chúng ta. Trước khi đi vào phân tích vấn đề chính, mình xin phép giới thiệu sơ qua cấu trúc da. Tổng quan da có 3 lớp chính: biểu bì, trung bì, hạ bì.
Tầng biểu bì được hình thành nhờ các mô xếp lớp (tissu épithélial/epithelial tissue). Ở tầng này tế bào sừng (keratinocyte) được xếp lớp ngay ngắn như những khối đá xếp chồng lên nhau. Xen giữa Keratinocyte là con bạch tuộc Mélanocyte tạo sắc tố. Chú bạch tuộc này ẩn náu yên vị ở lớp đáy của biểu bì.
Tế bào Mélanocyte bắt đầu tổng hợp axit amine Tyrosine, chuyển thành DOPA và cuối cùng là DOPAquinone. Qua từng quá trình có sự tham gia của enzyme Tyrosinase (Hình ảnh: quá trình tổng hợp melanine).
Kết quả cuối cùng của quá trình tạo sắc tố da sẽ có 2 melanine: Pheomelanine và Eumelanine:
Eumelanine: melanine sắc tố tối màu với sự tham gia tích cực của enzyme Tyrosinase Type 1 và Type 2.
Pheomelanine: melanine sắc tố sáng màu nhờ sự kết hợp với một axit amine quan trọng trong cơ thể “Cystéine”. Một số bạn có tóc hoặc màu da cam đỏ do quá trình tạo Phéomélanine có sư tham gia của Fe+.
Từ sự khác biệt yếu tố sinh học, màu sắc da của chúng ta được phân chia thành 6 cấp độ (Phototype).
Phototype 0: Da trắng, tóc trắng, rất dễ bỏng nắng, mắt sáng màu nhạy cảm với ánh sáng. Những người thuộc phototype 0 thường thiếu hoặc khó tổng hợp mélanine (Albinos).
Phototype I: Da trắng, rất dễ bị cháy nắng và mẩn đỏ, tóc hung đỏ (mật độ melanine khoảng 150 -350). Mélanine thường kết thúc ở lớp gai của tầng biểu bì.
Phototype II: tông da sáng, dễ cháy nắng và mẩn đỏ, tóc vàng(mật độ melanine 200 - 400).
Phototype III: tóc vàng, nâu, da sậm màu hơn so với các type da trên, thỉnh thoảng bị cháy nắng (mật độ mélanine 250 - 650).
Phototype IV: Nguy cơ bỏng nắng ít hơn rất nhiều so với các phototype trên (mật độ melanine từ 400 - 800), da sậm màu, hơi vàng. Đây là màu da phổ biến của người Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Sự tổng hợp mélanine ở người châu Á cân bằng số lượng của Pheomelanine và Eumelanine. Melanine được đẩy vào các tế bào sừng ở lớp hạt của tầng biểu bì.
Phototype V: Da sậm màu, hiếm khi cháy nắng (mật độ mélanine 500 - 1000).
Phototype VI: Da đen, không bao giờ cháy nắng (mật độ mélanine 800 - 1200). Melanine ở người da đen có kích cỡ to và được đẩy lên lớp sừng của biểu bì.
Mình mong qua bài viết này các bạn phần nào hiểu tại sao da mình ngăm hơn chị gái, anh trai hay đứa bạn của bạn, đơn giản vì yếu tố ngoại cảnh và quá trình sinh học tổng hợp melanine khác nhau. Luôn tự tin bạn là chính bạn, một phiên bản tuyệt vời nhất của bản thân.
Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/tang-sac-to-da-nhung-dieu-can-biet.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất từ chuyên gia.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com