Khi bạn cầm một sản phẩm dưỡng da trên tay, bảng thành phần là nơi đầu tiên mà nhiều người tiêu dùng tập trung vào. Tuy nhiên, điều này lại là một cách tiếp cận sai lầm. Các quy định buộc nhà sản xuất phải liệt kê thành phần theo thứ tự từ hàm lượng cao đến thấp, nhưng không có nghĩa là thành phần nào đứng đầu bảng sẽ có tác dụng chính trong sản phẩm. Bảng thành phần chỉ là một phần của câu chuyện, và việc dựa vào nó để đánh giá toàn bộ sản phẩm có thể dẫn đến hiểu lầm.
Việc đặt nặng vấn đề vào bảng thành phần như vậy khiến cho người ta có xu hướng luôn cố gắng đánh giá một thành phần là “tốt” hoặc “xấu” một cách chung chung. Điều này gây ra sự sai lệch thông tin trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Một số nhãn hàng đã buộc phải thay đổi công thức chỉ vì bảng thành phần của họ không thỏa mãn đúng theo cách hiểu “trông mặt mà bắt hình dong" của khách hàng. Vậy bảng thành phần cho chúng ta biết điều gì?
Bảng thành phần trong mỹ phẩm được thiết lập chủ yếu để đáp ứng các quy định về an toàn và minh bạch thông tin. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) tại Hoa Kỳ yêu cầu các nhà sản xuất phải liệt kê tất cả các thành phần theo thứ tự từ nồng độ cao nhất đến thấp nhất. Tuy nhiên, mục đích chính của việc này là để cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý và chuyên gia, chứ không phải cho người tiêu dùng phân tích. Điều này dẫn đến một số hạn chế khi người tiêu dùng tự mình đánh giá chất lượng sản phẩm chỉ dựa trên bảng thành phần.
Bảng thành phần chỉ đưa ra những thông tin cơ bản về các chất có trong sản phẩm. Nó không cung cấp thông tin về tỷ lệ cụ thể, cách thức kết hợp hay công nghệ sản xuất - những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của sản phẩm trên da. Hơn nữa, một số thành phần có thể chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong công thức, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tính ổn định hoặc tối ưu hóa hiệu quả của các thành phần chính. Do đó, đánh giá sản phẩm chỉ dựa trên bảng thành phần có thể làm giảm khả năng nhận diện đúng giá trị thực sự của sản phẩm.
Mặc dù bảng thành phần không thể cung cấp toàn bộ bức tranh về sản phẩm, nhưng nó vẫn có vai trò quan trọng trong một số trường hợp nhất định. Chẳng hạn, đối với những người có da nhạy cảm hoặc dị ứng với một số chất cụ thể, bảng thành phần giúp họ xác định sản phẩm có an toàn hay không. Ngoài ra, những người muốn tránh một số chất gây tranh cãi như parabens hay sulfates cũng có thể dựa vào bảng thành phần để đưa ra quyết định. Tuy nhiên, ngay cả trong những trường hợp này, việc chỉ dựa vào bảng thành phần vẫn cần cẩn trọng, vì không phải tất cả các chất đều có hại cho mọi loại da.
Việc đọc bảng thành phần có thể có những thông tin giá trị, nhưng quá phụ thuộc vào chúng có thể dẫn đến việc đánh giá sai về tiềm năng và có cách hiểu sai lệch về các sản phẩm chăm sóc da.
Việc tự phân tích bảng thành phần có thể dẫn đến những hiểu lầm về chất lượng sản phẩm. Một thành phần được liệt kê ở vị trí đầu bảng không nhất thiết là chất chính mang lại hiệu quả của sản phẩm. Ví dụ, nước thường đứng đầu danh sách, nhưng điều này không có nghĩa là sản phẩm chỉ là nước. Một công thức dưỡng da hiệu quả thường bao gồm sự kết hợp phức tạp giữa các chất, và cách thức kết hợp này mới là yếu tố quan trọng nhất.
Nếu quá tập trung vào bảng thành phần, bạn có thể bỏ lỡ những sản phẩm có công thức tiên tiến nhưng chứa một hoặc hai thành phần mà bạn cho là không tốt dựa trên thông tin trên mạng. Nhiều thành phần bị cho là có hại trong bảng thành phần có thể thực tế rất an toàn khi được sử dụng đúng cách và liều lượng. Chẳng hạn, cồn được xem là có hại trong mỹ phẩm, nhưng thực tế, một số loại cồn béo có tác dụng dưỡng ẩm rất tốt và không gây khô da.
Hiểu được sự khác biệt tinh tế và tiểu tiết là chìa khóa của một sản phẩm, và thật đáng tiếc, bảng thảnh phần không thể cho bạn biết điều đó. Vì điều này mà nhiều thành phần bị “phỉ báng” do sự hiểu sai về khoa học và các nghiên cứu.
Như được đề cập trước đây, paraben được cho là gây hại cho da, paraben đã hứng chịu 1 làn sóng “tẩy chay” diện rộng từ người tiêu dùng. Các nhà sản xuất muốn đảm bảo doanh thu của mình nên đã thay thế paraben bằng methylchloroisothiazolinone. Đây là một thành phần an toàn nhưng tác dụng bảo quản không tốt bằng paraben, rút ngắn thời gian bảo quản của các sản phẩm. Bác sĩ Chan cho rằng methylchloroisothiazolinone có khả năng gây dị ứng cao hơn paraben. Điều này cũng xảy ra tương tự với Sulfat và Silicone, bị quy kết là thành phần xấu và là thứ cần tránh, dẫn đến việc các thương hiệu dán nhãn “free” - không chứa chất đó trên bao bì của họ.
Những hiểu biết sai lầm về việc đánh giá bảng thành phần sẽ không phải là động lực thúc đẩy ngành công nghiệp mỹ phẩm phát triển mà xét ở góc độ tiêu dùng, nếu bạn không thật sự nhạy cảm với thành phần đó mà chỉ né tránh nó vì “trên mạng bảo vậy” thì có thể bạn đã bỏ qua những sản phẩm tuyệt vời.
Như vậy, chốt lại, bảng thành phần có thể cho bạn rất nhiều thông tin hữu ích về sản phẩm, nhưng chúng sẽ không phải là tiêu chí duy nhất và cuối cùng để đánh giá về một sản phẩm, đặc biệt nếu bạn không dược đào tạo về hóa mỹ phẩm. Các quy định về mỹ phẩm được ban hành ra nhằm bảo đảm sự an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng. Điều đó đồng nghĩa với việc ngay cả những sản phẩm có chứa SLS, paraben hay hương liệu được bày bán trong các quầy mỹ phẩm đều là các sản phẩm hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn quy định. Bác sĩ Chan nói rằng, có nhiều mối nguy hiểm rất thực tế trong cuộc sống nhưng việc không kiểm tra bảng thành phần mỹ phẩm không nằm trong danh sách các mối nguy hại đó.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Bài viết lần này của mình dựa trên 1 bài post trên tạp chí POPSUGAR có tựa đề: A Case For Why You Shouldn't Judge a Skin-Care Product Solely by Its Ingredient List của tác giả Tori Crowther (Link: https://www.popsugar.com/beauty/skin-care-ingredient-lists-misinformation-48342623)
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com