Không chỉ gây đau đớn, nếu không được phòng ngừa và điều trị kịp thời, vết loét tì đè có thể gây nhiễm trùng huyết, hoại tử mô và thậm chí tử vong.
Chính vì sự nguy hiểm nhưng lại ít được quan tâm đúng mức nên chúng ta cần phải chủ động phòng ngừa cũng như biết cách điều trị khi mắc phải. Vậy làm sao đề phòng ngừa và điều trị căn bệnh này? Hãy cùng edallyhanquoc.vn tìm hểu qua bài viết dưới đây:
Loét tì đè (Pressure Ulcers/Bedsores) là tổn thương da và mô mềm bên dưới do áp lực kéo dài tại các điểm tì đè của cơ thể, làm tắc nghẽn tuần hoàn mao mạch, dẫn đến thiếu oxy, hoại tử mô. Nếu không được điều trị đúng cách, vết loét có thể nhiễm trùng sâu, lan rộng đến xương (viêm xương tủy), gây nhiễm trùng huyết và đe dọa tính mạng người bệnh.
Một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị loét da tì đè, cần đặc biệt chú ý phòng ngừa như:
Người cao tuổi, đặc biệt là người nằm lâu, bị suy giảm chức năng vận động.
Người bệnh sau tai biến mạch máu não, hôn mê, chấn thương cột sống, tủy sống.
Người có bệnh lý nền như: đái tháo đường, suy thận mạn, ung thư, suy dinh dưỡng.
Người bị rối loạn cảm giác đau hoặc rối loạn ý thức.
Người có làn da ẩm ướt kéo dài do tiểu không kiểm soát, mồ hôi nhiều hoặc dịch tiết từ vết thương.
Loét tì đè không xảy ra ngay lập tức, mà thường phát triển âm thầm từ những dấu hiệu ban đầu. Nếu nhận biết kịp thời, bạn có thể ngăn chặn loét tiến triển nặng hơn, giảm nguy cơ hoại tử và nhiễm trùng, cụ thể:
Da vùng tì đè ửng đỏ không mất đi khi ấn.
Cảm giác nóng, rát, tê bì hoặc đau nhức.
Xuất hiện nốt phồng, mụn nước dễ vỡ, da bong tróc.
Màu da biến đổi: đỏ => tím tái => đen (dấu hiệu mô hoại tử).
Xuất hiện vết loét sâu, có dịch mủ, mùi hôi.
Có thể thấy tổ chức hoại tử khô, mảng mô chết đen cứng.
Người bệnh có thể sốt, đau toàn thân, biểu hiện nhiễm trùng nặng.
Loét tì đè nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, suy đa tạng và tử vong. Nếu thấy dấu hiệu nguy hiểm, hãy đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay.
Loét tì đè thường xảy ra tại các vùng da chịu áp lực lớn trong thời gian dài, đặc biệt là những nơi có xương lồi lên và ít lớp mỡ bảo vệ. Việc nhận biết sớm các vị trí dễ bị loét giúp chăm sóc và phòng ngừa kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Vùng xương nhô: gáy, bả vai, vùng cùng cụt, mông, gót chân, mắt cá, khuỷu tay.
Vành tai ở người nằm nghiêng lâu.
Loét tì đè là biến chứng nguy hiểm thường gặp ở những bệnh nhân nằm liệt giường lâu ngày, ít vận động hoặc mất khả năng tự xoay trở. Tuy nhiên, loét tì đè hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu áp dụng đúng các biện pháp chăm sóc. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từ chuyên gia giúp ngăn ngừa loét tì đè một cách hiệu quả nhất:
Người bệnh nằm bất động: Xoay trở mỗi 2 giờ/lần, thay đổi tư thế đều các bên.
Người bệnh ngồi lâu: Thay đổi tư thế mỗi 15 - 30 phút.
Dùng nệm chống loét (nệm hơi, nệm nước).
Sử dụng gối cao su mềm hoặc vải, gạc lót tại các điểm tì đè.
Giữ da khô thoáng, tránh ẩm ướt từ mồ hôi, nước tiểu.
Vệ sinh da nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh gây tổn thương.
Xoa bóp nhẹ nhàng vùng tì đè để tăng tuần hoàn máu.
Tăng cường đạm (protein): thịt, cá, trứng, sữa,...
Bổ sung vitamin C, E, kẽm, sắt hỗ trợ làm lành mô (cam, bưởi, rau xanh, hạt).
Uống đủ nước, tránh các thức ăn dễ gây viêm hoặc sẹo xấu như rau muống, đồ nếp.
Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe có khả năng tăng cường tuần hoàn máu và tăng sức đề kháng như: Tinh dầu thông đỏ, Hồng sâm, Hắc sâm, Đông trùng hạ thảo và Omega-3…
Tham khảo thêm các sản phẩm tại: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Chủ động phòng ngừa loét tì đè là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe, giảm đau đớn và tránh biến chứng nguy hiểm.
Mặc dù loét tì đè có nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp loét tì đè đều cần nhập viện, nhưng một số tình huống nghiêm trọng đòi hỏi bệnh nhân phải điều trị nội trú tại cơ sở y tế.
Có dấu hiệu nhiễm trùng: sốt, mủ chảy, vùng loét sưng đau, mùi hôi.
Vết loét tiến triển nhanh, hoại tử mô, lan rộng.
Người bệnh có bệnh nền phức tạp, không thể tự chăm sóc tại nhà.
Loét độ 3-4, cần xử lý phẫu thuật, cắt lọc hoại tử hoặc điều trị bằng kháng sinh đường tĩnh mạch.
Theo dõi sát các chỉ số sinh tồn.
Chăm sóc vết loét đúng quy trình vô khuẩn.
Đánh giá mức độ loét bằng hệ thống phân độ chuẩn (Braden, PUSH...).
Phối hợp điều trị đa chuyên khoa: Nội khoa, Dinh dưỡng, Vật lý trị liệu.
Loét tì đè không chỉ gây đau đớn mà còn đe dọa tính mạng nếu không được xử trí đúng cách. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng chăm sóc chủ động và đúng kỹ thuật. Hãy:
Theo dõi thường xuyên làn da người bệnh.
Chủ động phòng ngừa thay vì đợi có dấu hiệu loét.
Tham khảo ý kiến Bác sĩ hoặc Điều dưỡng chuyên môn nếu thấy bất kỳ bất thường nào.
Nếu bạn đang chăm sóc người thân nằm lâu, đừng chủ quan. Hãy đưa người bệnh đi khám tại cơ sở y tế sớm để được hướng dẫn điều trị phù hợp và an toàn.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Theo CNĐD. Nguyễn Thị Thu Hằng - Khoa Y học cổ truyền - Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh - Cơ sở 3
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com