Ví dụ, Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), vào đầu năm 2021 đã khuyến nghị 75-162 mg / ngày Aspirin cho chỉ định đó. Tuy nhiên còn nhiều tranh cãi về việc sử dụng Aspirin để phòng ngừa tim mạch tiên phát cho những bệnh nhân không có biến cố tim mạch trước đó.
Theo ADA: "có thể được xem xét" Aspirin cho những người có nguy cơ tim mạch cao "sau khi thảo luận toàn diện với bệnh nhân về lợi ích so với nguy cơ chảy máu tăng tương đương."
Có nên điều trị Aspirin để dự phòng tiên phát biến cố tim mạch cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại cuộc tranh luận ở Hội nghị IDF ngày 9/12/ 2021 thì sao?
Đồng thuận chung năm 2019 của Hội Tim mạch Châu Âu (ESC) và Hội ĐTĐ Châu Âu (EASD) khuyến cáo rằng 75-100 mg / ngày Aspirin "có thể được xem xét" để phòng ngừa biến cố tim mạch cho những bệnh nhân đái tháo đường type 2 có nguy cơ tim mạch cao hoặc rất cao, nếu không có chống chỉ định rõ ràng, nhưng không dùng cho những người có nguy cơ trung bình. Và ESC/EASD khuyên rằng khi sử dụng aspirin thì cần xem xét dùng thêm thuốc ức chế bơm proton (PPI) để ngăn ngừa xuất huyết tiêu hóa - một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của Aspirin.
Mới đây, dự thảo hướng dẫn từ Nhóm Đặc nhiệm điều trị Dự phòng Hoa Kỳ (USPSTF) nhận định không nên dùng Aspirin để phòng ngừa tiên phát, nhất là ở những người trên 60 tuổi. Các nhóm tuổi trẻ hơn được khuyến nghị loại C, có nghĩa là quyết định dùng hay không dùng Aspirin nên được cá nhân hóa với sự hiểu biết rằng lợi ích ròng là nhỏ.
GS Jane Armitage từ Đại học Oxford - Vương quốc Anh cho rằng chỉ nên dùng Aspirin để dự phòng thứ phát cho những những bệnh nhân đái tháo đường. Bà lưu ý rằng nguy cơ tim mạch đã giảm đáng kể trong những năm gần đây nhờ việc sử dụng rộng rãi statin và thuốc hạ huyết áp. Những thuốc này này có thể làm giảm một nửa nguy cơ tim mạch một cách an toàn ở những người khỏe mạnh, và do đó nên là những điều chính cần xem xét khi bạn muốn giảm nguy cơ tim mạch. Ngược lại, "aspirin không phải là một loại thuốc hoàn toàn an toàn vì nó làm tăng nguy cơ chảy máu. Bà dẫn chứng thử nghiệm ASCEND 2018, cho thấy Aspirin làm giảm 12% nguy cơ mắc các biến cố mạch máu nghiêm trọng nhưng cũng làm tăng nguy cơ chảy máu nặng lên 29%. Một phân tích gộp cho thấy Aspirin làm giảm 5/10.000 người - năm các biến cố mạch máu nghiêm trọng, nhưng tăng 6-7 / 10.000 người - năm đối với nguy cơ xuất huyết nặng. Đặc biệt các những bệnh nhân đái tháo đườngd ường như có nguy cơ xuất huyết cao hơn. Vì vậy, nếu chúng ta bổ sung Aspirin cho những người đang tốt... thì nguy cơ gây hại phải rất nhỏ và lợi ích phải lớn hơn nhiều so với tác hại."
Có quan điểm đối lập là PGS Bianca từ Trường Y - Đại học Công giáo ở Rome, Ý, là tác giả của các hướng dẫn ESC / EASD. Lập luận của bà dựa trên bằng chứng cho thấy Aspirin có lợi ích cộng thêm rõ ràng ngoài Statin và thuốc hạ huyết áp trong việc ngăn ngừa xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim đầu tiên ở những người có nguy cơ tim mạch trung bình cao, và có thể giảm thiểu được nguy cơ xuất huyết tiêu hóa bằng thuốc. Trong cuộc tranh luận, bà lưu ý rằng đái tháo đường làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh xơ vữa huyết khối lớn lên gấp hai lần so với những người không mắc đái tháo đường. Một phân tích tổng hợp dữ liệu từ 18.162 bệnh nhân có nguy cơ từ trung bình đến cao, bao gồm khoảng 40% mắc bệnh đái tháo đường, được kết hợp ngẫu nhiên với liều cố định của statin cộng với ≥ 2 thuốc hạ huyết áp so với nhóm chứng, có hoặc không thêm Aspirin. Kết quả Aspirin đã bổ sung lợi ích đáng kể so với việc kết hợp liều cố định đơn thuần, với việc giảm nguy cơ 47% phức hợp kết cục chính gồm tử vong do tim mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc tái thông động mạch. Trong phân tích này, không thấy tăng nguy cơ chảy máu đáng kể khi dùng Aspirin. Có sự gia tăng nhẹ xuất huyết tiêu hóa từ 0,2% lên 0,4%.
Rocca gọi thử nghiệm ASCEND là "một đóng góp to lớn trong việc hiểu liệu Aspirin có đáng sử dụng trong phòng ngừa ban đầu hay không", lưu ý rằng khoảng 75% người tham gia đang dùng statin và 60% đang dùng thuốc hạ huyết áp, vì vậy đó là "một nhóm dân số được kiểm soát tốt."
Trên thực tế, bà lưu ý, trong ASCEND không có nguy cơ gia tăng đối với xuất huyết nội sọ, xuất huyết gây tử vong hoặc chảy máu mắt đe dọa thị giác khi sử dụng Aspirin. Sự gia tăng tuyệt đối 0,9% nói chung về xuất huyết lớn chủ yếu là do xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng. Rocca cũng chỉ ra rằng chảy máu GI có thể ngăn ngừa được. Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên lớn, có đối chứng với giả dược, sử dụng Pantoprazole PPI làm giảm xuất huyết tiêu hóa ở những bệnh nhân dùng kháng đông liều thấp và / hoặc Aspirin cho bệnh tim mạch ổn định, không có bằng chứng về tác hại tim mạch.
Sau khi xem xong cuộc tranh luận gay gắt này thì việc có sử dụng Aspirin cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 hay không tùy thuộc vào chúng ta mà thôi.
Nếu như bạn không muốn sử dụng thuốc tây như Aspirin để dự phòng tiên phát bệnh tim mạch do đái tháo đường type 2 thì đừng bỏ qua Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc. Sản phẩm này giúp ổn định đường huyết, làm sạch mạch máu và phòng ngừa tiên phát bệnh tim mạch cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 cực kỳ hiệu quả.
Sản phẩm tham khảo: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com