Các bệnh lý về tuyến giáp sẽ khởi phát khi cấu trúc hay chức năng của tuyến giáp xuất hiện những bất thường. Hiện tại, 3 loại bệnh thường gặp nhất là u tuyến giáp, suy giáp và cường giáp.
Bệnh u tuyến giáp hay (nhân tuyến giáp) là tình trạng những nốt / khối đặc hoặc lỏng được hình thành bên trong nhu mô tuyến giáp.
Các u tuyến giáp không nghiêm trọng và không gây ra các triệu chứng nên không dễ phát hiện. U tuyến giáp chỉ biểu hiện triệu chứng khi nó đã phát triển lớn chèn ép và gây khó khăn cho các hoạt động thở và nuốt.
U tuyến giáp chia thành 2 nhóm: ung thư tuyến giáp và không ung thư tuyến giáp (nang tuyến giáp, nang hỗn hợp, u tuyến giáp, viêm tuyến giáp,…).
Bệnh cường giáp là tình trạng xảy ra do sự tăng tiết hormone tuyến giáp. Sự dư thừa nồng độ của hormone tuyến giáp làm tăng chuyển hóa và tăng nguy cơ bị những bệnh khác như bệnh tim mạch, loãng xương và những vấn đề gặp phải trong quá trình đang mang thai.
Bệnh nhân bị cường giáp có thể gặp những triệu chứng sau: Căng thẳng và kích thích, đánh trống ngực và tim đập nhanh, run, sụt cân nhanh, tăng số lần đi đại tiện hoặc bị tiêu chảy, khó ngủ, mất ngủ, tăng tiết nước mắt,...
Bệnh suy giáp là tình trạng một bệnh lý tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, không thể tiết đủ hormone thyroxine.
Những biểu hiện của bệnh suy giáp rất mơ hồ và giống với biểu hiện của một số bệnh khác như: buồn ngủ, mệt mỏi, giảm trí nhớ, khàn tiếng, táo bón...
Trong trường hợp bệnh suy giáp phát triển ở giai đoạn muộn, các biểu hiện của bệnh sẽ gần trầm trọng hơn như: Mệt mỏi, tăng cân, sợ lạnh, da khô, tóc dễ rụng gãy, dễ táo bón, trí nhớ giảm...
Cường giáp là một căn bệnh phổ biến. Tỷ lệ bệnh nhân nữ bị mắc bệnh cường giáp cao gấp 3 lần nam giới. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng đặc biệt tập trung ở lứa tuổi sinh sản trở đi. Một số phụ nữ có thể phát triển bệnh cường giáp trong khi mang thai hoặc sau khi sinh. Đồng thời bệnh sẽ ít thể hiện thành triệu chứng hơn ở người cao tuổi.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể có chức năng tiết ra các hormon giáp trạng nhằm đảm bảo sự phát triển của cơ thể. Khi xuất hiện các dấu hiệu sau, hãy nghĩ tới bệnh tuyến giáp và đi khám kịp thời.
Đây là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất và người bệnh có thể tự quan sát thấy
Xuất hiện cảm giác tê ngứa cánh tay do thiếu lượng hormone trong cơ thể - nguy cơ bị mắc suy giáp. Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, yếu cơ, dễ bị cứng khớp và khó phối hợp các chi - nguy cơ mắc bệnh cường giáp.
Do rối loạn hormone, lượng hormone tiết ra không đủ để tóc và da tăng trưởng. Bệnh suy giáp khiến tóc giòn, xơ và dễ gãy còn da thì khô, mẫn cảm và bong tróc.
Khi bạn có thay đổi về cân nặng một cách bất thường rất có thể bạn đã bị mắc bệnh về tuyến giáp. Bệnh cường giáp khiến người bệnh sụt cân mặc dù luôn có cảm giác thèm ăn, đói. Còn bệnh suy giáp lại khiến người bệnh tăng cân mặc dù chán ăn.
Tiêu chảy và táo bón có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên khi triệu chứng xuất hiện đi kèm với nhiều biểu hiện bất thường kể trên thì có khả năng bạn đã mắc bệnh tuyến giáp. Nếu mắc bệnh suy giáp thì sẽ dễ bị táo bón còn mắc bệnh cường giáp thì thường bị tiêu chảy và đau bụng.
Do các bệnh về tuyến giáp ảnh hưởng đến lượng hormone của cơ thể, vì vậy có thể làm giảm ham muốn do mất cân bằng nội tiết tố estrogen.
Ngoài ra người mắc bệnh tuyến giáp còn có một số biểu hiện như tim đập nhanh, giấc ngủ bị thay đổi, khó kiểm soát cảm xúc… Một số bệnh tuyến giáp khá phổ biến hiện nay là: suy giáp, cường giáp, bướu nhân tuyến giáp, u nang tuyến giáp lành tính, ung thư tuyến giáp.
Có khoảng 20 - 60% tổng số người mắc bệnh tuyến giáp không được thực chẩn đoán đúng bệnh. Việc phát hiện và chẩn đoán bệnh sớm có vai trò quan trọng hạn chế biến chứng nguy hiểm. Phương pháp chẩn đoán bệnh tuyến giáp hiện nay:
Bác sĩ khám các vấn đề tuyến giáp về kích thước hình dạng, di động sưng nóng.
Khám vùng cổ và lân cận, khám triệu chứng bệnh cường giáp, suy giáp.
Giúp đánh giá chức năng tuyến giáp hoạt động hiệu quả hay không.
Định lượng nồng độ Calcitonin trong máu giúp chẩn đoán ung thư tuyến giáp.
Định lượng Hormon tuyến giáp T3, T4 và TSH giúp phân biệt ung thư tuyến giáp với bệnh bướu cổ.
Các hình thức chẩn đoán các tổn thương như nang u, vôi, nhân hóa…
Đánh giá được các mạch máu tuyến giáp và vùng lân cận.
Đánh giá được độ cứng mềm của tổn thương tuyến giáp.
Đánh giá hình ảnh chức năng của tuyến giáp, đánh giá nhân tuyến giáp, ung thư tuyến giáp.
Dụng iod phóng xạ rất nhỏ (I131) để kiểm tra sự hấp thu của các tế bào tuyến giáp.
Theo dõi các chất phóng xạ này để ghi lại những hình ảnh phục vụ cho công tác chẩn đoán bệnh.
Sinh thiết tuyến giáp thực hiện khi nghi ngờ có khối u ác tính.
Gây tê vùng cổ tiến hành chọc hút các tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ. Một số tế bào và dịch nhân của tuyến giáp soi dưới kính hiển vi để phát hiện những điểm bất thường.
Chẩn đoán bệnh sớm hạn chế mối nguy hiểm của bệnh tuyến giáp cho sức khỏe.
Xét nghiệm là một phương pháp quan trọng để nhận diện các bệnh tuyến giáp. Sự tăng/giảm bất thường nồng độ các chỉ số tuyến giáp là căn cứ để đánh giá hoạt động và chức năng tuyến giáp. Dưới đây là các chỉ số tuyến giáp mà bạn cần quan tâm:
Hormone do tuyến yên tiết ra nhằm điều khiển việc sản xuất hormone tuyến giáp. Nếu phát hiện có ít hormone tuyến giáp trong máu, tuyến yên sẽ tiết ra nhiều TSH hơn, từ đó thúc đẩy tuyến giáp sản xuất thêm hormone và ngược lại.
Chỉ số xét nghiệm T4 toàn phần giúp đo lường toàn bộ lượng thyroxine trong máu, từ đó phản ánh chức năng giáp. Nếu nghi ngờ một vấn đề tuyến giáp mới xuất hiện, xét nghiệm T4 sẽ được thực hiện cùng với xét nghiệm TSH.
T3 là hormone giáp dạng hoạt động và được tạo ra từ T4. Nồng độ chỉ số này giúp đo lường lượng Triiodothyronine tồn tại trong máu.
Sự xuất hiện của Tg trong máu là dấu hiệu của ung thư tuyến giáp. Chỉ số Tg giúp chẩn đoán, theo dõi điều trị ung thư, khả năng tái phát ung thư sau điều trị. Thông thường:
TSH cao và T4 thấp là dấu hiệu của suy giáp nguyên phát, ví dụ do viêm tuyến giáp.
TSH thấp và T4 thấp cảnh báo suy giáp thứ phát.
Khi TSH thấp và T4 tăng, bệnh nhân có nguy cơ bị cường giáp.
Nếu chỉ số TSH tăng nhẹ nhưng T4 vẫn nằm trong giới hạn thì bệnh nhân có thể bị suy giáp không triệu chứng.
Nếu kết quả xét nghiệm ban đầu nghi ngờ mắc bệnh tuyến giáp tự miễn, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm kháng thể của tuyến giáp như TPOAb, TgAb, TRAb…
Những người bị mắc bệnh tuyến giáp có thể được kiểm soát thông qua chế độ ăn uống hợp lý và sử dụng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe như: Tinh dầu thông đỏ, Đông trùng hạ thảo, Nhân sâm, Hồng sâm, Hắc sâm… để tránh bệnh chuyển biến nặng hoặc tái phát.
Bên cạnh việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng thì người bệnh tuyến giáp cần thường xuyên đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe định kỳ. Việc đi khám định kỳ còn giúp bác sĩ tầm soát biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Nước tinh chất đông trùng hạ thảo Hàn Quốc Edally Hwa Pyung Sam
Cà phê giảm cân & thải độc Hàn Quốc Edally Super Slimming Garcinia Coffee
Mọi thông tin chi tiết về Thương hiệu Thực Phẩm Bảo Vệ Sức Khỏe Edally BH Hàn Quốc xin vui lòng liên hệ tới Trung Tâm Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc Edally BH theo Hotline/Zalo: 0902.158.663 hoặc website: edallyhanquoc.vn để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com