Dù vậy nhưng tại Việt Nam, đái tháo đường vẫn là nguyên nhân gây tử vong thứ ba trên toàn quốc do các biến chứng, rủi ro gây ra. Vậy nên nhiều bệnh nhân băn khoăn rằng “Không biết bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu nếu có phương pháp điều trị đúng đắn?”. Để giải đáp các thắc mắc trên, hãy cùng đón đọc bài viết dưới đây nhé!
Bệnh tiểu đường là một bệnh lý liên quan đến cường độ đường huyết cao. Bệnh này thường được chia thành các giai đoạn khác nhau dựa trên các yếu tố như triệu chứng, mức độ kiểm soát đường huyết và tình trạng sức khỏe tổng thể. Dưới đây là một phân loại thông thường về các giai đoạn của bệnh tiểu đường:
Đây là giai đoạn lượng đường trong máu của người bệnh cao hơn bình thường nhưng vẫn nằm trong giới hạn. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng từ 3 năm đến 5 năm. Nếu được điều trị kiên trì và lâu dài thì người bệnh sẽ có tiến triển tốt và có thể chữa khỏi.
Ở giai đoạn này các triệu chứng còn chưa rõ và cụ thể nhưng bạn có thể nhận thấy các mảng da tối màu ở các vị trí nếp gấp như: gáy, nách, cổ tay, cổ chân hoặc đột nhiên đi tiểu nhiều hơn, mệt mỏi hơn bình thường. Đây chính là những dấu hiệu của bệnh tiền tiểu đường.
Trong giai đoạn tiến triển này, cơ thể sẽ dần dần thấy khát nước thường xuyên, đi tiểu nhiều hơn, ăn nhiều nhanh đói, sụt cân không rõ nguyên nhân,… Với giai đoạn này thì bạn buộc phải dùng thuốc để điều trị một cách lâu dài.
Giai đoạn 3 của bệnh tiểu đường chính là giai đoạn khó kiểm soát nhất. Ở giai đoạn này người bệnh buộc phải sử dụng nhiều thuốc hạ đường huyết cùng lúc để điều trị, thậm chí còn phải chuyển từ thuốc uống sang tiêm truyền mới có thể kiểm soát được lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Cũng trong giai đoạn này, các biến chứng tiến triển lên đến mạch máu, thần kinh, mắt, bàn chân xuất hiện càng rõ rệt. Chính vì thế, mục tiêu điều trị trong giai đoạn 3 không đơn giản là hạ đường huyết mà phải quan tâm tới các biến chứng và cách phòng ngừa chúng.
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường ở giai đoạn cuối thường là khi các biến chứng ngày một nặng hơn. Trong giai đoạn này, người bệnh cần phải đối mặt cùng lúc với nhiều nguy cơ, biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Cụ thể như tình trạng suy tim, suy thận, liệt dạ dày.
Tiểu đường là căn bệnh mạn tính diễn tiến qua nhiều giai đoạn là tiền tiểu đường, tiểu đường, tiểu đường có biến chứng và tiểu đường giai đoạn cuối. Tốc độ nhanh chậm phụ thuộc vào khả năng kiểm soát bệnh bởi một khi bệnh tiểu đường đến giai đoạn cuối sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Ở giai đoạn này, các thành động mạch bị xơ vữa nặng từ đó có thể gây ra nhiều vấn đề về tim mạch như suy tim, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim… Người bệnh dễ hoặc thường xuyên có dấu hiệu đau thắt ngực, khó thở, tim đập nhanh, phù nề bàn chân,…
Bệnh thận tiết niệu cũng là một trong những biến chứng chính của bệnh đái tháo đường giai đoạn cuối. Tại giai đoạn này, chức năng lọc của thận suy giảm, đường tiết niệu nhiễm khuẩn, dẫn đến việc tiểu tiện của bạn tăng lên nhiều lần, nước tiểu có mùi hôi, đục hoặc có máu.
Các biến chứng về tiêu hóa có thể kể tới liệt dạ dày gây ra các biểu hiện như ợ nóng, nhanh no, chán ăn, buồn nôn,…
Điển hình là các bệnh võng mạc mắt như việc đường huyết cao có khả năng gây xuất huyết võng mạc, dần mất thị lực hoàn hoàn. Từ đó tăng nguy cơ mù lòa vĩnh viễn ở người bệnh.
Các triệu chứng chính của tiểu đường giai đoạn cuối bị gây ra bởi sự tổn thương của các dây thần kinh, mạch máu. Chúng dẫn đến rối loạn cương dương ở nam giới, khô âm đạo ở nữ giới, khó đạt khoái cảm và suy giảm ham muốn tình dục ở cả hai giới.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối thường là các căn bệnh rất nguy hiểm và cần điều trị kịp thời. Ở giai đoạn cuối của bệnh, nếu như không được điều trị cẩn thận và kiên trì thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Suy tim: Ở giai đoạn cuối này, suy tim là nguyên nhân chiếm 80% dẫn đến cái chết của bệnh nhân tiểu đường. Lượng đường huyết và hình thành những cục xơ vữa động mạnh làm tắc nghẽn mạch, dẫn đến suy tim. Triệu chứng thường gặp là khó thở, phù nề chân tay và kèm theo là nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Suy thận: Biểu hiện của người bệnh là mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, ngứa,…
Huyết áp cao: Huyết áp cao sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người bị tiểu đường. Triệu chứng của giai đoạn này là huyết áp cao, có cảm giác mờ mắt, nhức đầu, khó thở.
Suy giảm thị lực: Đây là triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối khiến nhiều người lo lắng nhất. Do nồng độ glucose trong máu gây, khiến người bệnh thay đổi tầm nhìn, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
Thật khó để xác minh rằng đối tượng mắc bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu. Bởi lẽ, tuổi thọ của người bệnh phụ thuộc vào vô vàn các yếu tố bên ngoài. Cụ thể, các nhân tố ảnh hưởng có thể là tâm lý, phương pháp điều trị, cũng như mức độ biến chứng, khả năng đáp ứng với thuốc của người bệnh, …
Song không phải vì thế mà người bệnh hết hy vọng. Hiện có rất nhiều trường hợp mắc tiểu đường bước vào giai đoạn cuối của biến chứng vẫn bước qua được “cửa tử” và kéo dài cuộc sống thêm nhiều năm nữa.
Khi bạn đã vào giai đoạn cuối của tiểu đường, việc quản lý tốt sức khỏe trở nên cực kỳ quan trọng để kéo dài tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số tips hiệu quả:
Những người đang bị bệnh ở giai đoạn này thường có xu hướng suy nghĩ tiêu cực. Và điều này vô tình gây ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần khiến họ dần bi quan, không hợp tác trong quá trình điều trị. Vì thế, người thân nên ân cần, nhẹ nhàng quan tâm với bệnh nhân, giúp họ vực dậy tinh thần.
Trên đây là toàn bộ những thông tin và kiến thức giải đáp các thắc mắc liên quan tới câu hỏi: “Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu?” Có thể thấy, căn bệnh này ở giai đoạn cuối tiềm ẩn vô vàn rủi ro, đe dọa trực tiếp tới tính mạng.
Bệnh nhân tiểu đường giai đoạn cuối phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe, đặc biệt là các đối tượng có tuổi với nhiều bệnh nền. Do đó, việc sử dụng thuốc còn phải tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân. Ví dụ với một số người bệnh, ngoài thuốc hạ đường huyết, họ còn phải dùng thêm thuốc giảm mỡ máu, hạ áp, lợi tiểu,… Vậy nên, người thân cần phải cẩn thận lắng nghe những chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời thường xuyên nhắc nhở bệnh nhân phải uống thuốc đúng giờ.
Mức đường huyết an toàn của người mắc tiểu đường giai đoạn cuối dao động từ 4-15 mmol/L. Tại nhà riêng, người thân của bệnh nhân nên chuẩn bị sẵn các dụng cụ đo lường nhanh, có độ chính xác cao. Điển hình là máy đo sử dụng cảm biến hoặc máy đo đường huyết chích đầu ngón tay. Ưu điểm của việc theo dõi này là giúp bệnh nhân và người thân nắm được tình hình sức khỏe. Từ đó có sự chuẩn bị kịp thời cho những tình huống có diễn biến xấu hơn.
Ở giai đoạn cuối của bệnh, mục tiêu các bệnh nhân hướng tới không còn là chữa khỏi bệnh hay duy trì mức đường huyết thấp,… Tại thời điểm này, người bệnh cần một chế độ ăn hợp khẩu vị, đủ dinh dưỡng để duy trì sức khỏe của cả thể chất lẫn tinh thần. Chế độ dinh dưỡng của người bệnh phải đảm bảo không có những thực phẩm giàu carb, dầu mỡ và đường.
Người thân có thể chuẩn bị các loại cháo hay các món hầm với nguyên liệu chính là thịt nạc cùng một số loại rau củ, dược liệu bổ dưỡng như đông trùng hạ thảo, nhân sâm, táo đỏ,… Bên cạnh đó, việc đảm bảo nạp đủ 1.5-2.0 lít nước mỗi ngày cũng vô cùng cần thiết.
Việc bổ sung các loại Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần tự nhiên như Tinh dầu thông đỏ, Đông trùng hạ thảo, Hồng sâm hoặc Hắc sâm… không chỉ giúp ổn định đường huyết ở người bệnh tiểu đường mà còn giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, đồng thời tăng cường sức đề kháng.
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Tập thể dục trung bình 30 phút mỗi ngày không chỉ giúp bạn kiểm soát được đường huyết trong máu tốt mà còn giúp bạn kiểm soát được cân nặng. Các bài tập thể dục có thể là: chạy bộ, bơi lội hoặc tập thể dục nhịp điệu. Ví dụ như người đi làm có thể leo thang bộ thay vì thang máy, những người cao tuổi thì nên tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể tại địa phương, chăm sóc nhà cửa, làm vườn.
Như vậy, vẫn có rất nhiều cách giúp bệnh tình chuyển biến tích cực để bệnh nhân duy trì sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Hy vọng thông qua bài viết trên, các bạn có thể phác thảo chế độ điều trị hiệu quả giúp hạn chế các biến chứng mà tiểu đường giai đoạn cuối mang lại cho người thân của mình. Cảm ơn đã đón đọc!
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com