Điển hình, một nam sinh viên 22 tuổi đã đến khám tại Bệnh viện Y Dược TP. Hồ Chí Minh - Cơ sở 3 với biểu hiện tê bì tay chân kéo dài suốt hai tháng, kèm theo yếu cơ và khó khăn khi đi lại. Qua khai thác tiền sử, ghi nhận người bệnh thường xuyên sử dụng bóng cười trong các buổi tiệc, với tần suất trung bình từ 10-20 quả mỗi lần, 2-3 lần mỗi tuần trong vòng 6 tháng gần đây.
Người bệnh không có tiền sử bệnh lý nền. Khám lâm sàng cho thấy tình trạng tê bì lan tỏa ở cả hai tay và hai chân, đặc biệt rõ ở các đầu ngón; sức cơ chi trên giảm còn 4/5. Kết quả khảo sát điện cơ (EMG) cho thấy tốc độ dẫn truyền thần kinh vận động và cảm giác giảm rõ ở dây thần kinh giữa; thời gian tiềm vận động và cảm giác kéo dài đáng kể ở cả dây thần kinh giữa và dây thần kinh chày. Những dấu hiệu này gợi ý tổn thương thần kinh ngoại biên có liên quan đến tình trạng thiếu hụt vitamin B12 - một hậu quả thường gặp ở những người lạm dụng khí N₂O (bóng cười).
Nitrous oxide, hay còn gọi là khí cười, được biết đến như một chất gây tê và an thần tạm thời. Tuy nhiên, khi hít bóng cười trong thời gian dài hoặc với lượng lớn, nitrous oxide có thể gây suy giảm hấp thụ vitamin B12. Vitamin B12 là một yếu tố quan trọng trong quá trình duy trì chức năng của hệ thần kinh trung ương và ngoại biên.
Khi thiếu vitamin B12, các bao myelin bảo vệ quanh sợi thần kinh bị tác động, dẫn đến tình trạng dịch chuyển xung điện kém hiệu quả. Hiện tượng này có thể gây ra các triệu chứng như tê tay chân, yếu cơ, và trong trường hợp nghiêm trọng, liệt.
Việc sử dụng bóng cười để giải trí đang ngày càng phổ biến, đặc biệt ở giới trẻ. Tuy nhiên, đây là một chất gây tác động lên hệ thần kinh trung ương và tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng, cả trong ngắn hạn và dài hạn. Dưới đây là tổng quan về yếu tố nguy cơ do sử dụng bóng cười và chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác:
Tần suất và lượng sử dụng: Người sử dụng bóng cười thường xuyên và với lượng lớn có nguy cơ cao gây thiếu vitamin B12.
Thời gian tiếp xúc: Thời gian sử dụng nitrous oxide càng dài, nguy cơ tác động lên hệ thần kinh càng tăng.
Tình trạng dinh dưỡng: Thiếu vitamin B12 trước đó (do chế độ ăn nghèo nàn hoặc bệnh lý ở đường tiêu hoá) làm tăng tác động của bóng cười.
Tê tay chân có thể do nhiều nguyên nhân khác, cần phân biệt bao gồm:
Bệnh lý đái tháo đường: Bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường có triệu chứng tương tự.
Bệnh lý cột sống cổ hoặc thắt lưng: Chèn ép rễ thần kinh.
Thiếu vitamin khác: Như thiếu vitamin E hoặc vitamin B1.
Rối loạn chuyển hoá di truyền: Như bệnh Friedreich ataxia.
Việc chỉ định các xét nghiệm phù hợp như định lượng vitamin B12, MRI cột sống, hoặc đo tốc độ dẫn truyền thần kinh giúp loại trừ các nguyên nhân khác.
Tê tay chân là một trong những triệu chứng lâm sàng phổ biến và dễ gặp nhất ở người lạm dụng bóng cười (khí N₂O) - hậu quả trực tiếp từ tổn thương thần kinh ngoại biên và tủy sống do thiếu vitamin B12 chức năng.
Tê bì tay chân, đặc biệt là vùng ngón tay và ngón chân.
Mất cảm giác tại các chi.
Yếu cơ, khó khăn trong việc di chuyển.
Trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể gây tên liệt hoặc mất chức năng vận động.
Ngoài ra, các triệu chứng khác như mệt mỏi, chóng mặt, và suy giảm trí nhớ cũng có thể xuất hiện. Tính trạng này yêu cầu được đánh giá kị lưỡng tại cơ sở y tế.
Việc thăm khám và điều trị tê tay chân do sử dụng bóng cười cần tiếp cận một cách hệ thống. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp xác định nguyên nhân, mức độ tổn thương và lựa chọn điều trị phù hợp, nhằm ngăn chặn tiến triển tổn thương thần kinh và phục hồi chức năng vận động - cảm giác cho bệnh nhân:
Bác sĩ cần thu thập thông tin về:
Thời gian và mức độ sử dụng bóng cười.
Các triệu chứng liên quan, đặc biệt là tê bì hoặc yếu cơ.
Tiền sử bệnh lý và chế độ dinh dưỡng.
Các xét nghiệm khuyến khích bao gồm:
Định lượng vitamin B12: Để xác định mức độ thiếu hụt.
Kiểm tra, thăm dò chức năng thần kinh.
Chẩn đoán hình ảnh: MRI cột sống nhằm loại trừ tổn thương cơ học hoặc bệnh lý khác.
Bổ sung vitamin B12:
Đường tiêm: Trong các trường hợp thiếu hụt nghiêm trọng, tiêm vitamin B12 là phương pháp hiệu quả nhất.
Đường uống: Áp dụng cho các trường hợp nhẹ hơn hoặc để duy trì sau điều trị ban đầu.
Phục hồi chức năng thần kinh:
Vật lý trị liệu: Hỗ trợ cải thiện chức năng vận động và giảm triệu chứng tê bì.
Sử dụng thuốc hỗ trợ thần kinh: Như nhóm thuốc bảo vệ tế bào thần kinh.
Điều chỉnh lối sống:
Ngừng sử dụng bóng cười ngay lập tức.
Thực hiện chế độ ăn giàu vitamin B12 (thịt, cá, trứng, sữa).
Tránh các yếu tố nguy cơ khác gây tổn thương thần kinh.
Theo dõi và đánh giá sau điều trị: Người bệnh cần được theo dõi định kỳ để đánh giá tiến triển của triệu chứng và hiệu quả điều trị. Các xét nghiệm lặp lại như định lượng vitamin B12 hoặc đo tốc độ dẫn truyền thần kinh có thể cần thiết để đánh giá phục hồi chức năng.
Tê tay chân do sử dụng bóng cười là một vấn đề sức khỏe đáng báo động. Việc nhận biết sớm các triệu chứng, tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Đồng thời, cần có các biện pháp tuyên truyền và quản lý nhằm giảm thiểu việc lạm dụng bóng cười trong cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ.
Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung thêm mồi ngày 2 viên Tinh dầu thông đỏ Edally Pine Needle Capsule. Với 98% Tinh dầu thông đỏ tinh khiết và 2% D alpha tocopherol, Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule giúp làm sạch mạch máu, tăng cường lưu thông máu, đào thải độc tố… từ đó cải thiện tình trạng tê bì tay chân hiệu quả.
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Theo BS. Lê Nhất Duy - Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh - Cơ sở 3
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com