Gan đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa, phân giải các chất dinh dưỡng từ thức ăn sau khi được hấp thu đưa về gan, gan thực hiện chức năng thanh lọc rồi chuyển hóa thành những dưỡng chất phù hợp với cơ thể.
Bên cạnh đó, gan cũng “chăm chỉ” thực hiện chức năng thanh lọc, đào thải các độc tố ra ngoài, bảo vệ cơ thể khỏi mầm mống bệnh tật. Trong đó, men gan đóng vai trò quan trọng nhất trong mọi quá trình hoạt động của gan. Men gan cao thường có thể dẫn đến tình trạng xơ gan, đặc biệt đối với những người có thể trạng yếu, sức đề kháng kém có thể dẫn đến các hậu quả nặng hơn như viêm gan, ung thư gan.
Tăng men gan là một tình trạng khá phổ biển và là hậu quả của nhiều nguyên nhân, ngoài những nguyên nhân như virus, hóa chất thì rượu cũng làm tăng men gan… dẫn đến tình trạng hoại tử tế bào gan.
Tăng men gan là biểu thị tình trạng tế bào gan đang bị hủy, bị tổn thương. Bình thường khi tế bào gan chết đi do quá trình lão hóa, một lượng men gan sẽ phóng thích vào máu ở nồng độ dưới 35 UI/L. Khi tình tạng viêm gan xảy ra dẫn đến sự phá hủy tế bào gan nhiều hơn bình thường làm cho nồng độ men gan trong máu tăng cao. Nếu men gan tăng từ 1 - 2 lần là mức độ nhẹ, 2 - 5 lần là mức độ trung bình, tăng trên 5 lần giới hạn bình thường là mức độ nặng.
Gan là một cơ quan chống độc của cơ thể, mọi chất độc khi vào cơ thể đều được xử lý ở gan. Men gan tăng cao là dấu hiệu của nhiều bất ổn trong cơ thể như viêm gan cấp, viêm gan mạn tính giai đoạn hoạt động, tắc đường mật hay viêm tụy…
Một số nguyên nhân hay gặp làm tăng nồng độ men gan bao gồm những nguyên nhân tại gan và nguyên nhân ngoài gan như: Viêm gan cấp, Viêm gan mạn tiên triển, viêm gan dẫn đến xơ gan do rượu, các bệnh truyễn nhiễm như sốt rét, sởi, sốt xuất huyết, nhiễm trùng máu,…. Ngoài ra còn rất nhiều bệnh mạn tính khác hay do điều trị thuốc, chế độ ăn uống không điều độ, uống nhiều bia rượu cũng làm thay đổi men gan so với bình thường.
Nếu không được kiểm soát kịp thời, nồng độ men quá cao sẽ làm cho bệnh nặng hơn. Thậm chí, men gan cao nếu không được điều trị còn dẫn đến những biến chứng đe dọa tính mạng bệnh nhân như viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan.
Việc chẩn đoán và điều trị men gan cao cần dựa vào nguyên nhân của bệnh. Cách đơn giản nhất để phát hiện Tăng men gan là làm xét nghiệm máu. Tuy nhiên cần phối hợp các chi tiết về bệnh sử, tiền căn virus, dùng thuốc, uống rượu, bia, biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng.
Biểu hiện lâm sàng bệnh tăng men gan thường kín đáo, xét nghiệm không chuyên biệt. Biểu hiện bệnh mơ hồ đến những than phiền về chán ăn, đau hạ sườn phải, buồn nôn, vàng da gợi ý nhiều đến chẩn đoán.
Ấn đau bụng, lách to, báng bụng, sốt và bệnh não gan có thể xuất hiện.
Xét nghiệm máu: Men gan (AST, ALT, GGT), tìm virus viêm gan siêu vi B, C…
Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, CT scan, MRI giúp chúng ta phát hiện gan nhiễm mỡ, loại trừ các nguyên nhân khác gây bệnh gan mạn tính, đánh giá độ nặng của bệnh gan cùng một số biến chứng.
Sinh thiết: Sinh thiết gan giúp phân định giai đoạn bệnh gan, góp phần đánh giá tiên lượng.
Tăng men gan không có bệnh danh tương ứng trong Y học cổ truyền. Đa số các trường hợp thường không có triệu chứng, nhưng đôi khi có thể gặp các triệu chứng chán ăn, thường xuyên mệt mỏi, sụt cân, đau hông sườn, gan to, lách to, vàng da...tương ứng với các chứng: Hoàng đản, Hiếp thống, Hư lao, có liên quan đến chức năng của 2 tạng Can và Tỳ.
Chỉ số men gan là xét nghiệm dùng để đánh giá tình trạng tổn thương, hoại tử ở gan nếu có. Chỉ số men có trong gan ở mức độ bình thường phải đảm bảo các thông số sau:
ALT nhỏ hơn 400 U/L
GGT nhỏ hơn 60 U/L
AST nhỏ hơn 40 U/L
ALP từ 30 đến 115 U/L
Qua các thông số, bác sĩ sẽ xác định được tình trạng của gan, từ đó người bệnh có thể lựa chọn phương pháp kiểm soát, điều trị phù hợp, kịp thời.
Tầm soát chức năng gan.
Hỗ trợ chẩn đoán bệnh gan.
Theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh gan.
Kiểm tra mức độ tổn thương gan.
Theo dõi tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến gan.
Trong điều trị, chủ yếu là điều trị nguyên nhân, nhưng nếu ta không ổn định được men gan sẽ góp phần dẫn đến nhiều hậu quả xấu như viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan.
Việc sử dụng thuốc tây quá nhiều khiến cơ thể gặp những tác dụng không mong muốn trong đó có biến chứng làm tăng men gan. Điều đó khiến nhiều người quan tâm tìm đến những sản phẩm thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc và vị thuốc đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ tế bào gan, giúp gan tăng khả năng loại độc tố như: Rau má, Nhân trần, Chi tử, Diệp hạ châu, Thổ phục linh, Atiso, Cà gai leo, Bạch hoa xà thiệt thảo, cao chiết Huỳnh kỳ - Diệp hạ châu, cao chiết Dừa cạn - Cam thảo, cao chiết Tiểu Sài hồ thang, Bột sấy phun từ đài hoa Bụp giấm, Tinh dầu thông đỏ, Đông trùng hạ thảo, Hồng sâm, Hắc sâm...
Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống ngày càng cao, con người càng quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân. Việc sử dụng các sản phẩm liên quan đến sức khỏe cần lưu ý đến vấn đề chuyển hóa tại gan. Người dân cần tư vấn thật kỹ từ bác sĩ trước khi dùng thuốc, tránh gây ra các biến chứng, nhất là Tăng men gan.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com