Theo đánh giá của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) ngập lụt chính là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và vật trung gian truyền bệnh sinh sôi. Những dịch bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ là đau mắt đỏ, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết…
Sau mưa bão, lũ lụt thường để lại hậu quả nặng nề như gây ô nhiễm môi trường và tình trạng thiếu nước sạch, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Môi trường và nguồn nước bị ô nhiễm làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh dịch.
Chủ động phòng tránh các bệnh thường gặp bằng cách chủ động tìm hiểu các thông tin và nhận biết các triệu chứng đặc trưng qua bài viết dưới đây của edallyhanquoc.vn nhé!
Triệu chứng thường thấy: Mắt ngứa, cộm / Măt đỏ / Có ghèn dính mí khó mở mắt và chảy nước mắt/ Mi mắt sưng nề, đau nhức.
Điều trị bệnh đau mắt đỏ hiện nay phần lớn là theo dõi và sử dụng kháng sinh đe phòng ngừa bội nhiêm vi khuấn do chưa có thuốc đặc trị. Thường bệnh đau mắt đỏ sẽ thuyên giảm từ 7-10 ngày.
Dấu hiệu đặc trưng: Sốt cao từ 39 - 40 độ C và xuất hiện dạng chấm xuất huyết hoặc bầm máu ở da, căng da hồng ban không biên mất.
Đi thăm khám kịp thời khi có dấu hiệu để tránh bệnh trở nặng hoặc lây lan trong cộng đông.
Nhiễm nấm cadida và Blastomyces: Da chết mục màu trắng, ngứa nhiêu, gãi lột lớp da chết để lại nền da đỏ hồng ẩm ướt. Cảm giác đau rát và ngứa liên tục.
Viêm kẽ do vi khuẩn: Da màu đỏ, bờ rõ, có vảy mỏng, hầu như không ngứa thường ở hai bẹn, nách, cổ và nếp lăn vú (phụ nữ).
Ghẻ: Dạng mụn nước, rãnh ghẻ, hay gặp ở kẽ các ngón tay, nếp lăn chỉ cổ tay, cạp quần, vùng bụng, đùi non... gây ngứa nhiều.
Các bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả lị, thương hàn, tay chân miệng,…
Viêm nhiễm phụ khoa,...
Các bệnh do muỗi truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não,...
Trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải,… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Do đó, hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau mưa bão bằng cách:
Thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm.
Thường xuyên rửa tay với xà phòng. Giữ gìn vệ sinh cá nhân hàng ngày. Rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân.
Thực hiện thay rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.
Diệt lăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi. Ngủ màn kể cả ban ngày.
Vệ sinh môi trường, thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh tới đó. Tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật.
Nâng cao sức đề kháng: Bổ sung Thực phẩm chức năng như: Tinh dầu thông đỏ, Hồng sâm, Hắc sâm, Đông trùng hạ thảo…
Vì vậy, để chủ động phòng, chống các dịch bệnh dễ gặp trong mùa mưa bão, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, chú trọng an toàn thực phẩm, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Để chủ động phòng tránh dịch bệnh trong mùa mưa bão, hãy thực hiện các biện pháp trên để đảm bảo an toàn cho gia đình và cộng đồng. Khi nghi ngờ mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.
Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/cac-benh-ve-da-thuong-gap-sau-mua-mua-lu-va-cach-dieu-tri.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com