Bệnh khớp dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Đặc biệt, vào mùa lạnh thì bệnh càng phát triển rõ rệt. Khi thời tiết trở lạnh nhất là khi lạnh đột ngột, khí lạnh sẽ thâm nhập qua lỗ chân lông thấm qua da thịt của bạn khiến các mạch máu bị co lại, làm cho sự lưu thông máu đến các khớp rất kém, các khớp bị thiếu máu nên rất dễ tái phát các bệnh về khớp trong đó có viêm khớp khuỷu tay. Hiện tượng các khớp bị tê nhức nhẹ hoặc tê mỏi sau một đêm ngon giấc cũng thường xảy ra.
Khuỷu tay là bộ phận nối liền giữa cánh tay và cẳng tay, có khả năng cử động linh hoạt, xoay chuyển 180°. Viêm khớp khuỷu tay chủ yếu do những bệnh tiền thân như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp lupus, gout… và một số yếu tố khác gây ra như:
Tuổi tác: người cao tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Giới tính: phần lớn những dạng viêm khớp thường xảy ra ở nữ giới.
Yếu tố di truyền: người có tiền sử gia đình bị viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus ban đỏ, viêm khớp vảy nến… sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp khuỷu tay cao hơn so với các nhóm đối tượng khác.
Nghề nghiệp: người làm việc gắng sức, thường xuyên lặp đi lặp lại các động tác ảnh hưởng tới khuỷu tay, thường có nguy cơ viêm khớp cao hơn.
Nhiễm trùng: tình trạng nhiễm trùng có thể làm phát sinh các dạng viêm khớp khác nhau.
Hút thuốc lá: nguy cơ viêm khớp khuỷu tay do viêm khớp cao hơn ở người có thói quen hút thuốc lá.
Đau nhức ổ khớp: Cơn đau tăng từ nhẹ đến nặng tùy theo mức độ viêm nhiễm; đặc biệt đau dữ dội khi cử động tay liên tục, khi ấn vào vị trí viêm nhiễm.
Cứng khớp: Bệnh gây hiện tượng cứng khớp và cảm giác tê bì, nhức mỏi. Vị trí khớp viêm có thể bị sưng tấy, phù nề, cảm giác nóng dần lên khi ấn vào.
Giảm lực ở cánh tay: Người bệnh sẽ cảm thấy bị mất sức ở cánh tay, khó thể điều khiển hoạt động theo ý muốn.
Hạn chế tầm vận động: Nếu trì hoãn điều trị quá lâu, cánh tay gần như không thể vận động; cầm nắm, duỗi, co, cầm ly, gõ bàn phím… đều trở nên khó khăn.
Bệnh không nguy hiểm tới tính mạng nhưng bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tinh thần và cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Ngay khi xuất hiện các biểu hiện trên, người bệnh nên đến thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán chính xác và đưa ra phương án điều trị phù hợp:
Bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc như Acetaminophen (đau nhẹ đến trung bình), Tramadol (đau trung bình đến nặng), thuốc giảm đau tại chỗ, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs), thuốc sinh học, Corticoid.
Các hình thức vật lý trị liệu thường được áp dụng gồm: tập vật lý trị liệu, siêu âm trị liệu, nhiệt trị liệu, điện trị liệu… hay các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa thành phần Glucosamine, Omega-3, Collagen, Tinh dầu thông đỏ… giúp giảm đau, tăng tầm vận động cho khuỷu tay và chống cứng khớp; cải thiện tuần hoàn máu, tái tạo sụn khớp, tăng cường sức mạnh, kéo giãn và cải thiện sự linh hoạt cho dây chằng.
Khi không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để cải thiện chức năng của khuỷu tay. Tùy thuộc vào loại viêm khớp, mức độ nghiêm trọng, tuổi tác và mục đích điều trị của người bệnh, mà chỉ định các phương pháp phẫu thuật như nội soi khớp, mổ mở, cắt xương, thay khớp nhân tạo…
Để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp khuỷu tay, bạn nên cân bằng thời gian giữa vận động, làm việc và nghỉ ngơi; tránh tình trạng vận động và làm việc gắng sức. Thận trọng khi sinh hoạt và chơi thể thao; luôn khởi động kỹ trước khi làm việc nặng hay tập luyện và điều trị chấn thương dứt điểm; kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng: bổ sung đầy đủ những nhóm chất như vitamin, khoáng chất, chất béo, tinh bột và protein… sẽ giúp duy trì khung xương và mô chắc khỏe, giảm nguy cơ viêm khớp khuỷu tay.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com