Nước ngập lụt không chỉ chứa bùn đất mà còn "bonus" thêm nước thải, dầu, hóa chất độc hại như sơn, thuốc diệt côn trùng… Thế là da của bạn trở thành “chiến trường” của đủ thứ tạp chất. Cẩn thận kẻo mắc phải những bệnh da thường gặp sau mùa mưa lũ:
Hãy theo dõi bài viết dưới đây của edallyhanquoc.vn để tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và tròng tránh của từng bệnh nhé!
Cẩn thận nhé, ghẻ có thể không gây buồn ngủ, nhưng ngứa thì sẽ làm bạn tỉnh táo cả đêm! Đặc biệt là những chỗ 'kín đáo' như kẽ ngón tay, cổ tay... Đã ngứa là cả nhà cùng ngứa luôn! Đừng để ghẻ thành khách không mời mà đến của gia đình bạn nha.
Thời gian ủ bệnh:
Khoảng 3 tuần nếu lần đầu nhiễm.
Từ 1-3 ngày nếu tái nhiễm.
Triệu chứng:
Ngứa dữ dội, lan tỏa.
Thường ngứa nhiều hơn về đêm, gây ảnh hưởng giấc ngủ.
Nhiều người trong gia đình có thể ngứa tương tự.
Mụn nước:
Xuất hiện rải rác, riêng lẻ từng cái trên nền da lành.
Vị trí: kẽ ngón tay, đường chỉ tay, lằn cổ tay, nếp vú, bụng,rốn, sinh dục, lòng bàn chân trẻ sơ sinh.
Sẩn ghẻ:
Do phản ứng quá mẫn với kháng nguyên của ký sinh trùng ghẻ.
Nổi sẩn huyết thanh, sẩn cục, kích thước từ 0.3-2cm, màu đỏ, hồng, nâu hoặc nâu đen do tăng sắc tố sau viêm.
Vị trí: dương vật, bìu, bụng, nách (ở trẻ em).
Luống ghẻ:
Hình thành do sự di chuyển của cái ghẻ trong lớp sừng.
Hình dạng như sợi chỉ mảnh, thẳng hoặc lượn sóng, dài 5-10 mm, có mụn nước hoặc sẩn nhỏ ở cuối đường hầm.
Vị trí: kẽ ngón tay, đường chỉ tay, nếp gấp cổ tay, dương vật.
Tại chỗ:
Permethrin 5%, Lindan 1% (lotion).
Kem crotamiton 10%.
Sulfur 5-10% dạng sương.
DEP(diethyl-phtalat).
Benzyl benzoat 10% (lotion)…
Toàn thân:
Kháng histamin toàn thân.
Kháng sinh toàn thân: khi có bội nhiễm.
Ivermectin.
Vệ sinh cá nhân hàng ngày sạch sẽ.
Vệ sinh đồ dùng: chăn màn, giường chiếu, quần áo.
Điều trị sớm, tránh lây nhiễm cho người xung quanh.
Kiểm soát lây nhiễm, khử trùng môi trường với các trường hợp ghẻ vảy.
Chỉ cần lỡ tay chạm vào nước bẩn hay hóa chất là da bạn sẽ đỏ lên, nổi bọng nước, rát rạt! Chớ có 'ham chơi' khi tiếp xúc với nước lũ. Loại trừ nguyên nhân, chăm sóc da đúng cách, đừng để cái gì cũng làm da bạn phải 'khóc' nhé.
Tổn thương xuất hiện nhanh: 6-12h sau tiếp xúc.
Đám đỏ da, đau rát, sau đó nổi những bọng nước, có thể chợt, loét.
Nếu không tiếp xúc thêm với các chất kích thích, tổn thương phục hồi nhanh.
Loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Tránh tiếp xúc các chất bị dị ứng.
Làm dịu da bằng hồ nước, hồ Neopred; nếu có chảy dịch: dung dịch Jarish đắp tổn thương.
Kháng sinh nếu bội nhiễm.
Tại chỗ : bôi chế phẩm có corticoid vào tổn thương.
Viêm da tiếp xúc dị ứng:
Tại chỗ:
Dung dịch jarish đắp tổn thương.
Bôi thuốc màu (milian, castellani) khi bội nhiễm.
Bôi mỡ corticoid vào vùng da đỏ, khô.
Toàn thân:
Kháng Histamin H1.
Trường hợp nặng corticoid đường toàn thân.
Kháng sinh đường toàn thân.
Trời ơi, da ẩm một tí là nấm nó đến liền! Những mảng tròn, mụn nước lan rộng không chỉ ngứa mà còn 'kém duyên'. Nên nhớ: giữ da khô, hạn chế nấm 'hội ngộ' trên làn da bạn!
Dạng mảng tròn cổ điển: sang thương phẳng với mụn nước tróc vảy, bờ nổi gồ lan dần theo hướng ly tâm, dần dần có thể có các sẩn đỏ hoặc mụn nước.
Vùng trung tâm chuyển màu nâu hoặc giảm sắc tố và ít vảy.
Tổn thương có thể lan rộng, ngứa ít hoặc không triệu chứng.
Khuyến cáo không dùng các dạng kem bôi có thành phần phối hợp kháng nấm/corticosteroid do tác dụng trị liệu rất kém và gây biến chứng teo da.
Giữ khô da các vùng có nếp kẽ có tác dụng hạn chế tái phát.
Kháng nấm dùng tại chỗ: Nên bôi hai lần mỗi ngày trong tối thiểu hai tuần. Tiếp tục dùng thêm một tuần sau khi sang thương biến mất.
Những nốt sẩn nhỏ ở nang lông nhìn vậy mà phiền toái lắm nha! Nếu không xử lý sớm, da sẽ cứ thế mà lan tỏa tình trạng viêm. Hãy chăm sóc da đúng cách để tránh những cuộc 'viêm nhiễm' không mong muốn!
Do nhiễm trùng:
Vi khuẩn: tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, Klebsiella, Enterobacter,…
Virus: Varicella zoster virus (VZV), HSV1 hoặc 2, …
Nấm: Malassezia, nấm sợi, nấm Candida albicans.
Ký sinh trùng.
Không nhiễm trùng:
Sau chấn thương.
Viêm hay bít tắc nang lông ở một số bệnh lý khác.
Tổn thương là những sẩn nhỏ ở nang lông, trên có vảy tiết, không đau, sau vài ngày tiến triển, tổn thương có thể khỏi không để lại sẹo.
Điều trị theo nguyên nhân (nhiễm khuẩn, không nhiễm khuẩn). Tùy từng bệnh nhân cụ thể:
Điều trị tại chỗ: Dung dịch sát khuẩn ( Povidon, Chlorhexidin…) kết hợp với kháng sinh bôi tại chỗ ( Mupiroxin 2%, acid Fucidic, Erythromycin…) từ 7 đến 10 ngày
Điều trị toàn thân: Trường hợp nặng hoặc do các nguyên nhân khác:
Kháng sinh toàn thân
Thuốc kháng nấm…
Vệ sinh cá nhân.
Tránh các yếu tố thuận lợi: môi trường nóng ẩm, hóa chất dầu mỡ.
Điều trị sớm khi có tổn thương da.
Tái phát: Cần vệ sinh tốt, loại bỏ các ổ vi khuẩn trên da như vùng rãnh mũi má, rãnh liên mông…
Sau khi lội nước về, đừng quên làm sạch da kỹ càng, dưỡng ẩm đầy đủ và liên hệ ngay edallyhanquoc.vn nếu gặp bất kỳ dấu hiệu lạ nào trên da nhé! Đội ngũ Chuyên gia Da liễu của chúng mình luôn sẵn sàng "giải cứu" làn da của bạn!
Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/3-benh-ve-da-thuong-gap-nhat-khi-giao-mua-xuan-he.html
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com