Ngay cả khi được điều trị, tỷ lệ tử vong của bệnh cũng lên tới 5-10%. Bệnh bạch hầu thuộc nhóm B (là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong) trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm của nước ta. Bệnh bạch hầu có thuốc điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh và huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (SAD).
Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có tính chất gây dịch, chủ yếu lây truyền theo đường hô hấp, do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae (còn gọi là trực khuẩn Klebs- Leoffler) gây nên.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 70% là ở trẻ dưới 15 tuổi và chưa tiêm vaccine. Ngay cả khi được điều trị, tỷ lệ tử vong của bệnh cũng lên tới 5 - 10%. Bệnh bạch hầu thuộc nhóm B (là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong) trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm của nước ta.
Bệnh bạch hầu lây truyền trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp khi nói chuyện, tiếp xúc với dịch tiết, tổn thương da hoặc gián tiếp qua đồ dùng cá nhân, bề mặt, thức ăn, đồ uống mang vi khuẩn gây bệnh. Bệnh dễ dàng lây lan nhanh chóng, bùng phát thành dịch bệnh nếu người dân chủ quan và không có biện pháp ngăn ngừa kịp thời.
Nguồn gây bệnh bạch hầu là các bệnh nhân nhiễm bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn nhưng không biểu hiện bệnh. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với giọt bắn của người nhiễm bệnh lúc ho, hắt hơi.
Ngoài ra, bệnh có thể lây qua con đường gián tiếp khi tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm dịch mũi hầu từ người bệnh. Bệnh cũng có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với vùng da tổn thương do bạch hầu.
Bạch hầu có thời gian ủ bệnh từ 2-5 ngày, sau đó xuất hiện các triệu chứng ở giai đoạn sớm thường gặp như:
Sốt; Viêm amidan, hầu họng, mũi, thanh quản, xuất hiện giả mạc lan nhanh màu trắng ngà hoặc xanh xung quanh tổ chức viêm.
Ho, khàn tiếng, nuốt đau.
Da xanh, chán ăn, nổi hạch dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ.
Khi thấy các biểu hiện trên, người dân nên nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và được hướng dẫn xử trí, điều trị kịp thời.
Thời kỳ ủ bệnh: 2 - 5 ngày, thời kỳ này không có triệu chứng lâm sàng.
Thời kỳ khởi phát: trẻ sốt nhẹ 37,50C - 38 độ C, mệt mỏi khó chịu, quấy khóc, da xanh, sổ mũi một hoặc 2 bên. Họng hơi đỏ, có điểm trắng mờ nhạt ở 1 bên tuyến hạnh nhân. Màng giả dễ bong nhưng mọc lại ngay, sau đó dính chặt vào mô ở dưới. Hạch cổ nhỏ di động không đau.
Thời kỳ toàn phát: vào ngày thứ 2 - 3 của bệnh. Đặc điểm nổi bật là sự lan tràn của giả mạc (có khi chỉ vài giờ đôi khi tới vài ngày).
Bệnh nhân sốt 380C - 38,5 độ C, nuốt đau, da tái, mệt mỏi. Mạch nhanh, huyết áp hơi hạ, nước tiểu có albumin.
Màng giả lan xuống 1 bên hoặc 2 bên tuyến hạnh nhân. Nặng hơn màng giả lan tràn trùm lưỡi gà và màn hầu. Màng giả màu trắng ngà, dính chặt vào mô ở dưới gây chảy máu khi bóc tách, bóc tách sau vài giờ mọc lại rất nhanh. Màng giả không bị tan ra khi cho vào nước. Niêm mạc xung quanh màng giả thường xung huyết.
Hạch góc hàm nhỏ, chắc, di động, sờ không đau. Sổ mũi, nước mũi trắng.
Kéo dài 5-7 ngày. Hiếm có tiên phát thường hậu phát do không được điều trị kịp thời (sau bạch hầu họng). Màng giả lan xuống thanh quản gây ra bệnh bạch hầu thanh quản. Thường gặp ở trẻ từ 2-5 tuổi.
Bệnh bạch hầu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng thường gặp nhất là biến chứng tim (thường là viêm cơ tim và rối loạn dẫn truyền trong tim) và thần kinh (gây liệt). Ngoài ra có thể gặp biến chứng trên thận, gan, tuyến thượng thận…
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người mắc bệnh bạch hầu có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm sau:
Tắc nghẽn đường hô hấp: Lớp giả mạc do vi khuẩn bạch hầu gây ra dễ dàng lây lan nhanh chóng gây lấp đường hô hấp, ngạt thở, suy hô hấp cho người bệnh.
Tổn thương tim mạch: Viêm cơ tim, rối loạn dẫn truyền, huyết khối… có thể gây tử vong đột ngột.
Tổn thương thần kinh: Độc tố bạch hầu có thể gây ra biến chứng tê liệt các dây thần kinh màn hầu, liệt vận nhãn, liệt các chi…
Tổn thương thận: Tổn thương cầu thận, ống thận dẫn đến đái ít, vô niệu, suy thận.
Thể tối cấp: Tử vong sau 24 - 36 giờ với các triệu chứng khó thở, đi ngoài phân lỏng, xuất huyết và trụy mạch.
Thể tiến triển nhanh: Tử vong sau 5 - 6 ngày.
Thể ác tính thứ phát/biến chứng muộn: Xuất hiện sau bạch hầu thể thông thường nhưng điều trị muộn, hoặc xuất hiện sau bạch hầu ác tính tiên phát đến ngày 10 - 15, thậm chí ngày 35 - 50 của bệnh mới xuất hiện các biến chứng như trên.
Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Tiêm phòng vaccine đầy đủ và đúng lịch.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; cần che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày.
Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Đảm bảo nơi ở thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Việc cảnh báo và nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh bạch hầu là rất quan trọng để giảm thiểu sự lây lan của căn bệnh này và giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng. Nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng bất thường như ho kéo dài, sốt cao không rõ nguyên nhân, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Ngoài ra, mỗi người nên chủ động tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch bằng cách bổ sung thêm các loại Thực phẩm bảo vệ sức khỏe như: Tinh dầu thông đỏ, Đông trùng hạ thảo, Hồng sâm hay Hắc sâm... để hạn chế các biến chứng nguy hiểm do bệnh bạch hẩu gây ra.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com