Việc điều trị bệnh không quá khó khăn, tuy nhiên nguyên tắc đầu tiên là cần điều trị sớm, đúng giai đoạn, kết hợp đa mô thức điều trị bao gồm thay đổi lối sống, sử dụng tất áp lực, sử dụng thuốc trợ tĩnh mạch hay cần phải kết hợp can thiệp, phẫu thuật. Việc điều trị sớm và đúng sẽ làm giảm triệu chứng, tăng chất lượng cuộc sống, giảm chi phí điều trị. Quan trong hơn tránh các biến chứng xấu xảy ra đó là biến đổi sắc tố da, chàm, loét, huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, thậm chí dẫn đến hoại tử mô, tàn phế, tắc mạch phổi, tử vong.
Suy tĩnh mạch nông chi dưới là tình trạng tĩnh mạch nông dãn, chạy quanh co, thấy rõ dưới da chi dưới và có dòng trào ngược.
Bệnh gây nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm... có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu...
Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới mạn tính liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ dưới đây:
Giới tính: nữ giới bị nhiều hơn nam giới.
Tuổi: càng lớn tuổi tỷ lệ bị bệnh càng cao và biểu hiện bệnh càng nặng nề hơn so với người trẻ.
Tiền sử gia đình: liên quan đến bố mẹ hoặc anh chị em ruột bị bệnh.
Có thai: đặc biệt song thai bệnh biểu hiện càng nặng.
Nghề nghiệp đòi hỏi đứng lâu hoặc ngồi lâu: giáo viên, nhân viên văn phòng, lái xe, nhân viên y tế,…
Thừa cân, béo phì.
Bệnh có biểu hiện rất phong phú, có thể không gây ra triệu chứng gì, chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ như giãn các tĩnh mạch mạng nhện, tĩnh mạch lưới hoặc có thể có các biểu hiện nặng chân, đau tức, mỏi chân, tê bì chân đặc biệt về chiều tối, chuột rút về đêm, phù ở chân, rối loạn sắc tố da, xơ hóa da chân, eczema… và nặng hơn là loét da.
Hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp điều trị khác nhau đối với suy giãn tĩnh mạch chi dưới: đơn độc hoặc phối hợp tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh và nhu cầu của người bệnh.
Các bài tập vận động để tăng cường sử dụng chức năng bơm máu của hệ thống cơ chi dưới: Các bài tập vận cơ bàn, cẳng chân khi đứng hoặc khi ngồi. Tránh đứng bất động trong thời gian dài, tránh tư thế ngồi bắt chéo chân, hoặc tình trạng ngồi, đứng tĩnh quá lâu. Khuyến khích hoạt động thể chất phù hợp: Tập đi bộ, chạy bộ, đạp xe…
Khi nằm cần có tư thế chân phù hợp nhằm tăng cường hồi lưu tĩnh mạch về tim: nâng cao phía cuối giường ngủ khoảng 10-20cm, kê cao 2 chân khi nằm, hoặc tập vận động chân giống như đạp xe trong không khí trước khi ngủ, một số bài tập yoga có động tác đưa 2 chân lên cao cũng có hiệu quả khá tốt…
Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, đặc biệt là tránh thói quen ngâm chân nước ấm ở những bệnh nhân đã có suy van tĩnh mạch vì có nguy cơ làm nặng thêm bệnh.
Duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp: Giảm chất béo, tăng cường chất xơ, tránh tình trạng táo bón; Kiểm soát cân nặng, tránh béo phì. Ngoài ra, tránh mặc quần áo quá chật, tránh đi giày cao gót quá cao thường xuyên.
Biện pháp đi tất áp lực (hay vớ y khoa): Là biện pháp rất quan trọng đôi khi là biện pháp chủ lực trong một số giai đoạn của bệnh. Tất tĩnh mạch sẽ được chỉ định trong các trường hợp sau: Giúp dự phòng tình trạng nặng lên của suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính ở các nghề nghiệp buộc phải đứng lâu, ngồi lâu. Dự phòng suy giãn tĩnh mạch chi dưới trong thời gian thai nghén. Giúp làm giảm các dấu hiệu cơ năng của bệnh. Hiệu quả trong các trường hợp mà có chống chỉ định hoặc không có khả năng phẫu thuật hay tiêm xơ điều trị suy tĩnh mạch. Điều trị hỗ trợ trong các trường hợp loạn dưỡng nguyên nhân tĩnh mạch, phù bạch mạch. Tuỳ vào mức độ bệnh bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn sử dụng tất áp lực. Các mức độ áp lực của tất sẽ tăng dần từ điều trị dự phòng, điều trị suy giãn tĩnh mạch chưa có loét hay đã có loét. Có 4 mức độ của tất áp lực, tuỳ vào vị trí tĩnh mạch bị suy van, lựa chọn tất đến đầu gối hay tất đến đùi. Đối với suy giãn tĩnh mạch hiển nhỏ, hay suy giãn tĩnh mạch hiển lớn đoạn cẳng chân, chỉ cần đeo tất tới gối. Đối với suy van hiển lớn phải đeo tất tới đùi.
Độ 1: 10 - 15 mmHg suy giãn tĩnh mạch nhẹ hoặc điều trị dự phòng.
Độ 2: 15 - 20 mmHg suy giãn tĩnh mạch trung bình, huyết khối tĩnh mạch nông, sâu.
Độ 3: 20 - 36 mmHg suy giãn tĩnh mạch nặng, loạn dưỡng, huyết khối tĩnh mạch.
Độ 4: > 36 mmHg loạn dưỡng trầm trọng, loét.
Các thuốc làm tăng trương lực tĩnh mạch: Các thuốc đặc hiệu để điều trị tĩnh mạch còn khá hạn chế, ít thuốc. Việc điều trị thuốc đòi hỏi phải kiên trì lâu dài, chia làm nhiều đợt, thường ít nhất tối thiểu 6 tháng để duy trì hiệu quả tối đa của thuốc. Bệnh nhân suy van tĩnh mạch mạn tính có thể được chỉ định thuốc trợ tĩnh mạch để cải thiện triệu chứng, giảm viêm mạn tính và giảm phù, nổi bật có thể nhắc đến như các Flavonoid tinh khiết phân đoạn. Bệnh nhân loét tĩnh mạch lớn, và kéo dài được chỉ định flavonoid dạng siêu mịn hoặc pentoxifilline phối hợp với điều trị áp lực. Diosmin hoặc hesperidin có thể được chỉ định để điều trị chuột rút và phù do nguyên nhân tĩnh mạch. Rutosides được chỉ định điều trị phù.
Trong điều trị nội khoa, tùy theo từng trường hợp mức độ bệnh của mỗi người bệnh cụ thể, bác sĩ có thể kê thêm một số các loại thuốc hỗ trợ quá trình điều trị như: thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc chống đông…
Việc điều trị nội khoa cần bắt đầu ở ngay giai đoạn sớm của bệnh, ngay khi bệnh nhân có triệu chứng của suy van tĩnh mạch nông chi dưới (Giai đoạn Co- C6). Các biện pháp can thiệp nội mạch và phẫu thuật, tiêm xơ thân tĩnh mạch bắt đầu từ giai đoạn C2- C6 (nhìn thấy búi giãn tĩnh mạch rõ).
Nguyên lý chung của phương pháp là tiêm một chất gây xơ vào trong hệ thống tĩnh mạch nông chi dưới, có thể là hiển lớn hoặc hiển nhỏ. Chất này sẽ làm tổn thương nội mạc tĩnh mạch và thành phần lân cận của lớp trung mạc, dẫn đến hình thành huyết khối làm tắc lòng tĩnh mạch bị suy. Từ đó máu sẽ không bị ứ trệ tại tĩnh mạch bị suy giãn.
Tiêm xơ thường được chỉ định: Giãn tĩnh mạch mạng nhện hoặc suy thân tĩnh mạch hiển, với điều kiện tĩnh mạch giãn nhẹ, tốt nhất dưới 3mm. Ưu điểm của phương pháp này là giá thành rẻ, nhanh chóng, người bệnh có thể xuất viện ngay. Tuy nhiên nhược điểm là hay tái phát do tái thông đặc biệt là ở những kích thước tĩnh mạch lớn >3mm và có một số các biến chứng như: Tiêm vào động mạch, gây tắc động mạch cấp, có nguy cơ phải cắt cụt chi, máu tụ tại vị trí tiêm xơ, viêm tĩnh mạch hay quanh tĩnh mạch (do tiêm quá nhiều chất gây xơ), đám rối loạn sắc tố da, viêm mô dưới da, hoại tử da…
Các trường hợp bị suy giãn nặng đường kính tĩnh mạch lớn hoặc đã có biến chứng không đáp ứng với điều trị nội khoa. Bệnh nhân có thể được tiến hành phẫu thuật. Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính bằng phương pháp phẫu thuật hiệu quả, tỷ lệ tái phát bệnh thấp. Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật lột toàn bộ thân tĩnh mạch và các nhánh bên. Trong đó, lấy bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn là phương pháp Stripping sử dụng dụng cụ chuyên dùng giúp rút các tĩnh mạch. Phương pháp phẫu thuật Chivas lấy các tĩnh mạch giãn của hệ thống xuyên…
Đây là phương pháp triệt để, tuy nhiên hiện nay càng ngày ít được sử dụng do phải gây tê, gây mê, thời gian nằm viện và phục hồi sau mổ lâu, có nhiều biến chứng hơn các can thiệp nội mạch như Laser và sóng cao tần. Các biến chứng hay gặp: Tụ máu vùng đùi hoặc dọc theo đường đi của tĩnh mạch được lấy bỏ. Dị cảm chi dưới, do tổn thương thần kinh hiển trong, hoặc hiển ngoài. huyết khối tĩnh mạch, tái phát suy, và giãn tĩnh mạch bên, bàng hệ.
Là phương pháp ít xâm lấn, hiện đại, và đang là phương pháp điều trị chủ đạo trong bệnh lý suy van tĩnh mạch nông chi dưới ở Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay. Loại bỏ dòng trào ngược trong tĩnh mạch bằng cách làm tắc long mạch sử dụng sóng cao tần, laser hay gọi chung là phương pháp dùng nhiệt phá hủy tĩnh mạch, gây tắc tĩnh mạch từ đó loại bỏ dòng trào ngược tại tĩnh mạch bị suy, hết ứ trệ tại tĩnh mạch này. Phương pháp này thường được áp dụng cho các bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch chi dưới độ C2 trở lên, tức là có giãn ngoằn ngoèo tĩnh mạch nông dưới da hoặc các bệnh nhân đã điều trị nội khoa tích cực nhưng không hiệu quả và các bệnh nhân siêu âm có dòng trào ngược bệnh lý trong hệ tĩnh mạch nông, xiên.
Ưu điểm của phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính bằng sóng cao tần hay tia laser: ít xâm lấn, ít gây đau đớn, không phải gây tê tuỷ sống hay gây mê, bệnh nhân có thể đứng dậy, đi lại ngay sau khi can thiệp và xuất viện ngay trong ngày. Thời gian phục hồi nhanh. Đảm bảo tính thẩm mỹ, ít để lại sẹo.
Điều trị nhiệt nội tĩnh mạch nên lựa chọn phương pháp điều trị nhiệt nội tĩnh mạch hơn là phẫu thuật do ít đau hơn, thời gian hồi phục nhanh hơn.
Lưu ý, việc tiêm xơ nhánh nông hay Laser bề mặt được áp dụng ở giai đoạn C1 trở đi, tuy nhiên cần hết sức lưu ý kiểm tra thân tĩnh mạch, nếu thân tĩnh mạch suy, chúng ta cần điều trị suy van ở thân tĩnh mạch trước để đảm bảo hiệu quả cho điều trị tránh tái phát và xuất hiện ở chổ khác, điều này cần được bác sĩ chuyên khoa mạch máu thăm khám siêu âm và khẳng định. Vì vậy, người bênh không nên tự ý đi tiêm xơ và Laser bề mặt mà chưa có đánh giá về tình trạng suy thân tĩnh mạch hiển ở các cơ sở thẩm mỹ hay spa.
Các biện pháp can thiệp nội mạch dùng keo sinh học, cơ hoá học đang là các phương pháp đang bắt đầu được áp dụng trên thế giới và bước đầu sử dụng tại Việt Nam 5-7 năm trở lại đây. Ưu điểm nhiều, thẩm mỹ cao, thủ thuật nhanh chóng, không cần gây tê, ít đau. Tuy nhiên nhược điểm là giá thành cao và cần phải kiểm chứng tính hiệu quả lâu dài và các biến chứng phụ như kích thích phản ứng tự miễn do vật liệu kết dính.
Điều trị laser bề mặt trên da: Sử dụng hiệu ứng nhiệt để làm mờ các tĩnh mạch nông trên da. Được chỉ định giãn tĩnh mạch mạng nhện hoặc dạng lưới trên da với Laser bước sóng ngắn, giúp hỗ trợ điều trị thẩm mỹ cho những trường hợp sau can thiệp thân tĩnh mạch, góp phần tăng mức hài lòng cho người bệnh. Nguyên lý của phương pháp là chuyển năng lượng ánh sáng laser thành nhiệt, thông qua sự hấp thụ nhiệt của các phân tử hemoglobin và/hoặc nước qua đó tác động lên thành mạch làm hỏng lớp áo trong và áo giữa tĩnh mạch, từ đó dẫn đến xơ hóa, teo tĩnh mạch suy giãn và cuối cùng theo thời gian tĩnh mạch sẽ biến mất.
Sử dụng tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc: Thông đỏ Hàn Quốc là loại cây có tuổi đời từ 100 - 200 năm mọc tại độ cao 1300-1700m. Với 1,8kg chưng cất trong vòng 1 tháng mới được 1 viên nang, vì vậy Tinh dầu thông đỏ mang rất nhiều giá trị quý báu của cây thông đỏ như làm sạch mạch máu, thông huyết mạch, củng cố độ bền thành mạch, điều trị huyết áp, tim mạch, mỡ máu, tiểu đường, suy giãn tĩnh mạch… cực kỳ hiệu quả.
Sản phẩm tham khảo: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com